Cộng hòa Armenia nằm ở Tây Á, thuộc khu vực Caucasus, giáp Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Giữa những năm 90, Armenia bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sản xuất trong nước. Những năm gần đây, tốc độ phát triển của Armenia tương đối ổn định, lạm phát thấp.
Theo Bộ Ngoại giao, Việt Nam và Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1992, Armenia chính thức mở Đại sứ quán tại Việt Nam vào năm 2013. Dù hai nước cách nhau khá xa về địa lý nhưng lại có những nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, nên sớm đến với nhau, cùng nhau chia sẻ, hợp tác và phát triển. Hai nước hiện đang duy trì hợp tác ở cấp cao và tích cực đẩy mạnh quan hệ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại và nhân đạo.
Armenia có nhu cầu cao đối với hàng thủy sản |
Quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển tốt đẹp. Hai bên luôn phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế. Về kinh tế, thương mại, do Armenia là nước nhỏ, địa lý xa xôi, tiềm năng kinh tế không lớn nên quan hệ kinh tế - thương mại với Việt Nam còn ở mức thấp. Theo đó, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Armenia năm 2015 đạt 6,1 triệu USD; năm 2016 đạt 2,4 triệu USD (giảm 62% so với năm 2015); năm 2018 đạt 3,6 triệu USD.
Theo đánh giá, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của mỗi nước. Tuy nhiên, với mối quan hệ bền chặt và không ngừng được củng cố, dự báo quan hệ kinh tế giữa Armenia và Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhờ Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu và Việt Nam (Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Armenia) đã ký chính thức vào ngày 29/5/2015. Việt Nam và Armenia đã có cơ chế Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học, kỹ thuật, đã họp khóa đầu tiên vào năm 2017 tại Hà Nội.
Với mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp, hai bên cho rằng, Việt Nam và Armenia đang có một nền tảng tích cực cần thúc đẩy đưa quan hệ kinh tế, thương mại phát triển tương xứng với quan hệ chính trị; đồng thời với thế mạnh của mỗi bên có thể bổ trợ cho nhau. Trong đó, Việt Nam coá thïí xuêët khêíu thủy saãn, nöng sản, hàng điện tử và dệt may vào Armenia; nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng, bông, sản phẩm hóa chất, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ Armenia.
Phía Armenia hiện có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng điện tử cao cấp, đồng, dây cáp, thuốc lá, sữa, thịt, rượu cô nhắc, đồ trang sức,... có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng ngũ cốc, đường, sản phẩm công nghệ cao và nhiên liệu. Đồng thời, Armenia đang ưu tiên phát triển khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ cao; phát triển dược phẩm và công nghệ sinh học, hóa chất, cơ giới hóa nông nghiệp và chế tạo máy. Vì vậy, đây cũng là lĩnh vực đầy tiềm năng để Việt Nam – Armenia khai thác, hợp tác.
Ngoài ra, yếu tố văn hóa, con người được coi là nền tảng vững chắc để Việt Nam và Armenia mở rộng hợp tác kinh tế trong thời gian tới, trên cơ sở hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Hai nước cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, nhân đạo và giao lưu nhân dân.
Việt Nam - Armenia đã nhất trí tăng cường hơn nữa tiếp xúc và đối thoại ở các cấp; đẩy mạnh các kênh hợp tác giữa bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau, tạo nền tảng vững chắc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác. |