Thừa Thiên Huế: Văn hóa vừa là động lực vừa là nền tảng phát triển kinh tế

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tại Hội thảo xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được tổ chức sáng ngày 25/10 tại thành phố Huế. Hội thảo do Ban kinh tế Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thực hiện.    
thua thien hue van hoa vua la dong luc vua la nen tang phat trien kinh te
Toàn cảnh hội thảo

Thông tin tại hội thảo, ông Lê Trường Lưu – Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2009 Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 48-KL/TW “về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020”. Trong 10 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh đã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc Kết luận 48 của Bộ Chính trị, đạt được những thành tích nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện vẫn chưa đạt được mục tiêu “Xây dụng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Bình – Trưởng Ban kinh tế Trung ương nhấn mạnh, hội thảo lần này có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó đề nghị lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương, địa phương, các nhà khoa học trao đổi, thảo luận, làm rõ các kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và làm rõ những nguyên nhân, đề xuất về tầm nhìn, định hướng, mục tiêu phát triển của thành phố Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Trong đó, các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận trọng tâm vào một số nội dung: Phân tích dựa trên nền tảng đặc thù, đặc trưng của Huế, con người Huế, di sản Huế, Trưởng Ban kinh tế trung ương gợi mở.

thua thien hue van hoa vua la dong luc vua la nen tang phat trien kinh te
Ông Nguyễn Văn Bình - Trưởng Ban kinh tế Trung ương phát biểu

Theo ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48, tỉnh Thừa Thiên Huế dần sát lập được vị trí là đô thị “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Từng bước phát huy được vị thế của trung tâm văn hóa, khoa học và công nghệ, y tế, lớn của cả nước. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch đạt nhiều kết quả, đô thị Huế được công nhận là “thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “thành phố văn hóa ASEAN”, “thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “thành phố Xanh quốc gia”; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) giai đoạn 2009 – 2018 đạt 7,2%/năm cao hơn bình quân chung cả nước; quy mô kinh tế tăng khá gấp 1,9 lần; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: du lịch - dịch vụ (49,33%), công nghiệp & xây dựng (30,86%), nông nghiệp (11,37%); trong đó, dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo; du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh; kinh tế biển và đầm phá đang dần trở thành động lực phát triển.

Mục tiêu phát triển của Thừa Thiên Huế đến năm 2030 trở thành thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; là trung tâm lớn và đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tể chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao... Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản, thành phố Festival, trung tâm du lịch, văn hóa và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.

thua thien hue van hoa vua la dong luc vua la nen tang phat trien kinh te
Thừa Thiên Huế kiến nghị cần có cơ chế đặc thù để phát triển "Thành phố Di sản quốc gia theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh"

Trên cơ sở thực hiện các mục tiêu đề ra, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề xuất kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ về cơ chế đặc thù cho tỉnh Thừa Thiên Huế. “Để Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh thì cần thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù đối với Thừa Thiên Huế, đặt trong mối tương quan hợp lý với các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) trên một số lĩnh vực như: Cơ sở hạ tầng, di sản, văn hóa, du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học và công nghệ; quản lý quy hoạch, đất đai, quản lý đô thị, đầu tư, ngân sách...”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị.

Cũng tại hội thảo, đã có 19 bài viết, tham luận của các giáo sư, tiến sĩ ở các Bộ, ngành, sự góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực để Thừa Thiên Huế phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế hiện có. Đồng thời, các đại biểu đã tập trung thảo luận những vấn đề, nội dung trọng tâm như đánh giá, làm rõ kết quả tổ chức thực hiện Kết luận 48 trong 10 năm qua; làm rõ và sâu sắc các bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thực hiện Kết luận; nhận diện, phân tích đúng bối cảnh trong nước và quốc tế, làm rõ cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Thừa Thiên Huế giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề xuất triết lý phát triển, tầm nhìn và hệ mục tiêu phát triển của Thừa Thiên Huế trong tương lai tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước; đề xuất kịch bản phát triển và các giải pháp phát triển Thừa Thiên Huế giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cần làm rõ các giải pháp có tính đột phá trong thời gian tới.

thua thien hue van hoa vua la dong luc vua la nen tang phat trien kinh te
Tiết mục nghệ thuật tại Festival Huế 2018 - Huế thành phố Festival của Việt Nam

Phát biểu kết luận hội thảo, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đánh giá, Thừa Thiên Huế có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cái đặc thù, đặc trưng nhất của Thừa Thiên Huế là nền tảng văn hóa Huế, đó mới là cái bền vững, là cái riêng có của Huế. Do vậy, Huế phải dựa trên quan điểm lấy văn hóa vừa là động lực vừa là nền tảng để phát triển kinh tế. Nếu không dựa vào quan điểm này thì Huế khác gì các thành phố, địa phương khác và nếu không khác làm gì có cơ chế đặc thù. Tuy nhiên, bên cạnh lấy văn hóa làm nền tảng thì các ngành kinh tế khác khi phát triển cũng dựa trên nền tảng văn hóa cốt lõi này. Từ văn hóa, tính cách của người Huế đề ra hướng phát triển Thừa Thiên Huế thành trung tâm giáo dục; phát triển theo hướng khoa học công nghệ phục vụ cho bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa di sản theo hướng thành phố thông minh; phát triển công nghiệp theo hướng sạch, xanh, thân thiện với môi trường, sử dụng nhiều trí tuệ; phát triển thành trung tâm đào tạo y khoa, chữa bệnh của cả nước; phát triển nông nghiệp trên nền tảng phát triển nông sản sạch, chất lượng cao, đào tạo để nông dân làm du lịch …

“Qua hội thảo, Ban kinh tế Trung ương nhất trí với các kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên Huế và nhiều chuyên gia về việc đề xuất Bộ Chính trị ban hành một nghị quyết mới cho Thừa Thiên Huế là Thành phố Di sản trực thuộc Trung ương, ban hành các tiêu chí để tạo sự phát triển đột phá của tỉnh trong tương lai", Trưởng Ban kinh tế Trung ương nhấn mạnh.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gỡ khó cho 2 dự án tỷ USD ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Phấn đấu đến năm 2030 có 100% các Cục, Tổng cục thuộc ngành Công Thương có tổ chức pháp chế

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đề xuất mới về nhận chuyển quyền sử dụng đất cho dự án nhà ở thương mại

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Trình Quốc hội việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời, làm rõ vấn đề tin giả trên mạng xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực, vượt trội

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Thượng tá Bùi Xuân Bình giữ chức vụ Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Vùng 4 Hải quân

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về xử lý quảng cáo sai sự thật?

Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Đề xuất sửa Luật Báo chí sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Phóng viên bị bắt là 'con sâu làm rầu nồi canh'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động giúp thị trường trong nước là "bệ đỡ" vững chắc cho tăng trưởng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cuộc vận động giúp thị trường trong nước là "bệ đỡ" vững chắc cho tăng trưởng

Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp quản lý tình trạng mua bán thuốc không cần kê đơn

Bộ trưởng Bộ Y tế nói về giải pháp quản lý tình trạng mua bán thuốc không cần kê đơn

Xem thêm