Nâng cao năng lực quản trị ESG, TPBank bước tiếp trên con đường phát triển bền vững TPBank hạ phí, cam kết giảm hàng nghìn tỷ đồng lãi vay hỗ trợ khách hàng |
Lựa chọn con đường số hóa từ những ngày đầu, không ngừng phủ xanh nguồn vốn đưa ra thị trường, nỗ lực nâng cao khả năng quản trị rủi ro, TPBank khẳng định con đường phát triển bền vững chuẩn ESG.
Lượng khách hàng tăng đột phá minh chứng thành công số hóa bền vững
Sau khi ghi dấu ấn chào đón khách hàng thứ 10 triệu trong tháng 7, TPBank liên tiếp đón nhất loạt giải thưởng chứng minh con đường phát triển bền vững, hướng đến tương lai và cùng với sự nâng tầng thương hiệu vượt bậc những năm qua. Một số thành tự có thể đạt tới như Top 5 thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất, được định giá 424,88 triệu USD, chỉ số sức mạnh đạt 69,37; hay Top 15 Largecap Doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2023 trong khuôn khổ Giải thưởng IR Awards 2023…
Gần nhất, ngân hàng tím tiếp tục góp mặt năm thứ hai liên tiếp trong danh sách quan trọng gồm 20 doanh nghiệp/ngân hàng có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường chứng khoán (VNSI - Vietnam Sustainability Index) cho kỳ từ tháng 7/2023 - tháng 7/2024 do Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) công bố. TPBank được đánh giá đáp ứng tốt, đầy đủ các báo cáo phát triển bền vững ESG - Môi trường (Environmental), Xã hội (Social) và Quản trị công ty (Corporate Governance).
Chỉ số VNSI được tính theo phương pháp giá trị vốn hoá thị trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng (free-float) với thành phần là cổ phiếu của 20 công ty có điểm phát triển bền vững cao nhất trên sàn HSX. Điểm phát triển bền vững được tính dựa trên bộ câu hỏi sàng lọc theo 3 tiêu chí ESG. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng quan tâm đến bộ chỉ số phát triển bền vững của HoSE nhằm sàng lọc những khoản đầu tư tiềm năng trên thị trường chứng khoán. Sự hiện diện năm thứ hai liên tiếp của TPBank trong danh sách của HoSE cho thấy sự nghiêm túc và nỗ lực không ngừng của ngân hàng trong chiến lược phát triển bền vững, chú trọng các yếu tố liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.
Nhằm tiến thêm một bước xa trong chiến lược chung nâng cao khả năng thực hành ESG, vừa qua, TPBank đã khởi động dự án Xây dựng Khung và Nâng cao năng lực thực thi về Môi trường – Xã hội – Quản trị (Dự án ESG). Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank tự tin đội ngũ ngân hàng có thể tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, công nghệ để thực thi tốt việc quản trị theo tiêu chuẩn ESG quốc tế, đảm bảo cho sự phát triển xanh, lành mạnh, bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với môi trường.
Theo các chuyên gia, việc thực hiện ESG khả năng cao sẽ giúp tăng cường nhận diện, tăng tính cạnh tranh với đối thủ, đồng thời tăng mức độ gắn bó của khách hàng với thương hiệu. Bên cạnh đó, triển khai ESG cũng giúp giảm chi phí vận hành doanh nghiệp nhờ quản trị theo dõi độ hợp lý và tối ưu vận hành như mức tiêu thụ năng lượng, mức tiêu thụ nước, chi phí… Các doanh nghiệp/ngân hàng có thể lập kế hoạch và cải cách quy trình quản lý để giảm chi phí liên quan đến sử dụng năng lượng... Ngoài việc cải thiện quản lý chi phí, các chương trình ESG còn cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý rủi ro tốt hơn và cải thiện đổi mới quy trình.
Khi nhận thức, sự quan tâm của khách hàng, nhà đầu tư ngày càng được nâng cao với các yếu tố về môi trường xanh, phát triển bền vững… Việc doanh nghiệp, ngân hàng đi trên con đường ESG là điều tất yếu. Những đơn vị chủ động dẫn đầu đổi mới, gắn chặt với chiến lược ESG sẽ có được lợi thế so với phần còn lại của thị trường.
Sự tăng trưởng thần tốc của TPBank về số lượng khách hàng trong những năm qua là bằng chứng cho chiến lược bứt phá mà ngân hàng lựa chọn. Chỉ qua hơn 6 tháng đầu 2023, TPBank có hơn 1,5 triệu khách hàng mới, nâng tổng số lượng khách hàng sử dụng hệ sinh thái của ngân hàng đến chục triệu khách hàng.
Nếu như 7 năm đầu từ khi thành lập, ngân hàng chỉ đạt 1 triệu khách vào năm 2015. Qua 7 năm tiếp theo, con số này tăng vượt trội lên đến 8,5 triệu khách hàng vào năm 2022. Riêng năm trước, hơn 3,7 người đã trở thành khách hàng của TPBank. Những con số trên và hàng loạt giải thưởng là lời khẳng định mạnh mẽ nhất cho những nỗ lực bền bỉ theo đuổi chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng tím.
