Chủ nhật 27/04/2025 20:41

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới sáng tạo trong khu vực công

Đổi mới sáng tạo trong khu vực công đóng vai trò cần thiết trong thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên vẫn còn tồn đọng những hạn chế, cần sớm được khắc phục.

Ngày 22/12, tại Hà Nội, /chu-de/trung-tam-doi-moi-sang-tao-quoc-gia.topic (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức hội thảo: Đổi mới sáng tạo trong khu vực công, nhằm giới thiệu thử nghiệm khung tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam.

Đổi mới sáng tạo trong khu vực công đóng vai trò cần thiết trong thúc đẩy tăng trưởng

Thông tin từ hội thảo cho thấy, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển một nền kinh tế hiện đại dựa trên đổi mới sáng tạo và ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ. Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố vào tháng 9 cho thấy, Việt Nam xếp thứ 48/132 quốc gia, nền kinh tế và thuộc nhóm quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua.

Theo các nghiên cứu tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệpsáng tạo 2022, Việt Nam là một trong ba trụ cột chính của “tam giác vàng” khởi nghiệp Đông Nam Á đối với đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo nói chung và khởi nghiệp nói riêng. 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thu hút gần 500 triệu USD đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, số lượng các thương vụ đầu tư ở các vòng gọi vốn giai đoạn sau đã cao hơn so với cùng kỳ năm 2021, một lượng lớn các công ty startups của Việt Nam đã dần lớn mạnh, thu hút được nguồn vốn lớn hơn qua các năm.

Thông tin từ NIC cũng cho thấy, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam đã bắt đầu hình thành và đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt ở khu vực tư nhân. Tuy nhiên, để xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mang tính bền vững và đồng bộ thì kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sự vào cuộc của khu vực công đến từng cán bộ, công chức, viên chức là một yếu tố then chốt để kiến tạo hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hiệu quả.

Trên thực tế, việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động khu vực công là mục tiêu chính của Chính phủ. Xây dựng khả năng nhận dạng và đánh giá khả năng đổi mới sáng tạo trong khu vực công, đặc biệt là trong xây dựng chính sách, cung cấp dịch vụ là cần thiết để các chính sách và dịch vụ công hướng tới mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của cộng đồng tốt hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới sáng tạo trở nên quan trọng khi các cách tiếp cận truyền thống không thể giải quyết các vấn đề phức tạp và nan giải mà xã hội phải đối mặt.

Đổi mới sáng tạo ở khu vực tư nhân được đánh giá đạt nhiều tín hiệu tích cực

Từ yêu cầu đó, bà Bùi Phương Trà - quyền Trưởng phòng Quản trị và tham gia (UNDP tại Việt Nam) cho biết: Sau một quá trình nghiên cứu, tham vấn chuyên sâu dựa trên kinh nghiệm quốc tế và trong nước, nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc cần một khung tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công, NIC đã phối hợp cùng UNDP tại Việt Nam xây dựng thử nghiệm khung Tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại Việt Nam. Đề án nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Đổi mới sáng tạo vì người dân (CPII), thuộc Chương trình nghiên cứu Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), với sự tài trợ chính đến từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia.

Trải qua 6 tháng đồng hành với chương trình, bộ khung Tiêu chí đánh giá đổi mới sáng tạo trong khu vực công đã được giới thiệu, với 4 trụ cột chính, bao gồm: Các yếu tố đầu vào đổi mới sáng tạo; năng lực đổi mới sáng tạo; quá trình đổi mới sáng tạo và đầu ra đổi mới sáng tạo. Những kết quả thu thập ban đầu từ khảo sát tại Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Ninh Thuận, Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk cho thấy, 36% người được hỏi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và 27% người được hỏi ở 3 tỉnh cho rằng, đơn vị mình thực hiện đổi mới sản phẩm, dịch vụ trong 2 năm qua; 55% cá nhân ở đơn vị cấp bộ và 60% cá nhân ở đơn vị cấp tỉnh cho rằng, đơn vị thực hiện đổi mới quy trình và đổi mới sáng tạo nhằm cải thiện hiệu suất, hiệu quả của đơn vị.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nhân lực đáp ứng được yêu cầu đề xuất và thực hiện đổi mới sáng tạo khá cao. Hơn 50% cá nhân được khảo sát đánh giá quy trình, thủ tục tiến hành đổi mới sáng tạo là nhanh chóng, linh hoạt; 68,2% cá nhân được hỏi ở đơn vị cấp bộ và 37,5% cá nhân được hỏi ở đơn vị cấp tỉnh cho rằng, đơn vị mình dã có chiến lược đổi mới sáng tạo, chủ yếu là chiến lược trung hạn.

Dù đã có tín hiệu bước đầu, nhưng theo các chuyên gia tại hội thảo, hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công vẫn còn tồn đọng những hạn chế như đơn vị cấp tỉnh có ít ngân sách riêng, gặp khó khăn hơn về tài chính cho đổi mới sáng tạo và ít nhận được hỗ trợ tài chính để thực hiện đổi mới sáng tạo…

Đặc biệt, theo bà Bùi Phương Trà, các chính sách dành cho đổi mới sáng tạo tại Việt Nam thời gian qua mới chỉ tập trung vào doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhiều chính sách đổi mới sáng tạo cho khu vực công còn đi sau khối tư nhân. Theo đó, để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chính sách về vấn đề này, từ đó đưa ra một tầm nhìn tổng quát và có kế hoạch triển khai đồng bộ tại các đơn vị công.

Ông Vũ Quốc Huy – Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Thử nghiệm khung Tiêu chí đổi mới sáng tạo trong khu vực công được kỳ vọng sẽ là thước đo tin cậy để các đơn vị, tổ chức trong khu vực công tự đánh giá được năng lực đổi mới sáng tạo của mình, từ đó điều chỉnh và triển khai các giải pháp phù hợp dựa trên các khuyến nghị được xây dựng.
Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Tây Ban Nha muốn tham gia vào dự án công nghiệp, năng lượng tại Việt Nam

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn phát triển ngành bán dẫn và AI

Sáp nhập tỉnh cần chú ý yếu tố văn hóa

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế