Thực thi EVFTA: Đẩy mạnh tái cơ cấu và đổi mới tăng trưởng

EVFTA mở ra cơ hội cho Việt Nam phát triển là rất lớn. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Xuân Bá - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), muốn tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, cần phải tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả hơn.

Đánh giá về Hiệp định EVFTA mới được Quốc hội thông qua, dưới góc nhìn của người làm nghiên cứu, giảng dạy, PGS.TS Doãn Kế Bôn - Trường đại học Thương mại - cho rằng: “EVFTA là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, có vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Bởi, Liên minh châu Âu (EU) hiện vẫn là thị trường xuất khẩu hàng hóa chính, lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ đứng sau thị trường Mỹ. EU cũng là một khu vực có trình độ phát triển cao. Các cam kết trong EVFTA về cắt giảm thuế quan là rất sâu và lộ trình diễn ra khá nhanh. Điều này, sẽ tạo ra cơ hội rất lớn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường EU thuận lợi hơn, cũng như tiếp cận được những công nghệ hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm quản trị tiên tiến...”.

Tuy nhiên, cơ hội cũng đi liền với thách thức. Mặc dù cắt giảm thuế quan sâu, song không có nghĩa là hàng hóa Việt Nam vào EU được “thả lỏng”, mà thị trường EU vốn khó tính, có nhiều qui định rất khắt khe về các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, xã hội, môi trường, phát triển bền vững... Để xâm nhập thành công vào thị trường EU, hàng hóa của Việt Nam phải vượt qua được các rào cản phi thuế quan cũng như các rào cản lỹ thuật khác của EU. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao được năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, thương hiệu, chất lượng, giá thành cũng như dịch vụ… mới có thể có chỗ đứng tốt ở EU.

thuc thi evfta day manh tai co cau va doi moi tang truong
Quốc hội bỏ phiếu thông qua EVFTA và EVIPA ngày 8/6/2020

Ở chiều ngược lại, thực thi EVFTA Việt Nam cũng phải cắt giảm thuế cho hàng hóa của EU xâm nhập thị trường nội địa. Sức ép cạnh tranh tạo ra cũng sẽ rất lớn đối với hàng hóa và doanh nghiệp trong nước, người tiêu dùng được hưởng lợi khi tiếp cận hàng hóa của EU có chất lượng, với giá cả cạnh tranh hơn ngay tại nước mình. Nếu các doanh nghiệp trong nước không có các giải pháp để thích ứng kịp thời, nâng cao được khả năng cạnh tranh, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí sẽ bị mất thị phần ngay trên “sân nhà”.

EVFTA có nhiều cam kết cao không chỉ về mở cửa thị trường, mà cả vấn đề thể chế kinh tế, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, mua sắm chính phủ, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, các vấn đề liên quan đến môi trường, lao động… Do vậy, việc nội luật hóa các cam kết vào thực tiễn, hoàn thiện hệ thống pháp luật tương thích với thông lệ quốc tế theo lộ trình cam kết EVFTA…, cũng là một thách thức không nhỏ, bởi hệ thống pháp luật Việt Nam vốn rất phức tạp, chồng chéo.

Xét ở góc độ vĩ mô, PGS.TS Nguyễn Xuân Bá - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - cho rằng: Tận dụng được cơ hội từ các FTA hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào chúng ta. Trong “cuộc chơi” lớn, yếu tố quan trọng để cùng thắng là ở năng lực cạnh tranh (quốc gia và doanh nghiệp). Điều quan trọng, là Việt Nam có tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng thành công hay không, có tăng được năng suất lao động hay không, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp có cải thiện và đáp ứng được đỏi hỏi của quá trình hội nhập này hay không? Nếu không tiếp tục thực hiện được, hiệu quả việc tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như của doanh nghiệp, thì cơ hội từ EVFTA có lớn đến mấy, hoặc Việt Nam có tham gia bao nhiêu FTA đi chăng nữa, kết quả thu được vẫn sẽ là không tương xứng và nguy cơ tụt hậu vẫn hiện hữu.

Theo PGS.TS Lê Xuân Bá, tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đã và đang thực hiện, song tiến trình diễn ra vẫn rất chậm, kết quả chưa như mong đợi. Hai vấn đề lớn đặt ra cho quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, đó là phải xác định rõ về “tư duy phát triển” và “bộ máy nhà nước”. Ở góc độ tư duy phát triển, trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế thế giới bất định, xu hướng toàn cầu hóa vẫn là chủ đạo, song chủ nghĩa bảo hộ cũng gia tăng, nền kinh tế tăng trưởng vẫn phụ thuộc lớn vào khu vực FDI…, cần phải xác định được chiến lược, hướng phát triển đâu là lĩnh vực tập trung, then chốt để có chính sách phù hợp. Muốn phát triển kinh tế nhanh, mạnh, cần phải có cực tăng trưởng, tư duy này phải được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu xác định tư duy phát triển không phù hợp, khó có thể tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng thành công.

Đối với bộ máy nhà nước, hiệu lực, hiệu quả vận hành vẫn còn những bất cập, yếu kém. Nhiều dự án, công trình đầu tư, xây dựng… còn kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí, thậm chí tham nhũng, lợi ích nhóm… gây bức xúc xã hội, làm xói mòn niềm tin vào môi trường đầu tư, kinh doanh. Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước nếu không chấn chỉnh kịp thời, nghiêm khắc, thì khó có thể tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế hiệu quả, thành công.

