Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng: Bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu

Trước tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính đang là vấn đề cấp thiết, trong đó chuyển dịch năng lượng được xem là giải pháp quan trọng.

Yêu cầu cấp thiết

Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Bộ Công Thương, thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản và thực hiện quyết liệt các mục tiêu phát triển năng lượng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Điển hình như Nghị quyết 55-NQ/TW (2020) của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết 41-NQ/TW (2015) của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2035; Nghị quyết 140-NQ/CP của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 55; các Luật: Dầu khí, Điện lực, Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bảo vệ môi trường; bên cạnh đó là các chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, chiến lược phát triển bền vững, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia…

Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng: Bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu

Cần thúc đẩy chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ hơn nữa để giảm phát thải khí nhà kính

Nhờ sự vào cuộc đó, cơ cấu năng lượng sơ cấp của Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Cụ thể, đến năm 2019 thủy điện đạt 6,02%, than 47,46%, dầu thô 16,74%, sản phẩm dầu 9,78%, khí 9,49%, sinh khối, ethanol NLMT 9,9%, điện mặt trời 0,44%, điện gió 0,07%, điện nhập khẩu 0,11%. Cơ cấu khai thác năng lượng cũng chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ tiêu thụ điện trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng (TFEC) tăng liên tục cho thấy sự chuyển đổi các dạng nhiên liệu khác sang điện. Tuy nhiên, cơ cấu của than trong TFEC không có nhiều biến động, xấp xỉ ở mức 22-24%; các sản phẩm dầu không có biến động lớn, nhưng năng lượng tái tạo có tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận từ 7,2% năm 2010 lên 10,5% năm 2019.

Ghi nhận những kết quả tích cực song, TS. Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho rằng, Việt Nam là một trong sáu quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi biến đổi khí hậu. Điều này sẽ tác động rất lớn đến kinh tế, xã hội, môi trường của Việt Nam trong những năm tới. Do đó, để giảm thiểu tiêu cực do biến đổi khí hậu, cần thúc đẩy chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ hơn nữa để giảm phát thải khí nhà kính, các quyết định đầu tư và chính sách phải được thực hiện để khử carbon trong lĩnh vực năng lượng.

Cùng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Trần Đình Thiên nhấn mạnh, chuyển dịch năng lượng là câu chuyện sống còn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việc phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch thay thế cho năng lượng hóa thạch đã sử dụng trong thời gian dài, cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách

Một số mục tiêu của Việt Nam đưa ra nhằm chuyển dịch năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu như: Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030 lên mức 20% vào năm 2045; tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045; tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045…

Theo ông Hiển, các quan điểm, mục tiêu đưa ra tại Nghị quyết 55 đã khá rõ ràng, vấn đề cần sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan quản lý cần nhận diện, dự báo xu thế chuyển dịch năng lượng trên thế giới và làm rõ những vấn đề đặt ra đối với chuyển dịch năng lượng của Việt Nam trong từng ngành công nghiệp cụ thể, trong đó đề cập đến tác động của đại dịch Covid - 19 và suy thoái kinh tế. Trên cơ sở đó, đề xuất định hướng và các cơ chế, chính sách để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu nêu tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị.

Theo các chuyên gia, để thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam có hiệu quả, cần phát triển năng lượng tái tạo cùng các giải pháp công nghệ mới, hiện đại. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sâu vào lĩnh vực công nghệ.

Liên quan đến cơ chế, chính sách, ông Nguyễn Đức Hiển cho biết, Chính phủ đang xây dựng và triển khai nhiều chiến lược về năng lượng như: Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Sắp tới Quốc hội sẽ sửa đổi Luật Dầu khí, hoàn thiện các luật chuyên ngành về điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cùng các luật khác liên quan đến ngành năng lượng để làm cơ sở thực hiện hiệu quả hơn cơ chế thị trường; nghiên cứu, thực hiện luật hóa việc điều hành giá điện và một số ưu đãi cho dự án được khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực năng lượng; hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kiểm soát và điều phối điện lực; nghiên cứu, xây dựng và ban hành luật về năng lượng tái tạo.

Để thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam có hiệu quả, cần phát triển năng lượng tái tạo cùng các giải pháp công nghệ mới, hiện đại. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia sâu vào lĩnh vực công nghệ.

Đình Dũng - Bùi Hùng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Sáng 19/3 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm tham vấn về công nghệ tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam.
Bộ Công Thương đề nghị các Sở Công Thương giám sát thực hiện hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương đề nghị các Sở Công Thương giám sát thực hiện hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương vừa có công văn số 1655/BCT-TTTN gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy định về hóa đơn điện tử xăng dầu.
Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn về việc thực hiện hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo khẩn về việc thực hiện hoá đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương vừa có văn bản về việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hoá đơn điện tử theo quy định.
EVNHANOI đẩy mạnh điều chỉnh phụ tải điện

EVNHANOI đẩy mạnh điều chỉnh phụ tải điện

Nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện EVNHANOI đã và đang duy trì các chương trình chăm sóc đặc biệt, đem tới nhiều lợi ích cho các khách hàng.
Hà Tĩnh: Triển khai dự án LNG 60.000 tỷ đồng tại khu kinh tế Vũng Áng

Hà Tĩnh: Triển khai dự án LNG 60.000 tỷ đồng tại khu kinh tế Vũng Áng

Tỉnh Hà Tĩnh thống nhất triển khai dự án Nhà máy điện - khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và trung tâm kho cảng LNG tại khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh.

