Thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp thông qua chính sách đất đai
Nông nghiệp - nông thôn 30/11/2017 15:23 Theo dõi Congthuong.vn trên
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
Báo cáo nghiên cứu “Điều chỉnh chính sách đất đai nhằm thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tiến hành mới đây cho thấy, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp đang có sự thay đổi mạnh mẽ trong thời gian gần đây, theo hướng chuyển từ hộ tiểu điền sang đại điền, doanh nghiệp tích tụ và tập trung ruộng đất.
Theo TS Nguyễn Hữu Thọ - Phó Trưởng ban, Ban Chính sách phát triển nông thôn (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương): Năm 2016, cả nước có 33,5 nghìn trang trại, tăng 67,2% so với năm 2011, bình quân tăng 10%/năm. Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng mạnh, năm 2016, cả nước có 3.846 DN nông nghiệp, tăng 49% so với năm 2011. Trong đó, DN có số vốn từ 10 tỷ đồng trở lên tăng tới 76,2%.
Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp đang gia tăng mạnh mẽ, song các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, đất nông nghiệp là hàng hóa “đặc biệt”, do đó quy mô, mức độ phát triển của thị trường không đồng đều giữa các vùng miền, địa phương có sự khác nhau. Theo đó, những khu vực giáp với những thành phố lớn thường có giá trị cao hơn rất nhiều so với các khu vực vùng sâu, vùng xa.
Việt Nam đã có rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đến thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể như: Hiến pháp, Luật Đất đai năm 2013; 11 nghị định và 35 thông tư liên tịch,… song thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp vẫn chưa phát triển lành mạnh, không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân, theo ông Nguyễn Hữu Thọ là do đất nông nghiệp tại Việt Nam thường có diện tích nhỏ, gây ra những khó khăn trong quá trình tích tụ ruộng đất.
Có DN cho biết, để sử dụng được 30ha đất nông nghiệp làm trang trại, họ đã phải đàm phán với 130 hộ dân. Tuy nhiên, điều đáng buồn hơn là có nhiều hộ dân, sau một thời gian đàm phán lại tăng giá bán hoặc không đồng ý chuyển đổi, gây khó khăn cho DN trong quá trình đàm phán. Khiến cho thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển thiếu lành mạnh.
Đáng chú ý, có nhiều hộ gia đình bỏ ruộng hoang, nhưng vì một lý do nào đó, cũng không muốn chuyển quyền sử dụng đất cho DN - ông Nguyễn Hữu Thọ cho biết thêm.
Để thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển lành mạnh, PGS, TS Chu Tiến Quang - Hội đồng chính sách (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng: Cần quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hai hướng ‘cứng’ và ‘mềm’. Theo đó, ‘cứng’ là không được phép chuyển đổi và ‘mềm’ là cho phép chuyển đổi. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng quy hoạch, cần tính đến sự ổn định.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Để thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển lành mạnh, cần công khai, minh bạch thông tin về đất đai, để mọi người dân đều nắm được.
Bên cạnh các giải pháp trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần hoàn thiện chính sách đất đai, tạo hành lang pháp lý, cơ sở cho thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp từng bước phát triển. Theo đó, giai đoạn tới cần sớm điều chỉnh chính sách đất đai, đặc biệt là Luật Đất đai 2013 để hoàn thiện các nội dung bất cập trên góc độ thị trường như công tác quy hoạch, hình thức giao đất, thuê đất; thời hạn và hạn mức sử dụng đất; hoàn thiện hạ tầng thông tin đất đai.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Vắc xin dịch tả heo châu Phi dự kiến sẽ được sử dụng rộng rãi trong tháng 2/2023

Ngày 1/2/2023: Xả nước đợt 2 vụ Đông Xuân trong 8 ngày

Công bố tiêu chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị UAV/Drone

Bộ Nông nghiệp tạm dừng tham gia dự thầu đối với Công ty Cổ phần Hassyu Việt Nam

Xử phạt 2.244 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản trong năm 2022
Tin cùng chuyên mục

Đại hội Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam lần thứ II

Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp trước ngày 31/3/2023

Huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên: Phấn đấu về đích huyện nông thôn mới kiểu mẫu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không còn Tổng cục

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản miền núi

Giá vật tư tăng cao, người trồng cà phê có lời không?

Đắk Lắk: Trao 5 dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân trị giá hơn 4,4 tỷ đồng

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ làm lúa có giàu được không?

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần khơi dậy tinh thần sáng tạo của startup

Đổng Nai: Tập trung triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp, nông thôn

Xã Giao Phong đón nhận Bằng công nhận nông thôn mới kiểu mẫu

Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Ara Tay Coffee của dân tộc Thái khẳng định thương hiệu

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực phế phụ phẩm nông nghiệp: Vẫn thiếu chính sách riêng

Yara Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp Việt

Thêm 79 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam

Hải Dương: Nhiều chính sách hỗ trợ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bền vững

Trâu bò nhập lậu, Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn lên tiếng

Kiểm soát chặt trâu, bò vận chuyển trái phép qua biên giới
