Thừa Thiên Huế: Vì sao khách du lịch nội địa không tăng?

Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, qua 7 tháng đầu năm 2019 lượng khách đến tham quan các điểm di tích Huế có tăng nhưng tỷ lệ tăng rất nhỏ, đặc biệt lượng khách nội địa giảm so với cùng kỳ.    
thua thien hue vi sao khach du lich noi dia khong tang
Ông Võ Lê Nhật - Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế tại buổi họp báo công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa Huế 7 tháng đầu năm 2019

Theo đó, trong 7 tháng đầu năm 2019, lượng khách ngoại quốc đến tham quan các điểm di tích Huế đạt 1,388 triệu lượt khách, tăng 1,22% so với cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2018 (cụ thể tăng 16.795 lượt khách); lượng khách nội địa đạt 804 ngàn lượt khách, giảm 2,12% so với cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2018 (cụ thể giảm 17.422 lượt khách).

Như vậy tổng lượng khách 7 tháng đạt 2,192 triệu lượt khách, giảm 0,02% so với cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2018 (cụ thể giảm 627 lượt khách). Qua đó, doanh thu bán vé tham quan đạt 246,3 tỷ đồng tăng 0,8% so với cùng kỳ (cụ thể tăng 1,978 tỷ đồng), đạt 61,5% so với kế hoạch giao.

Lý giải về việc vì sao khách du lịch nội địa không tăng, ông Võ Lê Nhật – Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, một mặt thời tiết hiện nay ở miền Trung nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng không được thuận lợi (mùa hè thì nắng nóng cực đoan kéo dài, mùa mưa thì thường xuyên xảy ra mưa bão, lũ lụt), chính vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến lượng khách trong nước và quốc tế đến tham quan các điển di tích Huế. Mặt khác, là do xu hướng chuyển đổi nhu cầu điểm đến. Du khách nội địa hiện nay thường chọn cho mình các tour du lịch nghỉ dưỡng, khám phá môi trường cảnh quan thiên nhiên, các khu du lịch sinh thái, biển đảo… Ngoài ra, hiện nay khách nội địa đang chú ý đến hình thức du lịch tâm linh gắn với miếu mạo, đình chùa. Đây chính là những điểm thu hút du khách đến tham quan, nghe giảng và trải nghiệm đời sống thiền tu Đạo Phật và các tôn giáo, tín ngưỡng chính thống khác. Vì vậy, không chỉ riêng gì di tích Huế mà ngay các khu tham quan di tích lịch sử văn hóa ở các địa phương khác, lượng khách du lịch trong nước vẫn có sự sụt giảm đáng kể, ông Nhật cho biết thêm.

Theo Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, ngoài các hoạt động dịch vụ - du lịch, bảo tồn, tôn tạo cảnh quan môi trường di tích, trưng bày, triển lãm, thuyết minh… đã có lâu này thì hiện đơn vị đã hoàn chỉnh hai đề án trình UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét thông qua đó là công tác nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường các hoạt động trình diễn phục vụ du khách như trưng bày, trình diễn Nhã nhạc tại Nhật Thành lâu (Đại nội Huế), biểu diễn ca Huế, tái hiện các hoạt cảnh của các nghệ nhân xưa chăm sóc, uốn sửa, cắt tỉa cây tại Vườn Thiệu Phương; xây dựng kịch bản tái hiện Lễ thiết đại triều tại Điện Thái Hòa (Đại nội Huế), tái hiện đời sống sinh hoạt nội cung, tăng cường hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, đầu tư hệ thống wifi, camera an ninh, nâng cấp, sửa chữa hệ thống nhà vệ sinh các điểm di tích… Đặc biệt, tích cực phối hợp với các sở, ban ngành để đẩy nhanh tiến độ đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh Thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. Đây là đề án có quy mô lớn (di dời 4.201 hộ dân) có tầm chiến lược và mang ý nghĩa lịch sử, làm cơ sở pháp lý hết sức thuận lợi cho việc tập trung các nguồn lực đầu tư để triển khai các dự án được đảm bảo đồng bộ và phát huy hiệu quả giá trị khai thác góp phần chỉnh trang diện mạo của đô thị di sản và sinh thái.

thua thien hue vi sao khach du lich noi dia khong tang
Lộ trình áp dụng mức điều chỉnh tăng các điểm tham quan tại di sản Huế bắt đầu từ ngày 1/1/2020

Được biết, nhằm đảm bảo nguồn thu từ phát huy giá trị di tích để bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế, vừa qua HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã bàn và thông qua Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế. Lộ trình điều chỉnh tăng được áp dụng từ ngày 1/1/2020.

