Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn

Để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, cần phải thay đổi nhận thức, hành vi dùng tiền mặt của người dân, trong đó tuyên truyền là yếu tố quan trọng để người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này để người dân tự đưa ra quyết định phù hợp.

Đây là đề xuất được đưa ra tại Hội thảo “Ngày nông dân không dùng tiền mặt”, diễn ra ngày 1/12 tại Hà Nội nhằm thúc đẩy TTKDTM cho khu vực nông thôn Việt Nam. Hội thảo nằm trong khuôn khổ chuỗi chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam 2021” được tổ chức thường niên, đặc biệt trong bối cảnh Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Trong đó, đề án đặt mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực và từng bước phát triển về TTKDTM ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa với các chỉ tiêu cụ thể như: Từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản; số lượng điểm chấp nhận TTKDTM lên trên 450.000 điểm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM đạt 20 - 25%/năm…

Khuyến khích phát triển TTKDTM khu vực nông thôn

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tiến Nam, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, trong vài năm trở lại đây, TTKDTM được đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn, thay thế cho phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống. Tuy nhiên, ông Nam cũng chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản khiến việc phổ cập phương thức TTKDTM ở khu vực nông thôn gặp khó khăn nếu như không có các giải pháp quyết liệt từ các bộ, ngành có liên quan.

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh: “Muốn phát triển TTKDTM ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa, trước hết cần phải tuyên truyền để người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này để người dân tự đưa ra quyết định phù hợp. Quan trọng hơn, cần phải đồng bộ từ chính sách tới hạ tầng cơ sở để phương thức thanh toán hiện đại có điều kiện sử dụng một cách rộng rãi hơn ở khu vực nông thôn”.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn
Ông Phạm Tiến Nam - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam - phát biểu khai mạc hội thảo

Thông tin tại hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - khẳng định, thời gian qua, cùng với các định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng luôn quan tâm và đồng hành cùng các cơ quan, ban ngành trong việc triển khai các chương trình, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực nông thôn; đồng thời triển khai nhiều chính sách nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với bà con ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Một trong các chính sách quan trọng đó là phát triển TTKDTM.

Song song với đó, NHNN đã nghiên cứu, ban hành quy định tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển TTKDTM khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa như: hướng dẫn mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử trực tuyến (eKYC), giúp cho người dân mở tài khoản thanh toán mà không cần đến điểm giao dịch ngân hàng; thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) và đã cấp phép cho 3 nhà mạng viễn thông gồm Vietel, VNPT và MobiPhone triển khai thí điểm dịch vụ này; xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP trong đó đề xuất quy định về hoạt động đại lý thanh toán, qua đó tạo điều kiện cho người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi không có chi nhánh ngân hàng được tiếp cận, sử dụng dịch vụ TTKDTM.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn
Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc NHNN - cho biết đã triển khai nhiều mô hình TTKDTM ở khu vực nông thôn

Phó Thống đốc NHNN cũng cho biết, NHNN đã cho phép triển khai thí điểm các mô hình TTKDTM ở khu vực nông thôn với 3 mô hình ngân hàng hợp tác với các tập đoàn viễn thông, cửa hàng xăng dầu để cung ứng dịch vụ chuyển tiền nhanh tới người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những người chưa có tài khoản ngân hàng.

Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy TTKDTM khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thời gian tới. Trong đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ; Trình Chính phủ Nghị định về TTKDTM và ban hành các văn bản hướng dẫn, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.

Tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, xử lý tức thời, hoạt động liên tục 24/7 cho mọi đối tượng và người dân; nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ mới vào lĩnh vực thanh toán để đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tiện ích, phù hợp với hành vi tiêu dùng ở khu vực nông thôn. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục tài chính về TTKDTM nhằm nâng cao nhận thức của người dân về TTKDTM, tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp người tiêu dùng.

Tăng cường truyền thông TTKDTM khu vực nông thôn

Để triển khai thực hiện tốt Đề án TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, ông Nguyễn Hải Long - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã đề xuất những giải pháp quan trọng.

