Thừa Thiên Huế: Thăm hỏi, động viên tiểu thương chợ Khe Tre sau gần 2 tháng bị cháy

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thăm hỏi, động viên bà con tiểu thương; kiểm tra hàng hoá buôn bán tại chợ Khe Tre sau gần 2 tháng chợ bị cháy.
Thừa Thiên Huế: Không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý Thừa Thiên Huế: 10 ngày xử lý hơn 600 trường hợp vi phạm nồng độ cồn Thừa Thiên Huế: Hàng hoá phục vụ Tết dồi dào, giá cả bình ổn

Ngày 30/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương đã đến thăm, động viên bà con tiểu thương, cũng như nắm bắt tình hình buôn bán hàng hoá tết tại chợ Khe Tre, thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông.

Thừa Thiên Huế: Thăm hỏi, động viên tiểu thương chợ Khe Tre sau gần 2 tháng bị cháy
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương (thứ 2 từ phải qua) thăm hỏi, động viên tiểu thương chợ Khe Tre

Theo Ban quản lý chợ Khe Tre, sau 3 ngày xảy ra vụ cháy, các tiểu thương đã được bố trí tại các vị trí ki-ốt “dã chiến” dọc đường Tả Trạch kế bên vị trí chợ cũ để buôn bán. Sau gần 2 tháng đi vào hoạt động, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tình hình kinh doanh của bà con tiểu thương đã dần ổn định, không bị gián đoạn trong cao điểm dịp Tết.

Tiểu thương Trần Thị Liên cho biết, thiệt hại sau vụ cháy của gia đình là quá nặng, mất hết. Tuy vậy, bản thân cũng nhận được sự giúp đỡ của chính quyền, các mạnh thường quân nên đã phần nào ổn định được. Trong đó, nhà nước có hỗ trợ 3 đợt tổng cộng 60 triệu đồng và ngân hàng chính sách cho vay 100 triệu đồng… để tái đầu tư, kinh doanh.

Còn chị Nguyễn Thị Thê cho biết, bản thân rất cảm kích việc chính quyền địa phương, các đơn vị đã kịp thời dựng khu chợ tạm cho bà con buôn bán và sự động viên hỗ trợ từ các nhà hảo tâm. “Tiểu thương chợ Khe Tre mong muốn chính quyền địa phương tạo điều kiện cho bà con buôn bán, nhất là trong dịp Tết này. Đồng thời sớm xây dựng chợ mới để bà con chuyển đến buôn bán, sớm ổn định cuộc sống lâu dài trong thời gian tới”, tiểu thương Nguyễn Thị Thê chia sẻ thêm.

Chia sẻ trước những khó khăn của tiểu thương sau vụ cháy chợ Khe Tre vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho biết, ngay sau khi hỏa hoạn xảy ra, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan thống kê thiệt hại và tham mưu phương án hỗ trợ bà con trong thời gian sớm nhất, cũng như kịp thời bố trí địa điểm lập chợ tạm để tiểu thương ổn định cuộc sống, từng bước khắc phục thiệt hại do hỏa hoạn gây ra. Trong đó, con em của các tiểu thương bị thiệt hại cho vụ cháy được miễn, giảm học phí; chỉ đạo các ngân hàng hỗ trợ giãn nợ, cho vay tái sản xuất…

“Những điều này không thể bù đắp hoàn toàn thiệt hại của bà con, nhưng phần nào đã thể hiện được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp và các ban ngành, đoàn thể. Hiện, chính quyền đang xúc tiến thủ tục đầu tư xây dựng chợ mới. Tuy nhiên, để xây lại chợ mới tối thiểu phải mất 2 năm nên trước mắt, chính quyền huyện Nam Đông cần tăng cường lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm soát để đảm bảo tài sản cho bà con, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cháy nổ…; dù là chợ tạm nhưng cũng phải đảm báo kiên cố, có thể che nắng che mưa, giúp bà con yên tâm làm ăn buôn bán”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết.

Cùng ngày, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng lãnh đạo huyện Nam Đông kiểm tra tình hình dự trữ và cung cầu hàng hóa thiết yếu trong dịp Tết Nguyên Đán.

Nhìn chung, sản lượng dự trữ và hàng hóa thiết yếu đảm bảo nhu cầu của nhân dân trên địa bàn, giá cả các mặt hàng không có nhiều biến động. Đánh giá cao những nỗ lực của địa phương thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương yêu cầu chính quyền địa phương cùng các ban ngành tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho tiểu thương yên tâm buôn bán dịp Tết để khắc phục phần nào khó khăn, thiệt hại sau vụ cháy, đồng thời khẩn trương xây dựng chợ tạm để bà con ổn định sinh kế trong thời gian chờ xây dựng lại chợ mới.

Xuân Hoài
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động