Thứ tư 30/04/2025 03:48

Thừa Thiên Huế: Vì sao nguyên giám đốc CDC trở lại làm việc sau nhiều tháng bị tạm giam?

Hơn 1 năm bị khởi tố, tạm giam, nguyên giám đốc và nguyên kế toán trưởng CDC Thừa Thiên Huế đã quay trở lại đơn vị cũ làm việc.

Ngày 9/8, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huếcho biết, Giám đốc Sở Y tế Trần Kiêm Hảo vừa ban hành hai thông báo cho phép hai bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên Huế là ông Hoàng Văn Đức (sinh năm 1970) - nguyên giám đốc và ông Hà Thúc Nhật (sinh năm 1983) - nguyên kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính kế toán CDC Thừa Thiên Huế được quay trở lại đơn vị cũ công tác, kể từ ngày 8/8/2023.

Ông Hoàng Văn Đức (thứ 2 từ trái sang) thời điểm bị lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế đọc lệnh tạm giam

Cụ thể, các thông báo nêu rõ, căn cứ Quyết định số 01/QĐ-CSĐT ngày 14/7/2023 của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Thừa Thiên Huế về quyết định tạm đình chỉ điều tra các bị can Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật.

Đồng thời, căn cứ Quyết định số 02/QĐ-CSKT ngày 14/7/2023 của Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự; cũng như căn cứ Công văn số 1409/SNV-TCCC ngày 7/8/2023 của Sở Nội vụ Thừa Thiên Huế về việc phúc đáp Công văn số 2725/SYT-TCCB của Sở Y tế.

Được biết, nguyên nhân vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Thừa Thiên Huế bị tạm đình chỉ là do hết thời hạn điều tra. Cơ quan CSĐT Công an Thừa Thiên Huế đang chờ kết quả trả lời của Hội đồng định giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế về định giá một số mặt hàng trong các gói thầu sai phạm. Và khi nào có kết quả từ Hội đồng định giá, Cơ quan CSĐT Công an Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục khôi phục vụ án để điều tra theo quy định.

Trước đó, ngày 17/2/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật về hành vi “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Các quyết định trên được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn ngày 17/2/2022. Sau đó các lực lượng chức năng đã khám xét tại nhà và nơi làm việc của hai bị can, cơ quan công an thu giữ nhiều tài liệu, tiền mặt liên quan đến vụ án.

Qua điều tra, cơ quan công an phát hiện, các bị can có nhiều sai phạm liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, hóa chất, quần áo bảo hộ, kit test… phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra trên địa bàn Thừa Thiên Huế, các sai phạm này kéo dài từ năm 2020 đến năm 2021.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Công ty Đức Khải bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 560 tỷ đồng

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa thông tin mới nhất về vụ sản xuất 21 loại thuốc giả