Theo đó, mức điều chỉnh tăng lần này được phân chia theo 4 khu vực tham quan (chủ yếu áp dụng cho khách quốc tế và khách nội địa): nhóm 1, quần thể di tích Hoàng Cung Huế tăng từ 150.000 đồng lên 200.000 đồng (tăng 33%); nhóm 2, quần thể các lăng vua Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng tăng từ 100.000 đồng lên 150.000 đồng (tăng 50%); nhóm, 3 quần thể các lăng vua Gia Long, Thiệu Trị, Đồng Khánh, điện Hòn Chén tăng 40.000 đồng lên 50.000 đồng (tăng 25%); nhóm 4, khu di tích Cung An Định, Đàn Nam Giao tăng từ 20.000 đồng lên 50.000 đồng (tăng 150%).

Riêng giá vé gộp tuyến 3 điểm tham quan gồm: Hoàng Cung Huế -lăng Vua Minh Mạng – Khải Định được giảm từ 500.000 đồng xuống 420.000 đồng; tuyến 4 điểm tham quan gồm: Hoàng Cung Huế - lăng Vua Minh Mạng – Tự Đức – Khải Định được giảm từ 650.000 đồng xuống còn 530.000 đồng; Tuyến gộp các điểm di tích (tham quan các điểm di tích) được giảm từ 950.000 đồng xuống còn 580.000 đồng.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc ký kết ghi nhớ xúc tiến chương trình phúc lợi tại Vinpearl cho viên chức

Trung tâm xúc tiến Du lịch và đầu tư Kiên Giang, Hiệp hội công ích chung Hàn Quốc (POBA), Công ty Cổ phần Vinpearl (Tập đoàn Vingroup) ký kết biên bản ghi nhớ.
Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Gấp rút chuẩn bị cho chương trình Caravan trên biển đầu tiên tại Việt Nam

Hiện nay, công tác chuẩn bị cho Chương trình Carnaval Hạ Long 2024 đang được gấp rút hoàn thành trước khi diễn ra lễ khai mạc sự kiện vào ngày 28/4 sắp tới.
Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt là điểm đến được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đà Lạt và Đà Nẵng là hai trong số những điểm du lịch trong nước được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất.
Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Lâm Đồng: Dự án sách “Xứ sở lạ lùng” bay xa đến với độc giả muôn phương

Trong khuôn khổ chương trình đoàn tàu du lịch "Hành trình Đêm Đà Lạt" diễn ra tại ga Đà Lạt, dự án sách “Xứ sở lạ lùng” đang được lan toả, bay xa.
Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Lao động ngành du lịch nguy cơ mất việc trên “sân nhà”

Nhân lực du lịch Việt Nam hiện đang vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, dẫn đến chất lượng phục vụ du lịch còn thấp, sức cạnh tranh yếu.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Du lịch biển Sầm Sơn 2024 có tổ hợp quần thể vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc

Thanh Hóa: Du lịch biển Sầm Sơn 2024 có tổ hợp quần thể vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc

Ngày 27/4, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 và Khánh thành quảng trường biển với tổ hợp quần thể vui chơi giải trí hàng đầu miền Bắc
Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch

Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024: Thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch

Sáng 16/4, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về Chương trình Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
Chuyển đổi xanh để du lịch Việt Nam phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh để du lịch Việt Nam phát triển bền vững

Việt Nam đã từng bước triển khai du lịch xanh, nhằm hạn chế những tác động xấu đến môi trường sống của con người.
Doanh nghiệp chạy đua kích cầu du lịch hè tại VITM Hà Nội 2024

Doanh nghiệp chạy đua kích cầu du lịch hè tại VITM Hà Nội 2024

Hội chợ Du lịch quốc tế (VITM Hà Nội 2024) đang diễn ra sôi động, thu hút nhiều người dân thủ đô đến tham quan và "săn" tour giảm giá.
Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Du lịch Lâm Đồng tiếp tục vững đà tăng trưởng

Hết quý I/2024, lượng khách đến Lâm Đồng ước đạt 2,38 triệu lượt, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 24,5% kế hoạch năm 2024.
Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Một hành trình nhiều trải nghiệm

Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Một hành trình nhiều trải nghiệm

Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thúc đẩy liên kết, xúc tiến điểm đến, xây dựng, định vị thị trường, sản phẩm du lịch và dịch vụ mới.
Thúc đẩy quảng bá, liên kết phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Thúc đẩy quảng bá, liên kết phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 vùng trọng điểm du lịch của cả nước với hệ thống tài nguyên du lịch phong phú và mang tính đặc thù, độc đáo.
Hội chợ Du lịch TP. Hồ Chí Minh 2024: Hướng đến phát triển du lịch bền vững

Hội chợ Du lịch TP. Hồ Chí Minh 2024: Hướng đến phát triển du lịch bền vững

Hội chợ Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 18 (ITE HCMC 2024) sẽ diễn ra từ ngày 5-7/9 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày là cơ hội tuyệt vời cho ngành du lịch

Nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày là cơ hội tuyệt vời cho ngành du lịch

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 là thời điểm lý tưởng cho ngành du lịch phát triển, đặc biệt nếu đề xuất kỳ nghỉ này kéo dài 5 ngày sẽ là cơ hội thuận lợi để thu hút khách.
Ninh Thuận kỳ vọng hút khách từ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam

Ninh Thuận kỳ vọng hút khách từ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam

Các doanh nghiệp du lịch Ninh Thuận tiếp cận, giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch đến với du khách tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024.
Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

Khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024

Sáng nay (ngày 11/4) chính thức khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam (VITM Hà Nội 2024), sự kiện quy tụ trên 700 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Website quảng bá du lịch Việt Nam xếp vào top đầu trong khu vực

Website quảng bá du lịch Việt Nam xếp vào top đầu trong khu vực

Website quảng bá du lịch Việt Nam (vietnam.travel) đang được xếp vào tốp đầu trong khu vực, vượt qua website du lịch của Thái Lan.
Du lịch Vĩnh Long phát huy lợi thế liên kết vùng

Du lịch Vĩnh Long phát huy lợi thế liên kết vùng

Nhiều điểm đến văn hóa, du lịch đã thành công trong thu hút khách du lịch giúp tổng lượng khách đến Vĩnh Long đạt 426.557 lượt, tăng 3,2% so với cùng kỳ.
Ninh Thuận: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ninh Thuận: Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ninh Thuận phấn đấu đến năm 2030, ngành du lịch sẽ phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo hướng “Bền vững - Chất lượng cao - Độc đáo”.
Traveloka hợp tác Hồng Kông (Trung Quốc) để phát triển du lịch ở Đông Nam Á

Traveloka hợp tác Hồng Kông (Trung Quốc) để phát triển du lịch ở Đông Nam Á

Traveloka - nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á hợp tác với Tổng cục Du lịch Hồng Kông (Trung Quốc) để nâng cao trải nghiệm du lịch tại khu vực này.
Đề xuất lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày: Doanh nghiệp du lịch phấn khởi được “tiếp sức”

Đề xuất lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày: Doanh nghiệp du lịch phấn khởi được “tiếp sức”

Doanh nghiệp ngành du lịch đang phấn khởi và chờ đề xuất kỳ nghỉ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày được thông qua nhằm kích cầu, phục hồi du lịch trong nước.
Ẩm thực là “sứ giả” đặc biệt giữ chân du khách lâu hơn

Ẩm thực là “sứ giả” đặc biệt giữ chân du khách lâu hơn

Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong việc góp phần quảng bá hình ảnh du lịch và níu chân du khách bởi mang tới nét đặc trưng của vùng miền.
TP. Hồ Chí Minh: Đưa công nghệ xanh vào phát triển du lịch

TP. Hồ Chí Minh: Đưa công nghệ xanh vào phát triển du lịch

Phát huy chủ đề "Xanh trên mỗi hành trình", TP. Hồ Chí Minh khuyến khích hệ sinh thái du lịch ứng dụng giải pháp xanh, ứng dụng công nghệ để du khách tiếp cận.
Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc kêu gọi đề cử cho Giải thưởng Làng du lịch tốt nhất 2024

Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc kêu gọi đề cử cho Giải thưởng Làng du lịch tốt nhất 2024

Tổ chức Du lịch Liên Hợp quốc (UN Tourism) đang kêu gọi đề cử cho Giải thưởng Làng Du lịch tốt nhất 2024 tới các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Trải nghiệm “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

Trải nghiệm “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”

Người dân Thủ đô và du khách đã được tham quan và trải nghiệm một Sa Pa thu nhỏ giữa lòng Hà Nội trong “Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội”.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động