Ông Long nhấn mạnh, với mạng lưới giao dịch rộng khắp từ thành thị đến nông thôn với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, gần 4.000 máy ATM, gần 25.000 máy POS và 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng hoạt động tại các địa bàn nông nghiệp nông thôn, Agribank đã triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp nông thôn. Theo đó, các cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được cấp hạn mức thấu chi lên tới 30 triệu đồng để thanh toán các dịch vụ chi trả tiền điện, nước, cước viễn thông, mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, mua sắm vật tư cho sản xuất góp phần hạn chế tín dụng đen tại khu vực nông nghiệp nông thôn, từng bước tạo thói quen TTKDTM cho các khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

"Đồng thời, để khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ TTKDTM, chia sẻ khó khăn với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Agribank đã thực hiện chương trình miễn phí chuyển tiền trong nước qua các kênh giao dịch tại quầy, dịch vụ ngân hàng điện tử, phát hành thẻ ATM miễn phí cho khách hàng; triển khai nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại dành cho khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử", ông Nguyễn Hải Long thông tin thêm.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn

Tại hội thảo, một nông dân đã đặt câu hỏi, liệu Mobile Money có an toàn cho người sử dụng, nếu để mất điện thoại thì có bị mất tiền hay không? Giải đáp thắc mắc này, ông Nguyễn Đăng Thắng - đại diện của VNPT - khẳng định, Mobile Money rất an toàn với người sử dụng. Bởi các đơn vị viễn thông được cấp phép thí điểm cung cấp dịch vụ này đều phải trải qua quá trình thẩm định rất chặt chẽ của 3 bộ: NHNN, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an về tất cả vấn đề nghiệp vụ, hệ thống, an toàn thông tin, vận hành dịch vụ khi cung cấp dịch vụ thanh toán. Các giải pháp kỹ thuật phải tuân thủ quy định và được chứng nhận về an toàn.

Theo ông Thắng, sử dụng tài khoản Mobile Money có 2 lớp xác thực gồm mật khẩu và xác thực qua OTP hoặc Smart OTP. Khác với các hình thức thanh toán điện tử khác phải có Smartphone và Internet, khách hàng không có Smartphone vẫn có thể dùng Mobile Money, thực hiện thanh toán qua SMS. Việc thanh toán đơn giản, nhanh chóng và không cần Internet, rất phù hợp ở vùng sâu vùng xa. Hiện nay, để khuyến khích người dùng, các nhà mạng cũng đang áp dụng miễn phí, khuyến mãi. Chẳng hạn, toàn bộ việc thanh toán dịch vụ công đều được miễn phí, trước mắt tạo thói quen không dùng tiền mặt cho người dân.

Đối với băn khoăn của người nông dân trong việc cần phải xây dựng, tổ chức các điểm giao dịch có quy mô như sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) để ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn trở nên phổ biến hơn, cũng như có chính sách khuyến khích doanh nghiệp mở sàn giao dịch TMĐT ở khu vực nông thôn, vùng xa, vùng miền núi, ông Bùi Huy Hoàng – Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chia sẻ: thời gian qua, Cục đã triển khai rất nhiều chương trình tập trung hỗ trợ tiêu thụ nông đặc sản của các vùng miền, địa phương trên cả nước thông qua việc phối hợp với các sàn TMĐT và đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực.

Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn
Ông Bùi Huy Hoàng – Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) chia sẻ tại hội thảo

