Thừa Thiên Huế: Phát triển bất động sản gắn với đô thị di sản

Hội thảo “Bất động sản gắn với đô thị di sản Huế” tập trung đánh giá những tiềm năng, thế mạnh, những chính sách ưu đãi; tìm giải pháp hữu hiệu, cơ chế đặc thù và truyền thông thu hút đầu tư để bất động sản Thừa Thiên Huế phát triển theo đúng định hướng, tầm nhìn, ổn định, lành mạnh và phát triển bền vững gắn với đô thị di sản Huế.

Cơ hội bứt phá từ những định hướng của Trung ương

Ngày 18/12, tại TP. Huế, Báo Công Thương phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo “Bất động sản gắn với đô thị di sản Huế”.

Ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết, xây dựng Cố đô Huế trở thành một đô thị di sản cấp quốc gia, thành phố trực thuộc Trung ương không chỉ là gợi ý mang tính định hướng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với chiến lược phát triển của Thừa Thiên Huế trong kế hoạch 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà còn là mong ước và quyết tâm của chính quyền và nhân dân địa phương trong nhiều năm qua.

Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
Hội thảo Bất động sản Huế gắn với đô thị di sản Huế thu hút sự quan tâm, tham gia của gần 300 đại biểu là các chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế, văn hóa, các chủ đầu tư, doanh nghiệp

Theo định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014: Huế được xác định là một trong số các đô thị lớn, là một trong các cực tăng trưởng tạo động lực phát triển và gắn với việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của Huế.

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định mở rộng địa giới hành chính đô thị để hình thành đô thị trung tâm với hai trục phát triển và các đô thị động lực gồm: thị xã Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, xây dựng đô thị Chân Mây. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đồng ý xây dựng đề án điều chỉnh địa giới để mở rộng TP. Huế trên cơ sở tính đến các yếu tố đặc thù của Thừa Thiên Huế; từng bước cụ thể hóa xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai và thực hiện theo quy hoạch chung TP. Huế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Hội thảo Bất động sản gắn với đô thị di sản Huế góp phần đánh giá những tiềm năng, thế mạnh, những chính sách ưu đãi; gợi mở những giải pháp hữu hiệu, cơ chế đặc thù và truyền thông thu hút đầu tư để bất động sản Thừa Thiên Huế phát triển theo đúng định hướng, tầm nhìn, ổn định, lành mạnh và phát triển bền vững gắn với đô thị di sản Huế”, ông Nguyễn Văn Phương nói.

Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
Ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - phát biểu tại hội thảo

Bài toán “phát triển đô thị và bảo tồn di sản”

Tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất có nhiều di sản tự nhiên độc đáo, tuy nhiên, nhiều khu vực là một thành tố của đô thị di sản Huế lại ngủ quên trong khung cảnh hoang vắng. Không gian phát triển đô thị mới của Thừa Thiên Huế chưa có điều kiện gắn kết với không gian đô thị di sản truyền thống, chưa hình thành khu vực đô thị mới năng động hòa hợp với đô thị di sản.

Lý giải điều này, Nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, chính bài toán hóc búa về giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển đã làm một số nhà đầu tư rất dè dặt, e ngại khi đến với Huế.

Đô thị di sản với mật độ các công trình kiến trúc, danh thắng chiếm hầu hết các vị trí đắc địa, đã không còn chỗ cho các ý tưởng đầu tư bất động sản trong lòng một TP. Huế. Vì vậy, đã nhiều năm trước đây, TP. Huế “thiếu vắng” những dự án đầu tư bất động sản có quy mô lớn; trong lúc khu vực các đô thị mới manh nha chưa gắn kết được với đô thị trung tâm như một tổng thể để hấp dẫn nhà đầu tư. Thị trường bất động sản ở Thừa Thiên Huế gần như bị đóng băng. Đó vừa là một thiệt thòi, nhưng lại là một may mắn, tránh cho đô thị di sản Huế khỏi bị "xé nát" bởi những công trình bất động sản thô bạo. Đồng thời, vẫn để mở cơ hội cho Thừa Thiên Huế xây dựng một chiến lược thu hút đầu tư phát triển bất động sản hợp lý, vừa bảo tồn và phát huy được giá trị đô thị di sản Huế, vừa tạo thế mở rộng phát triển TP. Huế trở thành một trong 6 đô thị cấp quốc gia, một đô thị di sản - văn hóa - sinh thái - cảnh quan - thân thiện môi trường và thông minh. “Đã đến lúc phải giải bài toán bảo tồn và phát triển, nhất là phát triển bất động sản gắn với bảo tồn đô thị di sản Huế một cách thật căn cơ để tạo thế phát triển mới cho Thừa Thiên Huế”, ông Nguyễn Xuân Hoa nói.

Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
TS. Khoa học- KTS Ngô Viết Nam Sơn đưa ra nhiều định hướng và khuyến nghị cho bất động sản Huế phát triển bền vững gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Phát triển bất động sản phải tập trung, đồng bộ theo lợi thế riêng của Huế

TSKH. KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, việc định hướng chiến lược và phát triển các dự án bất động sản đúng hướng sẽ góp phần nâng cao vị thế trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung của đô thị Thừa Thiên Huế.

Các nhà quy hoạch, nhà đầu tư bất động sản phải xác định di sản là lợi thế so sánh nổi bật của Thừa Thiên Huế, để khi quy hoạch, đầu tư các dự án “bảo tồn di sản phải gắn với chỉnh trang đô thị”. Không nên tìm cách phát triển đan xen mật độ và tầng cao quá mức trong các khu vực lịch sử, càng không nên phá bỏ các công trình lịch sử để xây dựng các dự án cao tầng - điều đã xảy ra tại các đô thị lớn của Việt Nam mà nên phát triển các dự án bảo tồn kết hợp chỉnh trang đô thị và tổ chức các hoạt động phù hợp với văn hóa di sản.

Bảo tồn không cản trở phát triển, nhưng đồng thời phải xác định phát triển đô thị mới sẽ góp phần gián tiếp bảo tồn di sản.

“Lâu nay Huế loay hoay chuyện bảo tồn phát triển. Chúng ta hãy nhìn rộng ra, theo gương tiền nhân khai phá các vùng đất mới nhằm có thể đem lại các lợi ích kinh tế cao cho toàn tỉnh, chứ không việc gì cứ phải chen chúc bám vào đất cũ, là nơi vẫn nên ưu tiên hơn cho việc bảo tồn di sản của tiền nhân, dành cho các hoạt động du lịch di sản và văn hóa”, TS. Ngô Viết Nam Sơn khuyến nghị.

Đứng trước những cơ hội “chuyển mình” của Thừa Thiên Huế trở thành đô thị di sản loại 1 trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước, TS. Ngô Viết Nam Sơn nhận định, bất động sản Thừa Thiên Huế sẽ có nhiều cơ hội cũng như thử thách. Ông Nam Sơn khuyến nghị: Các nhà đầu tư cần chung tay với chính quyền trong việc vận động chính sách và xây dựng sớm hạ tầng kết nối vùng để tạo nền tảng cho các hoạt động liên kết về kinh tế - xã hội; khuyến khích và thu hút những dự án đem lại các cơ hội việc làm thu nhập cao cho các khu đô thị mới tiềm năng trong tương lai; xây dựng chính sách và khuyến khích các nhà đầu tư ứng vốn đầu tư hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh cho cả trong ranh dự án và các tuyến đường kết nối và bao quanh, đổi lấy các ưu đãi về đầu tư và vận hành dự án; các nhà đầu tư cần nắm bắt các cơ hội đầu tư xây dựng giúp Thừa Thiên Huế hình thành các khu đô thị đa bản sắc, phục vụ nhu cầu sống và làm việc đa dạng khác nhau của nhiều nhóm cộng đồng tại các khu đô thị...

Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
TS. Nguyễn ĐÌnh Cung cho rằng: phát triển bất động sản phải tập trung, đồng bộ theo lợi thế riêng của Huế

Theo TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ - các dự án bất động sản tại Huế hiện vẫn đơn điệu, chưa thể hiện rõ nét “di sản Huế”. Việc phát triển bất động sản phải đặt trong định hướng đô thị hóa, hiện đại hóa, phát triển ngành nghề và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên Huế nói chung và TP. Huế nói riêng theo lợi thế so sánh của Huế. “Phát triển bất động sản phải tập trung, đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, thành phần tư nhân giữ vai trò chủ đạo, Nhà nước là đối tác đồng hành, nhân dân giám sát; Tạo được việc làm tốt và thu nhập cao hơn cho người dân địa phương; cải thiện được sinh kế và chất lượng sống của họ”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
Ông Nguyễn Tiến Cường - Phó Tổng biên tập Báo Công Thương - phát biểu khai mạc hội thảo
Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
Ông Nguyễn Phước Bửu Hùng - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế - thông tin về thực trạng và định hướng phát triển bất động sản Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
Ông Đỗ Huy Hoàng - Cục Quản lý nhà & thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng - thông tin về các cơ chế, chính sách mới trong lĩnh vực xây dựng
Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
Ông Nguyễn Xuân Hoa - Nhà nghiên cứu văn hóa Huế - cho rằng, đến lúc cần phải giải quyết tốt bài toán giữa "bảo tồn di sản và phát triển đô thị" Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
Ban tổ chức trao hoa cho các nhà tài trợ Hội thảo
Thừa Thiên Huế: Phát triển Bất động sản gắn với đô thị di  sản
Hội thảo quy tụ những chuyên gia, diễn giả uy tín trong lĩnh vực kinh tế, quy hoạch, văn hóa "hiến kế" để bất động sản Thừa Thiên Huế phát triển bền vững gắn với phát huy giá trị di sản
Trong bài trả lời PV Báo Công Thương mới đây về thu hút đầu tư bất động sản tại Thừa Thiên Huế, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh - khẳng định: Trong thời gian tới, với sự quyết tâm cao của “chính quyền phục vụ”, tất cả các dự án đầu tư, thông tin về quy hoạch, giá đất, các thủ tục liên quan đến đất đai sẽ công khai và ở trạng thái sẵn sàng. Và ngay khi nhà đầu tư đến nghiên cứu đầu tư thì mọi thủ tục, mọi hoạt động chuẩn bị sẽ ngay lập tức phát huy hiệu quả giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án trong thời gian nhanh nhất.
Nhóm phóng viên miền Trung
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vụ tàu đâm sập cầu Baltimore:  Các công ty bảo hiểm có thể phải bồi thường tới 4 tỷ USD

