Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động

Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất các giải pháp, đưa ra kiến nghị để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số tại Bộ Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình chuyển đổi số

Trong khuôn khổ Hội nghị Thúc đẩy Chuyển đổi số tại Bộ Công Thương diễn ra chiều 10/11, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ đã đề xuất các giải pháp, đưa ra kiến nghị để thúc đẩy hơn hiệu quả trong công tác chuyển đổi số tại Bộ. Các giải pháp, kiến nghị đều hướng tới mục tiêu giúp số hóa trong công tác chỉ đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ; đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp ngành Công Thương từng bước thiết lập hệ thống sản xuất - kinh doanh có tính linh hoạt cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Nguyễn Thị Lâm Giang: Hệ thống quản lý Văn bản điện tử thông suốt, thống nhất

Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động
Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Nguyễn Thị Lâm Giang

Hệ thống quản lý Văn bản điện tử đã được thực hiện tại Bộ Công Thương từ năm 2016. Hệ thống đã được triển khai đồng bộ đối với 30/30 đơn vị thuộc Bộ. Thực hiện theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc gửi, nhận văn bản điện tử thông qua kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản và điều hành giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, Văn phòng Bộ cũng đã tích cực phối hợp với Cục Thương mại điện tử đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện. Cho đến nay, việc thực hiện chữ ký điện tử trong hệ thống Văn bản điện tử trong Bộ đã tương đối ổn định để tiến tới hoàn thành mục tiêu được đưa ra tại Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2023.

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh: Cởi mở, chia sẻ thông tin dữ liệu cho các đơn vị truyền thông

Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động
Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh

Tháng 4/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đặt ra nhiều tiêu chí xếp hạng chuyển đổi số của các cơ quan báo chí trong toàn quốc, trong đó có các cơ quan báo chí của Bộ Công Thương. Đây là xu thế tất yếu, đòi hỏi tất cả cơ quan báo chí phải xây dựng được một nguồn lực để chuyển đổi số toàn diện, thực chất, bài bản.

Do vậy, để đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới trong bối cảnh số, Báo Công Thương xác định sẽ phải chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện, phấn đấu đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng. Để làm được điều này, Báo Công Thương mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo Bộ cũng như lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Liên quan đến vấn đề an toàn bảo mật thông tin, vừa qua, trong kỳ họp Quốc hội lần thứ VI, Khóa XV, Báo Công Thương đã phải chịu một đợt tấn công mạng, trong 1 phút có đến hơn 50 triệu lượt truy cập. Báo Công Thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng như các đơn vị chức năng để giải quyết vụ việc này. Qua đây, Báo Công Thương mong muốn nhận được sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa về hạ tầng, công nghệ để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị.

Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xúc tiến thương mại

Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại đã xây dựng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số Decobiz. Hệ sinh thái này do Chính phủ đầu tư, phát triển gồm các nền tảng cơ bản dùng chung như: Hội chợ, triển lãm số, kết nối giao thương thông tminh... Hệ sinh thái Decobiz nhằm mục tiêu thiết lập các kênh tiêu thụ trong nước và quốc tế cũng như kết nối hệ thống các Thương vụ, Tham tán ở nước ngoài với cộng đồng doanh nghiệp trong nước để đẩy mạnh kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu.

Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại

Liên quan đến công tác chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ Công trực tuyến, trong 10 tháng năm 2023, Cục Xúc tiến thương mại đã tiếp nhận 1.500 hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, trong đó 1.000 hồ sơ được thực hiện qua Cổng dịch vụ công trực tuyến, chiếm 66,67% số lượng thủ tục hành chính do Cục tiếp nhận. Trong khoảng 500 hồ sơ thủ tục hành chính còn lại, thương nhân nộp qua đường bưu chính và một phần nhỏ nộp trực tiếp (số lượng này tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ, chưa ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh).

Việc giải quyết thủ tục hành chính online toàn trình đã tạo thuận lợi tối đa cho thương nhân thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp thương nhân tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Đồng thời, nâng cao tính hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xúc tiến thương mại.

Cục trưởng Cục Công nghiệp Trương Thanh Hoài: Sẵn sàng về mặt kỹ thuật để kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia

Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động
Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công Nghiệp

Trong lĩnh vực công nghiệp, Bộ Công Thương đã xác định một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn tới là triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, tập trung xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột, xây dựng chiến lược, cơ cấu tổ chức thông minh, nhà máy thông minh, vận hành thông minh để tạo ra các sản phẩm thông minh...

