Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Nhằm thúc đẩy ngành năng lượng Việt Nam phát triển bền vững, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục tài trợ nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại thực hiện Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh”, dự kiến thời gian thực hiện là 2021-2025.

Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách Sử dụng xăng dầu tiết kiệm và hiệu quả: Ý thức và trách nhiệm

Đó là thông tin ông Phương Hoàng Kim – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, Bộ Công Thương cho biết tại Hội thảo Khởi động Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh” tại Hà Nội, ngày 20/4/2022.

Ông Phương Hoàng Kim cho biết: Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn 2016-2019 khá cao, bình quân 6.8%.

“Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016-2020 ước đạt khoảng 5.9% và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới – ông Kim thông tin.

Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 lần lượt là 7,3% và 6%; tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ theo giá cơ bản trong GDP tăng từ 73% trong năm 2015 lên khoảng 75,4% vào năm 2020.

Song song với tăng trưởng kinh tế, năng lượng đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế tăng theo. Năm 2019, tổng cung cấp năng lượng sơ cấp (TPES) của Việt Nam là 89.792 KTOE, tăng 11,0% so với năm 2018. Trong khi đó, cả giai đoạn 2011 - 2019, tỷ lệ tăng trưởng chỉ là 6,1%/năm.

“Tuy nhiên, trong bối cảnh các nguồn tài nguyên năng lượng trong nước đang dần cạn kiệt nhưng phải đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng trưởng cao, thì vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng đang là thách thức lớn cho ngành năng lượng Việt Nam” - Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững nhấn mạnh.

Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp
Ông Phương Hoàng Kim phát biểu tại hội thảo

Theo dự báo cân đối cung cầu năng lượng, nước ta sẽ là quốc gia nhập khẩu ròng về than, khí thiên nhiên và kể cả khí hóa lỏng (LNG) sớm hơn dự kiến. Để đảm bảo an ninh năng lượng và hạn chế phụ thuộc quá lớn vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, giải pháp ưu tiên hàng đầu là thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ngày 13 tháng 3 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3) tại quyết định số 280/QĐ-TTg, Chương trình đưa ra mức tiết kiệm năng lượng từ 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại trong giai đoạn 2019-2030, các mục tiêu cụ thể nhằm đạt mức giảm tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng từ 6.8% lên tới 24.81% theo ngành/phân ngành.

Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang nhận được hỗ trợ từ nhiều quốc gia và các tổ chức phi chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã tài trợ nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại thực hiện Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam” giai đoạn 2018-2019.

Dự án đạt mục tiêu thiết kế ban đầu bao gồm: Thực hiện đào tạo có chứng chỉ về phát triển dự án đầu tư Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTKHQ) trong công nghiệp cho các cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực SDNLTKHQ, cán bộ kỹ thuật của các công ty dịch vụ năng lượng và các trung tâm tiết kiệm năng lượng (TKNL) tại Hàn Quốc và Việt Nam, thực hiện kiểm toán năng lượng tại 10 dự án được lựa chọn trong Danh sách cơ sở dử dụng năng lượng trọng điểm năm 2017 và phân tích đánh giá cơ hội đầu tư giải pháp TKNL dựa trên kết quả kiểm toán năng lượng cho doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp…

Ông Kim khẳng định: Thành công của Dự án là nâng cao năng lực cho các công ty dịch vụ năng lượng về tìm kiếm dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng; kết nối các công ty công nghiệp, các ngân hàng, đơn vị tài trợ, hỗ trợ tư vấn thực hiện các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng; báo cáo tổng kết giai đoạn thí điểm và khuyến nghị chính sách; tài trợ bộ thiết bị kiểm toán năng lượng”.

Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp

Cũng theo ông Kim, từ kết quả thành công của Dự án giai đoạn 2018-2019, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam muốn tiếp tục thúc đẩy thị trường đầu tư cho dự án TKNL cho lĩnh vực công nghiệp, hỗ trợ các hoạt động của Chương trình VNEEP3 và Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam.

Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA) tiếp tục tài trợ nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại thực hiện Dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh”, dự kiến thời gian thực hiện là 2021-2025.

“Mục tiêu của Dự án là đóng góp vào mục tiêu quốc gia về: giảm cường độ năng lượng bằng cách cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam; đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế và xã hội; giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với biến đổi khí hậu – ông Kim chỉ ra.

