Thực hiện dịch vụ công trực tuyến quốc gia: Quan trọng nhất là cơ sở dữ liệu

Việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, là xu thế tất yếu trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến vẫn còn nhiều khó khăn. Đây là nội dung được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến “Giới thiệu Cổng Dịch vụ công quốc gia và những lợi ích cho doanh nghiệp” do Văn phòng Chính phủ tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh chiều 12/06.

Tiết kiệm hơn 6.400 tỷ đồng từ dịch vụ công trực tuyến

Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, thời gian qua Chính phủ đã có sự chuyển đổi lớn về phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng điện tử hóa và phi giấy tờ. Tháng 12/2019, mới chỉ có 8 dịch vụ công được thực hiện qua cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia, đến nay đã có 518 dịch vụ được thực hiện trực tuyến. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra, việc giải quyết thủ tục hành chính qua Cổng Dịch vụ công quốc gia càng được đẩy mạnh.

thuc hien dich vu cong truc tuyen quoc gia quan trong nhat la co so du lieu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị

Tính đến ngày 11/06, đã có 42,5 triệu lượt người truy cập trên 164 nghìn tài khoản đăng ký 1 lần, trong đó 1.729 tài khoản của doanh nghiệp (DN); Hỗ trợ trên 13,4 nghìn cuộc gọi điện thoại cho DN và tích hợp cung cấp 512 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 288 dịch vụ công cho DN, còn lại là các dịch vụ công phục vụ người dân. Một số nhóm thủ tục có tần suất thực hiện lớn và phục vụ hiệu quả cho DN là nhóm thủ tục về đăng ký, thông báo khuyến mại; nhóm thủ tục về chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, thủ tục liên quan đến bảo hiểm, thuế… Thông qua việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, cả nước đã tiết kiệm được 6.490 tỷ đồng, trong đó riêng Cổng Dịch vụ công đóng góp 3.036 tỷ đồng.

Vẫn còn vướng mắc trong quá trình thực hiện

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), việc thay đổi sang dịch vụ công là xu thế tất yếu. Song chúng ta xây dựng đường cao tốc, nhưng lại chưa có đường dẫn. Chính vì vậy, ngành dệt may cũng đang gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện. Dẫn ví dụ cụ thể, ông Giang cho biết, hiệp hội đã có nhiều văn bản kiến nghị giải quyết khó khăn trong ngành dệt may, song có những văn bản 2 năm nay vẫn chưa được giải quyết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Chánh Phương- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh và các đơn vị ngành gỗ lại đang rất khó trong việc tiếp cận cơ sở dữ liệu. Ông Phương giải thích, sau dịch Covid chúng ta nói đến cơ hội để chuyển dịch chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam nhưng lợi thế nào cho DN Việt và làm thế nào để giành lợi thế cho DN Việt… thì cần phải có dữ liệu. Song hiện để tiếp cận được dữ liệu thì rất khó khăn, bản thân hiệp hội chỉ có nguồn dữ liệu từ hải quan, và rất khó có hình dung cụ thể về nguồn lực của toàn ngành.

thuc hien dich vu cong truc tuyen quoc gia quan trong nhat la co so du lieu
Doanh nghiệp và người dân sẽ tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian khi thực hiện các thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công quốc gia

Ông Huỳnh Quang Thanh - Phó chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho rằng, đặc thù của ngành gỗ là chế biến, xuất khẩu sang các thị trường lớn. Thời gian qua, các DN ngành gỗ đã thiệt hại khoảng 38 triệu USD do thiếu thông tin về khách hàng và thị trường. Ông Thanh cho rằng Cổng Dịch vụ công quốc gia cần cập nhật thường xuyên rất cần các thông tin về thị trường.

Cần thực hiện xuyên suốt và đồng bộ

Theo ông Vũ Đức Giang, để việc thực hiện cổng dịch vụ công đạt được hiệu quả cần phải xây dựng được cơ sở hạ tầng xuyên suốt và đồng bộ từ Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, địa phương, Cục hải quan, thuế. Nâng cao nhận thức của cán bộ công quyền từ Trung ương đến địa phương. Đồng thời phải có khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện thông tin điện tử theo từng quý, để đưa ra những giải pháp cụ thể và dài hạn.