Ngọc Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Tương lai ASEAN 2024: Diễn đàn của mỗi người dân vì một ASEAN phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4 tới đây. Đây là cơ hội để người dân tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình của ASEAN.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine yêu cầu thêm 7 hệ thống Patriot; binh sĩ AFU cải trang dân thường tại khu vực Kharkov để tấn công phía Nga.
Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran?

Căng thẳng Israel – Iran: Israel đã thực hiện đòn trả đũa như thế nào nhằm vào Iran với một đợt tấn công hạn chế không gây bất kỳ tổn thất đáng kể nào cho Iran?
Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Vì sao nền kinh tế Trung Quốc có sự phục hồi diệu kì trong quý I/2024?

Theo các chuyên gia, sự dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế đã giúp GDP Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý I/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/4/2024: Ukraine sắp “thất thủ” vì thiếu đạn dược; châu Âu không thừa nhận sai lầm trong chiến lược.

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Nâng cao hiệu quả thực thi các FTA, mở cánh cửa tăng trưởng cho Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vẫn còn “ngổn ngang”, theo đó thực thi hiệu quả các FTA sẽ mở ra cơ hội tăng trưởng cho Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: Binh sĩ Ukraine vượt sông Dnieper đầu hàng; Nga tăng cường sản xuất "Bão mặt trời" để tăng cường khả năng tấn công.
Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Các hãng vận tải tìm lợi ích ngắn hạn khi cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước lên cao

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đẩy giá cước container lên cao, các hãng vận tải phần lớn đã từ bỏ chiến thuật sử dụng các chuyến đi trống để điều chỉnh nguồn cung.
Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran

Căng thẳng Israel - Iran: Israel bất ngờ tấn công tên lửa trả đũa Iran sau vụ tập kích quy mô lớn với hơn 300 đạn tên lửa Tehran thực hiện hôm 14/4.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Cuộc cạnh tranh trên thị trường xe điện toàn cầu đang nóng lên

Năm 2023 là một năm kỷ lục của xe điện. Châu Á là chiến trường của thị trường xe điện, trong đó Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/4/2024: CIA nói “tin buồn” về Ukraine; Ba Lan từ chối cung cấp Patriot cho Kiev.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Nga tập kích vị trí chỉ huy Ukraine; Kiev thừa nhận yếu thế trong bài phát biểu của Tổng thống Volodymir Zelensky.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa

Chiến sự Israel – Hamas ngày 18/4/2024: GDP của Israel giảm 21% do chiến sự; Tel Aviv nội bộ bất hòa trong cách giải quyết cuộc xung đột với Hamas tại Dải Gaza.
Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Liệu Ấn Độ có trở thành siêu cường kinh tế lớn thứ 3 thế giới?

Theo một số quan sát viên dự báo, với sự phát triển bền vững Ấn Độ sẽ trở thành cường quốc lớn thứ 3 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/4/2024: Ông Zelensky công nhận bước tiến của Nga; Mỹ bác khả năng đưa quân tới Ukraine.
Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Tổng nợ công toàn cầu tăng lên 93,2% GDP

Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), mức nợ công của tất cả các nước năm ngoái đã tăng lên mức 93,2% GDP toàn cầu.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel - Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 17/4/2024: 4 kịch bản trả đũa Iran của Israel; xe tăng tiến vào Dải Gaza báo hiệu cho hoạt động quy mô lớn sắp tới của IDF ở đây.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Ukraine thông qua Luật Tổng động viên bổ sung; Sĩ quan AFU cảnh báo chiến tuyến có thể sụp đổ trong mùa hè 2024.
Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Dự báo lạm phát toàn cầu giảm, nền kinh tế liệu có khởi sắc?

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, lạm phát toàn cầu trung bình sẽ giảm xuống từ mức 4% năm 2023 còn 2,8% vào cuối năm 2024 và xuống còn 2,4% vào năm 2025.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Chiến sự Nga-Ukraine 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; ông Zelensky nói Kiev hết tên lửa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/4/2024: Mỹ sẽ không đảm nhận “vai trò chiến đấu” ở Ukraine; Tổng thống Zelensky nói Ukraine hết tên lửa.
Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Tập trung khai thác thị trường thực phẩm Halal, đẩy mạnh xuất khẩu sang Malaysia

Để tiếp cận thị trường Malaysia, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là về chứng nhận Halal.
WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

WTO kỷ niệm 30 năm ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Ngày 15/4/1994, 123 quốc gia đã tập trung tại Ma-rốc để ký Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền tảng của hệ thống thương mại quốc tế.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Tại sao Mỹ và phương Tây không bảo vệ Ukraine tương tự như Israel? Chính vì sự khác biệt địa chính trị của Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Chiến sự Nga-Ukraine 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/4/2024: Mỹ thừa nhận Nga đạt được thành công trên chiến trường; Ukraine bổ sung số lượng lớn UAV.
Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào: Đòn bẩy nâng quan hệ kinh tế lên một tầm cao mới

Hiệp định Thương mại mới giữa Việt Nam - Lào sẽ là đòn bẩy nâng quy mô kim ngạch thương mại, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của hai bên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động