Một TPBank hấp dẫn hơn nhờ quản trị rủi ro tốt và nâng cao khả năng sinh lời
Tiêu chí quản trị rủi ro trong ESG luôn được TPBank đề cao và giữ vững vị trí trong top đầu ngành. TPBank không ngừng cải tiến, áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro tiên tiến nhất. Năm 2021, TPBank là NHTM đầu tiên đáp ứng đồng thời Basel III và IFRS 9 tại Việt Nam. TPBank cũng được tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s xếp hạng Ba3, triển vọng ổn định – mức cao nhất trong số các NHTM cổ phần tư nhân tại Việt Nam được Moody’s xếp hạng. TPBank đã vượt qua nhiều “đối thủ” cạnh tranh để được vinh danh trong Top 12 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả 2023 (VIX50).
Theo báo cáo của Công ty chứng khoán HSC, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của TPBank đạt 12,65%, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu của Basel II là 8%, thuộc nhóm cao nhất toàn ngành. Tỷ lệ CAR cao cũng cho phép TPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai chia cổ tức bằng tiền mặt đầu năm nay, với tỷ lệ 25%. HSC cũng nhận định nhờ bộ đệm vốn vững chắc, tăng trưởng tín dụng của TPBank cao hơn mức trung bình toàn ngành.
Những chuyển biến tích cực của TPBank về tài chính và quản trị rủi ro cũng phản ánh tích cực lên diễn biến cổ phiếu của ngân hàng. Chuyên gia HSC nhận định cổ phiếu TPB luôn cho thấy những tín hiệu tích cực. Giá cổ phiếu của TPB tăng 22% từ đầu năm, cao hơn mức tăng trung bình của các cổ phiếu ngân hàng TMCP khác trên sàn. P/B kỳ hạn 1 năm của TPB hiện là 1,04 lần, cao hơn mức trung bình của các ngân hàng TMCP (hiện là 0,95 lần – con số chênh lệch này không thay đổi trong 12 tháng qua).
Với những tín hiệu đó, HSC đã đồng loạt nâng dự báo P/B và EPS của TPB trong năm nay.
Gắn số hóa với xanh hóa
Cùng với hành trình chuyển đổi số mạnh mẽ ngay từ khi tái cơ cấu, TPBank đã gắn mình với những yếu tố phát triển bền vững liên quan đến môi trường, quản trị và xã hội.
Ngân hàng thực hành tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực, giảm lượng phát thải ra môi trường nhờ tăng cường số hóa. Việc giảm thiểu sử dụng giấy tờ, tài liệu trong vận hành và các hoạt động tương tác khách hàng được TPBank triển khai tích cực với 100% nền tảng số được triển khai trong mọi hoạt động nội bộ và bên ngoài. 90% công việc và quy trình vận hành của TPBank không cần sử dụng giấy tờ.
Với hệ sinh thái số hiện đại bậc nhất thị trường tài chính hiện nay, nổi bật là hệ thống gần 500 “ngân hàng không ngủ” Livebank, TPBank đã gần như loại bỏ việc sử dụng giấy tờ trong tất cả các khâu phục vụ, đồng thời giảm thiểu chi phí, thời gian đi lại và công sức cho cả khách hàng và nhân lực ngân hàng.
Đặc biệt, với tệp khách hàng mục tiêu là giới trẻ, thế hệ yêu thích công nghệ, số hóa đặc biệt phù hợp. Nhóm dân số trẻ sẽ là thế hệ tương lai và khách hàng tiềm năng mà định chế tài chính tìm kiếm. Bên cạnh xu thế công nghệ đang dần trở nên phổ biến với thế hệ genZ, yếu tố về môi trường cũng được một bộ phận bạn trẻ quan tâm, từ đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của một doanh nghiệp/ngân hàng. Đây là hai yếu tố mà từ lâu TPBank đã đặt trọng tâm để thu hút nhóm khách hàng trẻ.
Không chỉ để tâm bên trong nội bộ ngân hàng, TPBank còn lan tỏa định hướng phát triển bên vững thông qua hàng loạt gói tín dụng xanh với tổng giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2017, TPBank là ngân hàng dẫn đầu Đông Á trong việc hỗ trợ các giao dịch có ảnh hướng tích cực đến chống biến đổi khí hậu. Năm 2018, TPBank trở thành một trong 8 ngân hàng tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương vinh dự nhận giải thưởng từ Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC trong lĩnh vực tài trợ thương mại cho các dự án thích ứng biến đổi khí hậu thông minh.
Năm 2019, TPBank ký hợp đồng dài hạn khoản vay tín dụng xanh trị giá 20 triệu USD (khoảng 465 tỷ đồng) trong vòng 3 năm từ Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu - The Global Climate Partnership Find (GCPF). Đầu năm nay, trong gói tín dụng ưu đãi lãi suất trị giá 5.000 tỷ đồng, TPBank cũng đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp phát triển xanh.
Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, tín dụng xanh là hướng đi tất yếu của ngành tài chính ngân hàng toàn cầu. “TPBank luôn sẵn sàng hỗ trợ các dự án, phương án sản xuất kinh doanh xanh có yếu tố tiết kiệm năng lượng, giảm khí phát thải nhà kính CO2 và thân thiện với môi trường, nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, thúc đẩy bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, CEO TPBank bày tỏ.