Do vậy, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Bộ Công Thương cùng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hiện nay, Cục Công nghiệp đang triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành công nghiệp, bao gồm: Cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ sở dữ liệu ngành dệt may, cơ sở dữ liệu ngành da giày... Bên cạnh đó, Cục Công nghiệp cũng đang xây dựng cơ sở dữ liệu Khu, Cụm công nghiệp; Hệ thống dữ liệu chuyên gia tư vấn; Cổng thông tin về công nghiệp hỗ trợ tại địa chỉ vsi.gov.vn...

Đến nay, Cổng thông tin về công nghiệp hỗ trợ đã có thông tin của hơn 6.200 doanh nghiệp với trên 120 trường thông tin như: Quy mô, sản phẩm, năng lực, tiêu chuẩn, khách hàng, thị trường... Hiện nay, Cổng VSI vẫn thường xuyên và liên tục cập nhật các thông tin mới liên quan đến công nghiệp hỗ trợ cũng như thông tin liên quan đến doanh nghiệp.

Trong năm 2022, tổng số lượt truy cập vào Cổng thông tin về công nghiệp hỗ trợ đạt hơn 11,3 triệu lượt. 10 tháng năm 2023, con số này là 17 triệu lượt truy cập... Mục tiêu cao nhất của quá trình chuyển đổi số trong ngành công nghiệp là hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất trong nước, toàn cầu. Đồng thời, tạo nền tảng vững chắc giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, khai thác tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại để phát triển sản xuất và xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh: Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu trong hành trình chuyển đổi số

Thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ Công Thương: Từ mục tiêu đến hành động
Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh

Ứng dụng công nghệ thông tin luôn là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu của Tổng cục Quản lý thị trường. Từ năm 2022, Tổng cục đã đưa vào vận hành Hệ thống xử lý vi phạm hành chính - INS trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý các hành vi vi phạm. Trước ngày 1/2/2022, khi đi kiểm tra thị trường, các kiểm soát viên Quản lý thị trường thường phải đem theo các giấy tờ như: Quyết định kiểm tra, biên bản kiểm tra, bảng kê, biên bản tạm giữ, biên bản niêm phong, biên bản vi phạm hành chính. Sau khi tiến hành kiểm tra, các kiểm soát viên sẽ viết ấn chỉ. Kể từ thời điểm Hệ thống INS đi vào hoạt động, toàn bộ thao tác công vụ của lực lượng được thực hiện trên máy tính. Song song với quá trình kiểm tra, các thông tin sẽ được cập nhật trực tiếp trên Hệ thống INS theo từng quy trình với các biểu mẫu liên thông, liên kết với nhau, từ đó hạn chế thấp nhất các sai sót. Đây được coi là cuộc cách mạng trong chuyển đổi số của lực lượng Quản lý thị trường. Thời gian tới, Tổng cục sẽ triển khai chữ ký số; mọi công văn, giấy tờ sẽ được triển khai trên nền tảng số, sử dụng công nghệ thông tin, hạn chế mức thấp nhất các văn bản giấy...

Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường kiến nghị, trong hành trình chuyển đổi số của Bộ Công Thương cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành, liên thông, liên kết có thể chia sẻ thông tin, dữ liệu, phục vụ cho hoạt động, nhiệm vụ chung của các đơn vị trong Bộ.

Khánh An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Điện mặt trời 0 đồng và câu chuyện “thầy bói xem voi”

Câu chuyện điện mặt trời 0 đồng vẫn chưa hết "nóng" và đang có cách hiểu, góc nhìn khác nhau. Vì sao?
Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.
Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng mới nhưng hiện thực hoá các động lực bằng thể chế và quyết tâm của doanh nghiệp mới quan trọng.
Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định: Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% - 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng.
Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Theo Tổng cục Thống kê, để kinh tế số đạt khoảng 20% GDP vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Đây là thông tin được lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 31/12.
Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành Công Thương Đà Nẵng trong năm 2023, 6 nội dung đã được địa phương này kiến nghị nhằm tạo động lực phát triển.
Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại cuộc họp Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí theo Quy hoạch điện VIII.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động