“Thực tế hiện nay, DN vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn, trong khi đó, bản thân những DN này không đủ nguồn lực để đầu tư vào công nghệ, máy móc, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để tham gia. Do đó, cần có khảo sát đưa ra cơ chế để tạo điều kiện cho những DN này tham gia vào hệ thống. Ngoài ra, công tác truyền thông cần nhân rộng, truyền thông sâu và giải pháp cho từng ngành, từng DN một cách trách nhiệm”, ông Giang đề xuất.

Theo ông Nguyễn Chánh Phương, để cổng thông tin điện tử sống được thì cần phải có 1 cơ sở dữ liệu rất lớn. Do đó, thời gian tới, hiệp hội sẽ cố gắng tiếp cận các nguồn cơ sở dữ liệu riêng của ngành để có thể đưa ra chiến lược đúng đắn, đóng góp vào sự phát triển chung của Cổng Dịch vụ công. “Ngành gỗ cũng sẽ có những thủ tục nên hi vọng mọi thứ sẽ được tích hợp lên cổng dịch vụ công để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, ông Phương bày tỏ.

Mặc dù việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến giúp DN tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí song trên thực tế hiện nay, lượng DN tham gia vẫn chưa nhiều. Cụ thể, trong số 166.352 tài khoản đăng ký dử dụng dịch vụ công một lần chỉ có 1.763 tài khoản là của các DN, chiếm chưa tới 1%.
Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dịch vụ công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.
Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Mối quan hệ đoàn kết, tin cậy giữa Việt Nam - Cuba không ngừng phát triển mạnh mẽ, ngày càng thực chất, hiệu quả trong các cơ chế đối thoại và hợp tác.
Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao vừa chủ trì họp báo công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

UBTVQH cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.
Việt Nam-Cuba đẩy mạnh hợp tác các lĩnh vực mới về công nghệ sinh học, sản xuất lương thực

Việt Nam-Cuba đẩy mạnh hợp tác các lĩnh vực mới về công nghệ sinh học, sản xuất lương thực

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng gợi mở những định hướng hợp tác mới giữa hai nước dựa trên thế mạnh của mỗi bên trong lĩnh vực công nghệ sinh học, lương thực.
Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt ngay các hành động vũ lực

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt ngay các hành động vũ lực

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng vừa trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước vụ bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel.
Phát triển Hòa Bình theo mô hình tập trung đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp

Phát triển Hòa Bình theo mô hình tập trung đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp

Thủ tướng đề nghị Hòa Bình cần phát triển theo mô hình đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển công nghệ cao...
Thủ tướng dự lễ khởi công nhà máy sản xuất vi mạch điện tử gần 5.000 tỷ đồng tại Hòa Bình

Thủ tướng dự lễ khởi công nhà máy sản xuất vi mạch điện tử gần 5.000 tỷ đồng tại Hòa Bình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công nhà máy sản xuất vi mạch điện tử gần 5.000 tỷ đồng tại tỉnh Hòa Bình.
Huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Công điện số 37/CĐ-TTg ngày 13/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo huy động tối đa nguồn lực khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió.
Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

Dự kiến từ 15 - 22/4/2024, diễn ra Phiên họp thứ 32 (tháng 4/2024) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp này sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025

Phấn đấu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương chung tay, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025.
Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông.
Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển

Tạo tính đột phá, huy động tối đa nguồn lực phát triển bền vững kinh tế biển

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các bộ, ngành phải xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật có tính liên ngành, liên vùng để phát triển bền vững kinh tế biển.
Chính thức: Dịp lễ 30/4 và 1/5/2024 được nghỉ 5 ngày

Chính thức: Dịp lễ 30/4 và 1/5/2024 được nghỉ 5 ngày

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024.
Khơi thông nguồn lực, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Khơi thông nguồn lực, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Để tạo động lực tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia khuyến nghị cần tập trung vào nhóm giải pháp tháo gỡ rào cản pháp lý gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
Đề nghị sớm kết nối đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc

Đề nghị sớm kết nối đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc

Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên sớm thống nhất phương án kết nối đoạn tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Vân Nam, Trung Quốc).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động