Thừa Thiên Huế: Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững

Thừa Thiên Huế thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ nguồn vốn chính sách, qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.
Thừa Thiên Huế: Hơn 500 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo bền vững Thừa Thiên Huế: Chiếu phim lưu động, tuyên truyền pháp luật tại các huyện miền núi Thừa Thiên Huế: Phát huy sức mạnh hệ thống chính trị trong công tác giảm nghèo bền vững

Nhiều hộ nghèo, học sinh tiếp cận vốn chính sách

Theo báo cáo của Ban đại diện Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thừa Thiên Huế, 6 tháng đầu năm 2023, Ban đại diện tỉnh đã chỉ đạo NHCSXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế, tập trung triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp.

Thừa Thiên Huế: Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững
Nhiều hộ gia đình khó khăn nhờ nguồn vốn tín dụng đã mở rộng, cải tạo vườn tược nâng cao thu nhập

Vì vậy, trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, tiếp tục có sự chuyển biến rõ nét, tích cực, tăng trưởng đi đôi với chất lượng ổn định, bền vững. Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH các cấp đã được kiện toàn kịp thời, đảm bảo hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban đại diện luôn được thông suốt; tổ chức các phiên họp định kỳ đầy đủ theo quy định, sau cuộc họp Ban đại diện đã ban hành Nghị quyết để chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Tính đến cuối tháng 6/2023, nguồn vốn chính sách toàn Chi nhánh là 4.037,9 tỷ đồng, tăng 237,8 tỷ đồng so với năm 2022, tăng 6,26% (nguồn vốn trung ương tăng 5,66%, nguồn vốn địa phương tăng 19,05%). Tổng dư nợ đạt 3.997,8 tỷ đồng, tăng 199 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 5,24%. Doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm là 802,9 tỷ đồng, với 17.062 lượt khách hàng được vay vốn, tập trung chủ yếu vào chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay học sinh sinh viên, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay giải quyết việc làm,… Đến 30/6/2023, tổng nguồn vốn được giao các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ là 401.236 triệu đồng. Hiện nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 141 điểm giao dịch của Ngân hàng chính sách cấp xã.

Góp phần giảm nghèo bền vững

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 6 tháng đầu năm 2023, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Theo đó, đã đáp ứng kịp thời cho 17.062 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được vay vốn từ NHCSXH để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống; 799 hộ vay vốn Chương trình hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn,…

Thừa Thiên Huế: Vốn tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững
Nhiều phụ nữ huyện miền núi A Lưới mở rộng sản xuất kinh doanh

Thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 2.879 lao động, tạo điều kiện để người lao động phát triển sản xuất, giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người lao động trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng cao tại các địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện cho 176 lao động được vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, thông qua chương trình tín dụng học sinh sinh viên đã đáp ứng cho 244 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn, cho vay 181 hộ xây dựng 181 căn nhà với tổng số tiền giải ngân gần 73,071 tỷ đồng từ nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội…

Ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao những nỗ lực của các thành viên ban đại diện trong việc thúc đẩy đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến gần hơn với các đối tượng chính sách, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm 2023. Từ đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Thanh Bình, cần khai thác tốt nguồn vốn ủy thác, kết hợp các nhóm nguồn lực để người dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện để các nhóm đối tượng được vay vốn để sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, đề nghị các sở, ban ngành liên quan quan tâm hơn nữa trong việc phối hợp với NHCSXH tham mưu thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh có hiệu quả hơn. Các tổ chức chính trị - xã hội cần rà soát các nhóm đối tượng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn nhận uỷ thác của NHCSXH, quản lý chặt chẽ nguồn vốn tín dụng chính sách đã được ủy thác đảm bảo an toàn vốn.

“Tiếp tục thực hiện Kết luận, Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng, Chỉ thị của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội tại địa phương một cách hiệu quả và thiết thực hơn nữa trong giai đoạn mới, trọng tâm là tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, gắn với các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, sử dụng vốn đúng mục đích, ngăn chặn việc trục lợi tín dụng chính sách”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Thừa Thiên HuếNguyễn Thanh Bình đề nghị.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.

Tin cùng chuyên mục

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số đang tạo chuyển biến rõ nét khi kết hợp giữa phát triển hạ tầng hiện đại với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã tạo đà cho nhiều sản phẩm nông nghiệp thành công, từ truy xuất nguồn gốc đến mở rộng tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dù sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng chuyển đổi số trong du lịch nông thôn nhiều nơi vẫn chậm triển khai, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế địa phương.
Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng đang mở ra hướng đi mới trong quản lý nông thôn mới hiện đại, minh bạch và bền vững.
Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.
Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Kinh tế tuần hoàn mở hướng đi bền vững cho nông thôn mới, đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp xanh – sạch.
Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt kế hoạch 2024, Bình Điền đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định 2025 – Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông
Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách xã hội đang trở thành đòn bẩy trong việc phát triển mô hình nông thôn mới, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế.
Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Nhiều em học sinh nông thôn đang tạo dấu ấn với những sáng kiến công nghệ thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.
Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh không còn là khái niệm xa vời khi công nghệ đã hiện diện trong quản lý, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn.
Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Người dân Gia Lai đang viết tiếp hành trình đưa nông sản bản địa chạm tay thị trường trong và ngoài nước nhờ thay đổi tư duy trong thời đại chuyển đổi số.
Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Làn sóng cán bộ trẻ về nông thôn đang tạo ra thay đổi tích cực và chứng kiến hành trình vượt qua thử thách của những "ngọn lửa" nhiệt huyết.
Mobile VerionPhiên bản di động