Hải Phòng là hạt nhân trong nhóm cảng biển số 1 Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển phía Bắc |
Nhóm cảng biển số 1 gồm: Cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng biển Ninh Bình, được quy hoạch cho giai đoạn đến 2030 và tầm nhìn 2050 với mục tiêu lớn về sản lượng hàng hóa và hành khách thông qua.
Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 1 xác định mục tiêu, về hàng hóa đến năm 2025 đáp ứng nhu cầu thông qua từ 240,5 triệu tấn đến 254,9 triệu tấn (trong đó hàng container từ 7,97 triệu TEU đến 8,47 triệu TEU); về hành khách đến, đi từ 307.100 lượt khách đến 311.900 lượt khách.
Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 1 xác định mục tiêu đến năm 2030 đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 321,6 triệu tấn đến 406 triệu tấn; hành khách đến, đi từ 495.500 lượt khách đến 504.000 lượt.
Thúc đẩy tiến độ quy hoạch nhóm cảng biển số 1 |
Với tầm nhìn đến 2050 đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 5,0%/năm đến 5,3%/năm; hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,5 %/năm đến 1,6 %/năm.
Theo báo cáo "Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050" vừa gửi Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, kết quả rà soát nội dung quy hoạch cho thấy, tính đến tháng 10/2022, cả nước có 296 bến cảng/chiều dài khoảng 107 km cầu cảng (gấp 5 lần năm 2000).
Một trong những quan điểm phát triển được đề cập trong quá trình quy hoạch là đầu tư phát triển các khu bến, bến cảng mới đồng bộ với việc di dời, chuyển đổi công năng để đảm bảo hài hòa giữa phát triển cảng biển với không gian đô thị.
Cùng với đó, tận dụng lợi thế về vận tải thủy của từng nhóm cảng biển để phát triển hài hòa giữa kết cấu hạ tầng bến cảng cứng với hạ tầng bến cảng mềm (bến phao, điểm chuyển tải), đảm bảo yêu cầu phát triển cảng biển hiện đại, bền vững, hiệu quả, giảm áp lực vận tải lên đường bộ.
Cùng với đó, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển cảng biển; tăng cường tính liên kết vùng, liên kết ngành giữa đầu tư phát triển các cảng biển, bến cảng trong từng nhóm cảng biển, giữa các nhóm cảng biển và giữa phát triển hạ tầng cảng biển với hạ tầng kinh tế liên quan khác.
Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, đầu tư khai thác cảng biển phù hợp với lộ trình chuyển đổi số, phát triển cảng xanh theo các chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay, trên cả nước đã hình thành các cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực phía Bắc và phía Nam; tiếp nhận thành công tàu container đến 145.000 tấn tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 tấn tại khu bến Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu); các bến chuyên dùng quy mô lớn gắn với các khu công nghiệp, liên hợp luyện kim, lọc hóa dầu, trung tâm nhiệt điện than tiếp nhận tàu đến 200.000 tấn, hàng lỏng đến 150.000 tấn (tàu xuất sản phẩm), dầu thô đến 320.000 tấn, cơ bản đã đạt được các mục tiêu quy hoạch đến năm 2020. |