Cũng tại hội thảo, đại diện các cơ quan, đơn vị tham gia đã có nhiều thảo luận trao đổi với các chuyên gia của Hàn Quốc về lập dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ thực thi quy định định mức tiêu hao năng lượng và hướng dẫn kỹ thuật về tăng trưởng xanh;

Nâng cao năng lực thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, các trung tâm khuyến công/tiết kiệm năng lượng, công ty dịch vụ năng lượng về công nghệ tiết kiệm năng lượng và loại bỏ các rào cản về tài chính, giúp cho các doanh nghiệp, các ESCO có thể tiếp cận nguồn tài chính đầu tư cho tiết kiệm năng lượng, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam.

Theo các chuyên gia nhận định, kết quả các hoạt động của Dự án sẽ đóng góp vào thực hiện mục tiêu của Chương trình quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 (VNEEP3), Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

Dự án giai đoạn 2021-2025 tập trung vào hoạt động: Thúc đẩy phát triển thị trường đầu tư SDNLHQ trong lĩnh vực công nghiệp từ đó tìm kiếm dự án tiềm năng và nguồn tài chính để đầu tư dự án TKNL ở doanh nghiệp công nghiệp; xây dựng và sửa đổi khung pháp lý quy định định mức tiêu hao năng lượng cho lĩnh vực tiêu hao nhiều năng lượng, hướng dẫn kỹ thuật về tăng trưởng xanh cho một số ngành, lĩnh vực;

Đồng thời, đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý năng lượng, đơn vị tư vấn và công ty dịch vụ TKNL về công nghệ TKNL, đầu tư và quản lý tài chính dự án TKNL; xây dựng Kế hoạch hành động cấp tỉnh, lĩnh vực về tăng trưởng xanh để đảm bảo thống nhất với Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; quảng bá tuyên truyền kết quả hoạt động của dự án.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
Giải  bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Dù chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực cùng các chỉ đạo từ cơ quan chức năng nhưng nhiều dự án truyền tải điện đều vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần chủ động gỡ vướng cho các dự án lưới điện.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, đây là tiền đề để giá điện theo hướng thị trường có tăng, có giảm.
Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và phát triển năng lượng hạt nhân tại Đông Nam Á, khu vực này vẫn còn những thách thức không nhỏ.
Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Một trong những điểm nghẽn trong phát triển điện lực ở Việt Nam đó chính là giá điện, điều này cũng cản trở quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp.
Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Là một hàng hóa thiết yếu đặc biệt trong cả sản xuất và tiêu dùng, do vậy, hoạt động của ngành điện luôn có sự điều tiết, kiểm soát chặt chẽ từ nhà nước.
Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, quyết tâm và đồng lòng, Dự án đường dây 500kV mạch 3 đã hoàn thành kỷ lục và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Đó là ý kiến của các chuyên gia tại tọa đàm về những nội dung cần được bổ sung trong Luật Điện lực (sửa đổi) do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức vào sáng nay 16/10.
Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về xăng dầu không chỉ giúp “vá” lỗ hổng hiện tại mà còn tạo động lực thúc đẩy sự minh bạch, ổn định và phát triển bền vững.
Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau mà chỉ được mua hàng từ thương nhân đầu mối giúp ổn định nguồn cung và giảm chi phí.
Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Microsoft vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận mua năng lượng từ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island nơi từng xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Sáng 20/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) phối hợp với EVN, TKV và PVN tổ chức hội thảo về cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh năng lượng.
Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Theo dự báo từ Wood Mackenzie, ngành điện vẫn là lĩnh vực dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt, với 14% tổng sản lượng điện dự kiến vào năm 2030.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ chế, chính sách; thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm là khuyến nghị của chuyên gia nhằm đảm bảo cung an ninh năng lượng.
Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam thông qua chương trình “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE).
Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Kết luận 76-KL/TW đã mở ra con đường lớn cho doanh nghiệp Việt chủ động xây dựng chiến lược, lộ trình phát triển điện gió ngoài khơi, nhằm phát triển bền vững.
Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Phát biểu tại Lễ khánh thành đường dây 500kV mạch 3, Thủ tướng Chính phủ đánh giá công trình là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết của Việt Nam
Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương góp sức trong kỳ tích đường dây 500kV mạch 3

Thành công của dự án đường dây 500kV mạch 3 có sự quyết tâm nỗ lực rất lớn của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, người lao động, trong đó có Bộ Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động