Phát hiện vi khuẩn Salmonella trong vụ ngộ độc thực phẩm đêm Trung thu Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thuốc lá, thực phẩm quá hạn sử dụng và xử lý 2 doanh nghiệp xăng dầu |
Theo như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định mức tiêu thụ an toàn hàng ngày là 40mg nhôm cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể, ví dụ đối với một người nặng 60 kg lượng tiêu thụ chấp nhận được là 2.400mg. Nhưng hầu hết mọi người đều tiếp xúc và ăn nhiều hơn liều lượng an toàn hàng ngày được WHO quy định.
Thành phần nhôm trong giấy bạc có thể ngấm vào thực phẩm chế biến, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe |
Nhôm thường được tìm thấy trong ngô, phô mai vàng, muối, rau thơm, gia vị hay trà. Ngoài ra, nó còn được sử dụng rộng rãi trong các dụng cụ nhà bếp, cũng như trong các tác nhân dược. Nhôm sunfat, một dẫn xuất của nhôm được sử dụng làm chất keo tụ trong quá trình lọc nước uống.
Các nhà khoa học đã chứng minh, việc tiếp xúc quá nhiều với nhôm có thể gây ra mối đe dọa sức khỏe với con người. Nghiên cứu của các nhà khoa học, cho thấy sự di chuyển của nhôm vào thực phẩm trong quá trình chúng ta nướng thịt cá, rau củ trong giấy bạc, cao hơn giới hạn cho phép do Tổ chức Y tế Thới giới đặt ra.
Nhóm các nhà khoa học giải thích rằng “Nhôm có nhiều khả năng thấm vào thực phẩm, đặc biệt khi ta nướng rau, thịt trong giấy bạc. Bất cứ thứ gì có tính axit đều sẽ kích hoạt một quá trình đặc biệt mạnh mẽ làm hòa tan nhôm vào thực phẩm”. Vì vậy, chúng ta không nên gói thực phẩm trong giấy bạc quá lâu, do thức ăn có thời hạn sử dụng hay các chất trong nó có thể là tác nhân khiến nhôm ngấm vào thức ăn.