Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp - Bài 2: Phía sau “tấm áo gấm”

Thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp là đòn bẩy để các địa phương củng cố và phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội.
Tăng trưởng bền vững Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp
Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp
Công nhân Công ty Samsung Electronics Việt Nam (SEV), huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh kiểm tra sản phẩm.

Thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp là đòn bẩy để các địa phương củng cố và phát triển toàn diện về kinh tế-xã hội; nguồn lực để kiến tạo đô thị và đem lại cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng dân cư, hướng đến mục tiêu mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả chung của sự phát triển. Hơn 10 năm trước, việc thu hút dòng vốn đầu tư và phát triển công nghiệp đã giúp nhiều địa phương có sức bật mạnh mẽ, vươn lên trở thành địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng đẹp mắt, hiệu quả ban đầu về kinh tế, điều đáng quan tâm hiện nay là môi trường ở một số khu công nghiệp, làng nghề đang phải gánh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, không dễ dàng giải quyết triệt để.

Mở đường phát triển công nghiệp

Năm 1997, khi mới tái lập tỉnh, thị xã Bắc Ninh lúc đó được ví là “thị xã đèn dầu”, hầu như không có công nghiệp đúng nghĩa và chưa xuất hiện các nhà đầu tư nước ngoài. Thời điểm này, GRDP bình quân đầu người của tỉnh chỉ đạt 2,2 triệu đồng/năm, trong khi bình quân chung cả nước ở mức 4 triệu đồng. Sau hơn 1/4 thế kỷ tái lập tỉnh (1997-2023), Bắc Ninh đã hình thành 16 khu công nghiệp; trong đó có 12 khu công nghiệp đang đi vào hoạt động; 35 cụm công nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 400 nghìn lao động.

Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) của Bắc Ninh đạt hơn 1.500 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 1.000 lần năm 1997 và đứng thứ nhất cả nước. Năm 2022, giá trị xuất khẩu đạt 45,1 tỷ USD, đứng thứ 2, GRDP bình quân đầu người đứng thứ 3, tổng vốn FDI đứng thứ 4, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 6 và thu ngân sách nhà nước đứng thứ 14.

Cũng giống Bắc Ninh, Bình Dương tái lập tỉnh năm 1997, nền kinh tế mang đậm chất thuần nông. Chủ trương “trải chiếu hoa mời gọi nhà đầu tư” đã mở ra con đường phát triển, đem lại sự thịnh vượng của địa phương ngày hôm nay. Ngành công nghiệp Bình Dương có sự trỗi dậy, bứt phá thần tốc, với 29 khu công nghiệp đang hoạt động với diện tích gần 11.000 ha, tỷ lệ cho thuê đất đạt hơn 88% và 12 cụm công nghiệp, tổng diện tích 790 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 67,4%, có 59.484 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký là 627 nghìn tỷ đồng, 4.082 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 39,7 tỷ USD. Khu vực công nghiệp chiếm tỷ lệ chi phối trong cơ cấu nền kinh tế với 67,1% tổng GRDP, tương đương 2/3 GRDP của tỉnh.

Từ một tỉnh thuần nông, đến nay tỷ trọng khu vực nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 3% trong cơ cấu nền kinh tế Bình Dương. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng sản phẩm trên địa bàn đạt hơn 459 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 117 lần so với năm 1997; GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2022 đạt 166 triệu đồng/người, tăng gần 28 lần so với năm 1997. Bình Dương sớm trở thành địa phương có mức thu ngân sách cao và đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương (năm 2022 đạt khoảng 70 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 76 lần so với năm 1997).

Công nghiệp mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế, tuy nhiên, đi đôi với nó là không ít những tác động theo chiều ngược lại, trong đó có vấn đề môi trường. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc gia tăng số lượng chất thải ngành công nghiệp đe dọa đến môi trường, các dòng sông suối, kênh rạch ở khu vực phía nam của tỉnh đã đạt đến ngưỡng mãn tải.

Mô hình phát triển công nghiệp trước đây tổ chức theo không gian lãnh thổ, không theo chuỗi cung ứng, đồng thời phát triển hạ tầng thiếu quy hoạch đồng bộ, đã gây khó khăn cho việc chuyển đổi sang mô hình công nghiệp sinh thái hiện đại mà Bình Dương muốn hướng tới; cũng như ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ðiều đáng nói là, đây không phải chỉ là câu chuyện của riêng Bình Dương.

Hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh

Tại Khu công nghiệp VSIP 3 (Bình Dương), ngày 8/11/2023 mới đây, Công ty LEGO Manufacturing Việt Nam tổ chức lễ cất nóc tòa nhà đúc khuôn và ghi nhận cột mốc 3 triệu giờ an toàn. Nhà máy của Công ty LEGO Manufacturing Việt Nam (thuộc Tập đoàn LEGO) khởi công từ tháng 11/2022 với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Nhà máy được đầu tư, thiết kế để trở thành nhà máy bền vững nhất của tập đoàn từ trước đến nay, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của tập đoàn là giảm 37% lượng khí thải các-bon toàn cầu vào năm 2032.

Nhà máy lắp đặt các tấm pin sử dụng năng lượng mặt trời trên mái và một nhà máy điện mặt trời được xây dựng trên khu đất lân cận. Năng lượng từ hai nguồn này sẽ đáp ứng tổng nhu cầu năng lượng hằng năm của nhà máy. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng ưu tiên sử dụng những thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng tiên tiến nhất, các tòa nhà và quy trình sản xuất được tối ưu hóa, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng.

Dự án của Công ty LEGO Manufacturing Việt Nam được đánh giá thân thiện, hạn chế các tác động xấu đến môi trường và xã hội, góp phần hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc thu hút đầu tư FDI có chọn lọc ngành nghề là xu thế tất yếu trong tương lai của các địa phương công nghiệp. Theo định hướng đó, thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất đã có sự chuyển đổi trong cơ cấu hoạt động, điều chỉnh công nghệ, quy mô sản xuất cho phù hợp. Ðến nay, nhiều tập đoàn đã tiến đến hình thành “nhà máy thông minh” hướng tới sản xuất “xanh” góp phần giúp tỉnh hiện thực hóa mục tiêu “tăng trưởng xanh”.

Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ðồng Nai Võ Tấn Ðức cho biết, những năm gần đây, tỉnh đã chú trọng thu hút đầu tư có chọn lọc, chuyển hướng thu hút công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, nhất là những dự án công nghệ cao sử dụng ít lao động. Việc chọn lọc khắt khe hơn trong thu hút đầu tư khiến cho Ðồng Nai nhiều lúc bị ra khỏi tốp các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư, nhưng bù lại có kết quả thực chất, thể hiện sự thành công từ định hướng nêu trên. Hiện nay, các dự án đầu tư mới vào tỉnh đều chủ yếu sử dụng công nghệ tiên tiến, lao động có tay nghề cao, phần lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo,...

Với quy mô diện tích nhỏ nhất cả nước, quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp không dồi dào như các tỉnh khác, cho nên Bắc Ninh luôn nhất quán quan điểm phải tăng “chất” trên mọi mặt. Thực hiện mục tiêu này, Bắc Ninh đưa ra tiêu chí thu hút đầu tư “2 ít, 3 cao” và phương châm “4 sẵn sàng” khi triển khai dự án. Theo đó, ít sử dụng diện tích đất, ít sử dụng lao động; thu hút dự án hiệu quả cao, thu ngân sách cao và hàm lượng công nghệ cao; đồng thời, sẵn sàng về mặt bằng, sẵn sàng về nguồn nhân lực, sẵn sàng cải cách và sẵn sàng hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Nguyễn Hương Giang

Bắc Ninh luôn chủ động đón bắt xu hướng dịch chuyển đầu tư mới vào địa bàn, trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch, trên nền tảng sản xuất thông minh. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoa Cương, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Các tỉnh công nghiệp phát triển phải trở thành cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, đầu mối giao thương quốc tế và đô thị đẳng cấp, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, chung tay hoàn thành mục tiêu phát thải “net-zero” vào năm 2050.

Do vậy, các địa phương cần quan tâm thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên các dự án thân thiện với môi trường, công nghệ sạch; nghiên cứu việc áp dụng nội dung Nghị quyết 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 vào vấn đề đầu tư cho các dự án, kể cả việc đầu tư của các doanh nghiệp trong nước; ưu tiên thu hút các dự án có quy mô lớn, hàm lượng công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, mang lại giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Ðối với khu công nghiệp mới, sắp hình thành cần yêu cầu thu hút đầu tư đúng định hướng để bảo đảm sử dụng tài nguyên hiệu quả; phân luồng các dự án đầu tư theo mức độ tác động đến môi trường ngay từ khi phê duyệt chủ trương để kiểm soát trong suốt vòng đời hoạt động; định hướng hạn chế, tiến tới không cấp phép đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng đối với các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vào sản xuất trong nước.

Theo nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

Sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã cải thiện do đơn hàng tăng

So với con số 49,9 điểm hồi tháng 3, kết quả PMI tháng 4/2024 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã được cải thiện.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.
Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động