Ông Bùi Huy Hoàng thông tin thêm, không có hạn chế nào trong việc mở các sàn giao dịch TMĐT cũng như các website TMĐT. Sàn hay website TMĐT cũng có thể hình dung như một cửa hàng hay một siêu thị bán hàng của doanh nghiệp hay cá nhân trên môi trường số, quan trọng là thực thể hàng hóa được lưu thông từ vùng miền này đến các vùng miền khác, chứ không phải là vị trí mở sàn TMĐT nông thôn hay thành thị. Do vậy các hộ nông dân, hợp tác xã hoàn toàn có thể liên kết với các sàn TMĐT hiện nay với các chuyên mục nông sản như Voso, Sendo Farm, Postmart, Shopee Farm..., có khả năng hỗ trợ thanh toán trực tuyến, giúp nông sản vận chuyển tới tay người tiêu dùng trên khắp vùng miền. Qua đó cũng có thể tận dụng thêm nguồn lực hỗ trợ trực tiếp từ các Bộ ngành Trung ương, các sàn TMĐT đối tác để việc tiêu thụ nông sản đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chia sẻ từ phía cơ sở, bà Trần Thị Thiên Thư - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP. Cần Thơ - cho biết, để đẩy mạnh TTKDTM ở khu vực nông thôn, thời gian qua, địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền sâu rộng thông qua website, zalo, trên nền tảng mạng xã hội về lợi ích của việc không sử dụng tiền mặt để người dân hiểu rõ hơn tiện ích của phương tiện TTKDTM.

Bà Thư cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đẩy mạnh tuyên truyền một cách cụ thể hoạt động TTKDTM cho người dân hiểu biết đầy đủ hơn, nắm được ưu nhược điểm của từng hình thức, từ đó tự quyết định chọn lựa hình thức phù hợp với mình. Những thay đổi này mới thực sự xuất phát từ nhu cầu tự thân khiến cho khách hàng dần từ bỏ đi thói quen và tập quán chi tiêu bằng tiền mặt.

Bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông NHNN - khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, phải thay đổi nhận thức, hành vi dùng tiền mặt của người dân. Chủ trương chung của Chính phủ hiện nay là phát triển xã hội số, kinh tế số, theo đó, phải có sự dịch chuyển chung về TTKDTM của cộng đồng, với khu vực nông thôn chiếm hơn 60% dân số, nên thay đổi phải trước hết phải từ khu vực này. “Để thúc đẩy chiến lược TTKDTM, bên cạnh các cơ chế chính sách khác, truyền thông được xem là trụ cột quan trọng, nhằm đạt được mục tiêu thay đổi nhận thức, hành vi của người dân, đặc biệt người dân nông thôn về không sử dụng tiền mặt", Vụ trưởng Vụ Truyền thông NHNN cho biết.

Đề cập về việc thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và các đề án của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển TTKDTM, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, để thực hiện mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, hoạt động truyền thông giáo dục tài chính luôn được NHNN xác định có vai trò quan trọng.

Để thực hiện mục tiêu đó, truyền thông NHNN luôn hướng tới người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính, đặc biệt trong bối cảnh thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Thống kê trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng lần lượt tăng 1,88% về số lượng và tăng 42,58% về giá trị; hệ thống bù trừ điện tử và chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 96,63% về số lượng và 133,11% về giá trị (so với cùng kỳ năm 2020); hoạt động thanh toán qua các kênh điện tử tăng trưởng mạnh qua các năm, trong đó, thanh toán qua di động tăng 50 - 80%/năm về số lượng; thanh toán qua Internet tăng 35 - 40%/năm về số lượng; tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%. Đáng chú ý, nhiều dịch vụ thanh toán mới, hiện đại như thẻ ngân hàng, QR Code, Ví điện tử, Internet Banking, Mobile Banking… đã được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán triển khai.
Trang Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

C-Talk Việt Nam: Linh hoạt ứng dụng công nghệ ngành ngân hàng, bảo hiểm

C-Talk Việt Nam: Linh hoạt ứng dụng công nghệ ngành ngân hàng, bảo hiểm

C-Talk - Chuỗi sự kiện cấp cao về chiến lược số giữa các lãnh đạo doanh nghiệp do FPT akaBot tổ chức đã diễn ra chiều 23/04/2024 tại TP. Hồ Chí Minh.
Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng, giá cao nhất 81,33 triệu đồng/lượng

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng miếng, giá cao nhất 81,33 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, phiên đấu thầu vàng miếng sáng 23/4 chỉ có 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng.
Tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh

Tăng vốn điều lệ để đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh

Tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực cạnh tranh là mục tiêu được nhiều ngân hàng đưa ra trình cổ đông trong mùa đại hội 2024.
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ.
Hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể

Ngày 24/4/2024, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Tin cùng chuyên mục

