Thúc đẩy các động lực tăng trưởng ngay từ đầu năm

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngay từ đầu năm, Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đã có những giải pháp nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng.
Tín dụng 2024 sẽ tập trung cho các động lực tăng trưởng Đề xuất áp thuế GTGT 5% với phân bón: Động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp Thủ tướng chia sẻ 4 giải pháp thúc đẩy chuyển đổi, kiến tạo thúc đẩy tăng trưởng mới của Việt Nam

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tại kỳ họp cuối năm 2023, Quốc hội đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế - GDP năm 2024 ở mức 6 - 6,5%. Với con số này, nhiều tổ chức tài chính đánh giá, không quá khó để Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng của năm 2024. Ông James Cheo, Trưởng bộ phận đầu tư Khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Khối Dịch vụ ngân hàng tư nhân toàn cầu của HSBC khẳng định, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6% vào năm 2024.

“Sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam năm 2024 sẽ đến từ sự kết hợp giữa chi tiêu tiêu dùng và đầu tư. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ có thể vẫn sẽ tiếp tục vào năm 2024, hỗ trợ ngành sản xuất của Việt Nam. Chu kỳ thương mại toàn cầu mới phục hồi sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có thể sẽ chứng kiến sự tăng trưởng dần du lịch quốc tế. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng GDP ở mức 6% vào năm 2024, nhanh hơn năm 2023”, đại diện HSBC nhận định.

Ông Cheo nói thêm: “Lạm phát khá ổn định nhưng có thể rủi ro tăng do giá năng lượng hoặc lương thực cao hơn dự kiến, chúng tôi cho rằng, cơ quan quản lý tiền tệ Việt Nam sẽ thận trọng và giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm nay. Chúng tôi dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tiến tới mức 24.400 vào cuối năm 2024”.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, ngay từ đầu năm, Chính phủ và các bộ ngành đã có những giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Theo đó, Chính phủ đã liên tiếp ban hành 2 Nghị quyết lớn nhằm thúc đẩy kinh tế đất nước là: Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và Nghị quyết 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

tăng trưởng kinh tế
Năm 2024, Chính phủ sẽ ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đáng chú ý, khác với các năm trước, thay vì đặt mục tiêu hàng đầu là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, trong năm 2024, Chính phủ sẽ ưu tiên tập trung “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, sau đó mới tới nội dung “giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn”.

Đồng thời, thay vì lồng ghép Nghị quyết 02 vào trong Nghị quyết 01 như năm 2023, thì sự trở lại của Nghị quyết 02 độc lập là một điểm mới, thể hiện thông điệp “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng, cần sự tập trung giải quyết của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương”.

Với những động thái mới và chủ trương từ Chính phủ, các chuyên gia cho rằng, nền kinh tế sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024. Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu quan điểm, về phương hướng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đều nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, Chính phủ nhấn mạnh 16 chữ vàng với 4 thông điệp hành động “Kỷ cương Trách nhiệm, Chủ động Kịp thời, Tăng tốc Sáng tạo và Hiệu quả Bền vững”.

Theo ông Hiếu, ở đây có các nhóm giải pháp như: Thúc đẩy đầu tư công, kinh tế xanh, bền vững. “Điểm mới là các động lực cho phát triển xanh và bền vững, yêu cầu vốn tín dụng tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi xanh và phát triển bền vững”, ông Hiếu chỉ ra.

Còn TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia nhận định, Việt Nam không thể tránh được những tác động từ tình hình khó khăn của kinh tế thế giới, nhưng những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế hiện khá rõ nét. Nền kinh tế có nhiều động lực cho tăng trưởng năm 2024, như: Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu; thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại; dịch vụ, tiêu dùng tăng khá; đầu tư công được đẩy mạnh, rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn; lạm phát và lãi suất đang giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, rủi ro nợ xấu trong tầm kiểm soát…

Các bộ, ngành, địa phương vào cuộc

Năm 2024 là năm quan trọng tạo đà thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của cả giai đoạn 2021 - 2025. Do đó, đầu tư công vẫn được xác định là động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng, là vốn mồi dẫn dắt, thu hút tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Đầu tư công vẫn được xác định là động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng

Xác định rõ mục tiêu này, các bộ, ngành, địa phương đã không chần chừ, bắt đầu hành động trước hết là khơi thông nguồn lực đầu tư công làm động lực lan tỏa cho tăng trưởng. Theo đó, để đẩy nhanh việc giải ngân 677.349 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư công ngay từ tháng đầu, quý đầu của năm, với trọng trách được giao, Bộ Tài chính đã có công văn (số 405/BTC-ĐT) đôn đốc các bộ, ngành, địa phương phân bổ, nhập dự toán Tabmis (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024.

Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết vốn kế hoạch đầu tư công cho từng nhiệm vụ, dự án đã đủ điều kiện giao vốn, theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của Chính phủ hiện hành; gửi Bộ Tài chính làm cơ sở để thực hiện kiểm tra việc phân bổ và thanh toán kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách nhà nước năm 2024.

Đồng thời Bộ Tài chính cho biết, hiện đã triển khai nhập Tabmis năm 2024 từ cấp 0 xuống cấp 1 cho các bộ, cơ quan trung ương đảm bảo hoàn thành trước 31/12/2023; đồng thời đang triển khai nhập Tabmis năm 2024 từ cấp 0 xuống cấp 4 cho các địa phương. Do đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương nhập dự toán trên Tabmis đảm bảo theo đúng thời gian đã quy định để cơ quan tài chính có cơ sở phê duyệt, đảm bảo dự toán giải ngân cho các dự án.

Để việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 được thuận lợi, cơ quan này đã yêu cầu Kho bạc Nhà nước tăng cường việc nhận và gửi hồ sơ làm cơ sở kiểm soát, thanh toán theo hình thức trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau” cho từng lần giải ngân cho đến khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng thì mới chuyển sang hình thức “kiểm soát trước, thanh toán sau”.

Cũng liên quan tới giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu các đơn vị trong ngành lập kế hoạch giải ngân chi tiết theo từng tháng, quý, xác định "đường găng" giải ngân đối với từng dự án, báo cáo Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Đầu tư) trong tháng 01/2024 làm cơ sở điều hành và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của đơn vị.

Tại các địa phương, công tác giải ngân vốn đầu tư công đang được các cấp lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt. Đơn cử như tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 trên 7.669 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã phân bổ chi tiết trên 5.386 tỷ đồng. Để không bị động và không dồn việc giải ngân vốn đầu tư công vào cuối năm, lãnh đạo tỉnh này đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đối với phần vốn chưa được giao; giữ lại một phần vốn địa phương để phòng các tình huống phát sinh; tham mưu phân bổ nguồn vốn, tránh tình trạng dồn vào cuối năm, nếu không kịp điều chuyển thì phải tìm hướng để điều chuyển phù hợp, đúng quy định.

Đồng thời, lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các chủ đầu tư phải làm việc với địa phương để thống nhất tiến độ giải phóng mặt bằng, sau đó gửi UBND tỉnh để có lịch làm việc cụ thể. Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh về cơ sở pháp lý cho việc tách công tác giải phóng mặt bằng và xây lắp trong 1 dự án thành 2 hợp phần riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải ngân vốn đầu tư công.

Không chỉ có đầu tư công, với các động lực tăng trưởng khác như sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, xuất nhập khẩu các bộ ngành cũng vào cuộc từ sớm. Cụ thể, nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo đã giao toàn bộ hạn mức tín dụng cho các Ngân hàng thương mại ngay từ đầu năm mới, thay vì chia ra làm 2-3 đợt như trước. Với mục tiêu năm 2024 là tăng trưởng tín dụng khoảng 15%. Ước tính sẽ có khoảng 2 triệu tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế trong năm nay. Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đồng thời, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Tại Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã ký ban hành chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Chương trình nhằm mục tiêu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Chính phủ giao cho ngành Công Thương năm 2024. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 7 - 8%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%; Điện sản xuất và nhập khẩu đạt 306,259 tỷ kWh; điện thương phẩm đạt 262,26 - 269,3 tỷ kWh.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%, cán cân thương mại duy trì xuất siêu khoảng 15 tỷ USD; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 9%; tăng trưởng thương mại điện tử B2C khoảng 18 - 20%.

Trong chương trình hành động, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc ngành. Cụ thể, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong đó, tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực nội sinh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững. Đảm bảo ổn định các cân đối lớn của ngành. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính và đổi mới doanh nghiệp, cơ cấu lại một cách hiệu quả, thực chất công tác đầu tư công.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách gắn vói nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả…

Thùy Linh - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và cắt băng khánh thành dự án tại điểm cầu ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thuộc dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Phó Thủ tướng kiểm tra 4 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 25/4/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đã kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động