Thừa Thiên Huế: Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế làm đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận, trả kết quả, giải quyết thủ tục hành chính của 19 sở, ban, ngành.
Thừa Thiên Huế: Người mua hàng hoá có cơ hội tham gia chương trình “Hoá đơn may mắn” Thừa Thiên Huế: Giảm nghèo bền vững cho các dòng họ, làng, bản Thừa Thiên Huế: Ra mắt giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế (Trung tâm) chính thức đi vào hoạt động năm 2018. Với mô hình tập trung để làm đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận, trả kết quả, giám sát, đôn đốc việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của 19 sở, ban, ngành cấp tỉnh (trừ Ban Dân tộc và Thanh tra tỉnh) và 2 cơ quan được tổ chức theo ngành dọc gồm Bảo hiểm xã hội tỉnh và Công an tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày sau khi thành lập, Trung tâm đã triển khai Hệ thống số hóa, ký số chứng thực - Lập kho dữ liệu Hồ sơ điện tử của công dân, tổ chức được thực hiện đồng bộ, điều này giảm thiểu chi phí, thời gian, trong quá trình giao dịch thủ tục hành chính cho người dân. Giải pháp này đã được Hội Truyền thông số Việt Nam công nhận là đơn vị có giải pháp xuất sắc nhất để trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2019 đối với “Hạng mục chuyển đổi số cơ quan nhà nước”.

Theo Trung tâm, đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 2.641 thủ tục hành chính (tỷ lệ 100%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; trong đó, cấp sở có 1.663 thủ tục hành chính một cửa (455 thủ tục hành chính liên thông); UBND cấp huyện có 393 thủ tục hành chính một cửa (35 thủ tục hành chính liên thông) và 40 thủ tục hành chính lĩnh vực Công an, Thuế, Bảo hiểm xã hội; UBND cấp xã có 130 thủ tục hành chính một cửa (17 thủ tục hành chính liên thông).

Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 10/9/2022, trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 286.564 hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính (trong đó: số hồ sơ nhận trực tiếp là 218.033, chiếm 76%; hồ sơ nhận trực tuyến 68.531 chiếm 24%); kết quả đã giải quyết 263.832 hồ sơ, chiếm 92% (trong đó: trước hạn và đúng hạn 245.668, chiếm 93%; quá hạn 18.164, chiếm 7%); hồ sơ trong hạn đang giải quyết 14.424 chiếm 5%.

Đến nay, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công tỉnh là 1.876 dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 (541 thủ tục hành chính mức độ 3, 1.335 thủ tục hành chính mức độ 4); cấp huyện cung cấp 99 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 224 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; cấp xã cung cấp 28 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 63 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4). Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 chiếm tỷ lệ khoảng 85,8% tổng số thủ tục hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một số ngành có tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cao như Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông (đạt 100%), Sở Tài chính (93,5%), Sở Tài nguyên và Môi trường (91,3%), Sở Công Thương (81%), Sở Y tế (74%)…

Ông Phạm Quang Trí – Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm chỉ đạo quyết liệt, xem đây là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện cải cách. Ngoài ra, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tùy theo điều kiện thực tế, tiếp tục lựa chọn các thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ nhiều, có thể cung cấp triển khai trực tuyến nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho công dân, tổ chức.

Để hỗ trợ công dân, tổ chức trong quá trình nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm đã triển khai thí điểm các Biểu mẫu tờ khai hướng dẫn công dân, tổ chức kê khai hồ sơ và các clip hướng dẫn công dân, tổ chức chuẩn bị thành phần hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (ưu tiên đối với các thủ tục hành chính có lượng hồ sơ phát sinh lớn) trực tiếp và trực tuyến thông qua các kênh thông tin thiết thực (Facebook, Zalo, Youtube).

“Qua thực tế triển khai, đã mang lại hiệu quả, được công dân, tổ chức đánh giá cao và đã nhân rộng các lĩnh vực khác và hướng dẫn, áp dụng cho các đơn vị huyện, xã đối với các thủ tục hành chính phát sinh thường xuyên. Đây là một trong những giải pháp thiết yếu để đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, ông Phạm Quang Trí cho biết thêm.

Thừa Thiên Huế: Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, trả kết quả thủ tục hành chính
Trung tâm Phục vụ hành chính công Thừa Thiên Huế tích hợp dịch vụ thanh toán trực tiếp, trực tuyến

Bên cạnh đó, Trung tâm đã thực hiện thành công Dự án “Sáng kiến nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của người dân qua Cổng dịch vụ công tỉnh” do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ nhằm phân tích, đánh giá mức độ đáp ứng và ứng dụng công nghệ số từ đó có giải pháp điều chỉnh quy trình pháp lý về thủ tục hành chính, điều chỉnh giao diện, quy trình kỹ thuật công nghệ thông tin để tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân qua Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Phạm Quang Trí thông tin, hiện nay, Trung tâm đang phối hợp với Trường Đại học Khoa học Huế thực hiện Đề tài khoa học về mô hình AI Chatbot tương tác với người dùng để xác định ý định muốn hỗ trợ của người dùng về các thủ tục hành chính và phản hồi các thông tin hỗ trợ người dùng về các hướng dẫn, các hồ sơ, các bước thực hiện về thủ tục hành chính; các thông tin giải đáp về thắc mắc của người dùng về một số thủ tục hành chính và các thông tin liên quan khác. Đến nay, đã hoàn thiện việc phân tích dữ liệu và xây dựng kịch bản phục vụ người dân được sử dụng trong Hệ thống Chatbot.

Thời gian tới, Trung tâm thường xuyên công tác tiếp nhận, trả kết quả đối với một số ngành, lĩnh vực có lượng hồ sơ phát sinh nhiều tại Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tư pháp… Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc hoàn thiện các quy trình, tích hợp dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung lại Kế hoạch số 170 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 cho phù hợp với nội dung hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. Khẩn trương thống nhất với Bưu điện tỉnh, Vietinbank về phương thức thanh toán để sớm triển khai thí điểm mô hình thu phí trực tiếp, trực tuyến.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Kinh doanh dịch vụ mang tính thời vụ đang diễn ra khá nhộn nhịp tại tuần lễ hoa dã quỳ Chư Đang Ya (Gia Lai), tiểu thương kỳ vọng một tuần lễ bội thu.
Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Theo Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 tăng gần 12% so cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt toàn ngành.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động