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/4/2024: Xuất hiện ngân hàng tăng mạnh gần 1 điểm phần trăm lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/4/2024: Xuất hiện ngân hàng tăng mạnh gần 1 điểm phần trăm lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 22/4/2024, lãi suất tiết kiệm 22/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Nỗi sợ vay mượn ngăn cản phụ nữ khởi nghiệp

Nỗi sợ vay mượn ngăn cản phụ nữ khởi nghiệp

Nhu cầu khởi nghiệp, tự chủ tài chính của phụ nữ khá lớn. Tuy nhiên, họ gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn, áp lực trả nợ, thiếu hụt kiến thức kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá tham chiếu trong phiên đấu thầu vàng ngày mai

Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh giá tham chiếu trong phiên đấu thầu vàng ngày mai

Sau thông báo hủy phiên đấu thầu vàng sáng nay 22/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có động thái mới, giảm giá tham chiếu xuống còn 80,70 triệu đồng/lượng.
Lo ngại quy định về cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn sẽ nảy sinh vướng mắc

Lo ngại quy định về cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn sẽ nảy sinh vướng mắc

Góp ý Dự thảo Quyết định về cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn, VCCI lo ngại sẽ nảy sinh nhiều vướng mắc khi thực hiện quy định.
Nóng: Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng SJC, chuyển sang ngày mai 23/4

Nóng: Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng miếng SJC, chuyển sang ngày mai 23/4

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng miếng SJC.
VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2.500 tỷ đồng

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2.500 tỷ đồng

VIB công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy trì trong top đầu ngành
Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Các nước đang phát triển đứng trước cơ hội được tiếp cận gói tín dụng 400 tỷ đô

Mới đây, các Ngân hàng Phát triển Đa phương (MDB) đã thống nhất cung cấp dư nợ cho vay bổ sung từ 300 - 400 tỷ USD cho các nước gặp khó khăn trong vòng 10 năm.
Xử lý nợ xấu để gia tăng hiệu quả hoạt động

Xử lý nợ xấu để gia tăng hiệu quả hoạt động

Giải quyết và “kìm chân” nợ xấu là mục tiêu được các ngân hàng chú trọng trong năm 2024 nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng.
Tăng trưởng CASA hỗ trợ tăng lợi nhuận của ngân hàng

Tăng trưởng CASA hỗ trợ tăng lợi nhuận của ngân hàng

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) vẫn là một trong những mảng quan trọng đóng góp vào lợi nhuận của các ngân hàng.
BAOVIET Bank: Quý 1/2024 tăng tổng tài sản, giảm tỷ lệ nợ xấu so với cùng kỳ năm trước

BAOVIET Bank: Quý 1/2024 tăng tổng tài sản, giảm tỷ lệ nợ xấu so với cùng kỳ năm trước

Ngân hàng TMCP Bảo Việt – BAOVIET Bank vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với một số chỉ tiêu tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

BIDV QR - Siêu trợ lý thu hộ trên ezCloud

Dịch vụ Thu hộ qua QR định danh của BIDV đã chính thức có mặt trên nền tảng ezCloud - phần mềm Quản lý khách sạn số 1 tại Việt Nam
Ngày 22/4 Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng

Ngày 22/4 Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày 22/4 sẽ tổ chức đấu thầu vàng, chiều nay (19/4) sẽ gửi thông báo cho 15 đơn vị đủ điều kiện đấu thầu để có sự chuẩn bị.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng.
Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I năm 2024.
SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 22%, chia cổ tức tỷ lệ 16% bằng tiền và cổ phiếu

SHB đặt kế hoạch LNTT 2024 đạt 11.286 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức 2023 dự kiến là 16%, trong đó có 5% bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024, lãi suất tiết kiệm 19/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh vừa tổ chức gặp gỡ và trao số tiền hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn.
Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Kinh tế trưởng của ADB cho rằng, diễn biến tỷ giá hiện vẫn nằm trong biên độ của Ngân hàng Nhà nước, nên chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp.
Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Ngày 17/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã thông qua việc đổi tên thành Lộc Phát Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động