Tin cùng chuyên mục

Iran tăng cường sản xuất dầu; Mexico xây nhà máy điện lớn nhất Mỹ Latinh

Iran tăng cường sản xuất dầu; Mexico xây nhà máy điện lớn nhất Mỹ Latinh

Iran đã ký các thỏa thuận trị giá 13 tỷ USD với các công ty trong nước nhằm tăng cường sản xuất dầu trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ba Lan lên kế hoạch nâng cấp lưới điện nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Ba Lan lên kế hoạch nâng cấp lưới điện nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Theo nhà điều hành lưới điện Ba Lan (PSE), nước này lên kế hoạch đầu tư 16 tỷ USD vào lưới điện để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.
Dự trữ khí đốt ở châu Âu giảm xuống dưới 60%; EU giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga

Dự trữ khí đốt ở châu Âu giảm xuống dưới 60%; EU giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga

Dự trữ khí đốt tại các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất (UGS) ở châu Âu đang ở mức thấp kỷ lục trong tháng 3 và đã giảm xuống dưới 60%.
Chạy hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 cùng chung tay “Tiết kiệm điện”

Chạy hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 cùng chung tay “Tiết kiệm điện”

Sáng 16/3 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ phát động toàn dân thực hiện tiết kiệm điện và Giải chạy hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất năm 2024.
Indonesia tăng cường khai thác dầu mỏ; Mỹ mua dầu cho kho dự trữ chiến lược

Indonesia tăng cường khai thác dầu mỏ; Mỹ mua dầu cho kho dự trữ chiến lược

Cơ quan quản lý các hoạt động kinh doanh dầu khí thượng nguồn Indonesia (SKK Migas) sẽ phấn đấu đạt sản lượng dầu năm 2024 không dưới mức 600.000 thùng/ngày.
Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam nhập khẩu 214.064 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương hơn 143,9 triệu USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 28,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Sẽ lấy ý kiến góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trước tháng 4/2024

Sẽ lấy ý kiến góp ý về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trước tháng 4/2024

Chiều 15/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 15/3, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức họp Ban soạn thảo Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), cuộc họp do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Sáng 15/3, tại Hà Nội diễn ra họp báo công bố sự kiện Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam và chuỗi các hoạt động hưởng ứng sự kiện tại VN.
Anh xây dựng hàng loạt nhà máy điện khí mới; IEA nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ

Anh xây dựng hàng loạt nhà máy điện khí mới; IEA nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ

Thủ tướng Anh Rishi Sunak mới đây đã nêu lý do về quyết định xây dựng các nhà máy điện khí đốt mới.
Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhằm sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách về điện lực, ngày 15/3, tại Hà Nội, Thường trực Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Năng lượng tái tạo làm từ đá có thực sự khả thi?

Năng lượng tái tạo làm từ đá có thực sự khả thi?

Gần đây nhiều công ty đã sản xuất các hệ thống pin sử dụng các loại đá thông thường, có thể kết nối trực tiếp với năng lượng gió và mặt trời.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 14/3/2024: Xăng giảm nhẹ; giá dầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 14/3/2024: Xăng giảm nhẹ; giá dầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 14/3, theo đó mỗi lít xăng E5 RON 92 giảm 22 đồng, xăng RON 95 giảm 14 đồng; giá dầu tăng.
Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Để đảm bảo cung ứng điện năm 2024, nhất là các tháng cao điểm mùa khô, Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra các đơn vị phát điện.
Vận hành hệ thống điện tuần thứ 10: Huy động cao nhiệt điện than và năng lượng tái tạo

Vận hành hệ thống điện tuần thứ 10: Huy động cao nhiệt điện than và năng lượng tái tạo

Cục Điều tiết Điện lực cho biết, trong tuần thứ 10 từ 4-10/3, đã huy động cao nguồn nhiệt điện than và năng lượng tái tạo để tiết kiệm nước cho thuỷ điện.
Giải bài toán năng lượng cho các trạm sạc tại Việt Nam

Giải bài toán năng lượng cho các trạm sạc tại Việt Nam

Hơn 20.000 ô tô điện đã được sử dụng tại Việt Nam, tuy nhiên, số lượng trạm sạc trên đường còn thiếu, nguyên nhân do thiếu chính sách cho lĩnh vực này.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương lấy ý kiến về quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương sẽ lấy ý kiến rộng rãi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân về Dự thảo Thông tư Quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, kiến tạo tương lai xanh

Đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, kiến tạo tương lai xanh

Tắt hết các thiết bị điện khi không sử dụng là phương pháp đơn giản và giúp tiết kiệm điện hiệu quả.
Bình Dương: Năm 2023 sản lượng điện tiết kiệm đạt 366 triệu kWh

Bình Dương: Năm 2023 sản lượng điện tiết kiệm đạt 366 triệu kWh

Sản lượng điện tiết kiệm năm 2023 trong toàn tỉnh Bình Dương là 366 triệu kWh điện, đạt 115,04% so với kế hoạch.
Khánh thành nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1: Tăng nguồn cung điện cho nền kinh tế

Khánh thành nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1: Tăng nguồn cung điện cho nền kinh tế

Ngày 13/3, Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1-dự án năng lượng trọng điểm, đóng góp nguồn cung điện cho Khánh Hòa cũng như khu vực phía Nam đã được khánh thành.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động