Vụ tàu đâm sập cầu Baltimore: Các công ty bảo hiểm có thể phải bồi thường tới 4 tỷ USD

Liên quan tới vụ sập cầu ở Baltimore, các công ty bảo hiểm có thể phải bồi thường tới 4 tỷ USD, khiến thảm kịch trở thành tổn thất bảo hiểm vận chuyển kỷ lục.
Hà Nội: Phớt lờ cảnh báo nguy hiểm, nhiều người bám bốt điện để kinh doanh

Hà Nội: Phớt lờ cảnh báo nguy hiểm, nhiều người bám bốt điện để kinh doanh

Mặc biển cảnh báo “có điện, nguy hiểm chết người”, nhiều người vẫn bất chấp, kinh doanh gầnbiến áp, trụ, bốt điện.
EPU thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

EPU thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và cựu sinh viên

Sáng 28/3 tại Hà Nội, Trường Đại học Điện lực đã công bố quyết định thành lập Ban điều hành Mạng lưới doanh nghiệp và Ban điều hành mạng lưới cựu sinh viên.
Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024 chủ đề "Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã" nhằm góp phần phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh không chỉ là loại cây dại mà còn là một bài thuốc quý trong Đông y. Với nhiều công dụng, cỏ tranh đã giúp cải thiện sức khỏe vàđiều trị nhiều bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Khánh Hòa: Nam sinh 18 tuổi trả lại gần nửa tỷ đồng cho người chuyển nhầm

Khánh Hòa: Nam sinh 18 tuổi trả lại gần nửa tỷ đồng cho người chuyển nhầm

Tài khoản bất ngờ nhận gần nửa tỷ đồng, nam sinh 18 tuổi ở Khánh Hòa cùng bố ra ngân hàng xác minh, trả lại cho người chuyển nhầm.
Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Chuyển đổi số phải thẩm thấu vào từng công việc, từng con người

Đây là ý kiến phát biểu của Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải tại buổi trao đổi kinh nghiệm về việc triển khai Đề án 06/Chính phủ với TP. Hồ Chí Minh.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/3/2024: Có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết biển hôm nay 28/3/2024: Có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết biển hôm nay 28/3/2024, phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh yếu đang di chuyển xuống phía Nam. Bắc vịnh Bắc Bộ đêm có mưa rào và dông rải rác.
Thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông

Thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Bắc Bộ, Trung Bộ mưa dông

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 28/3/2024: Do ảnh hưởng của không khí lạnh Bắc Bộ, Trung Bộ xuất hiện mưa rào và dông đề phòng lốc sét, mưa đá.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/3/2024: Hà Nội có khả năng xảy ra mưa đá, dông lốc

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/3/2024: Hà Nội có khả năng xảy ra mưa đá, dông lốc

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 28/3/2024, Hà Nội có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Giáo dục để hình thành thói quen tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh

Giáo dục để hình thành thói quen tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh

Cần giáo dục hàng ngày, hàng giờ để hình thành thói quen, hành vi tuân thủ đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Đồng Nai ra khuyến cáo sau vụ Chủ tịch huyện Nhơn Trạch bị lừa hơn 100 tỷ đồng

Đồng Nai ra khuyến cáo sau vụ Chủ tịch huyện Nhơn Trạch bị lừa hơn 100 tỷ đồng

Ngày 27/3, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản tăng cường tuyên truyền, đấu tranh, phòng ngừa hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Báo Công Thương đoạt giải C Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Báo Công Thương đoạt giải C Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Chiều tối 27/3, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”. Báo Công Thương đã đoạt giải C giải thưởng này.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tiếp nhận 01 trẻ em thất lạc trên biên giới

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tiếp nhận 01 trẻ em thất lạc trên biên giới

Chiều ngày 26/3, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Bộ đội Biên phòng Hà Giang) đã tiếp nhận một trẻ em thất lạc trên biên giới, khu vực mốc 264.
Đề xuất mở rộng đấu giá biển số xe với tất cả phương tiện giao thông

Đề xuất mở rộng đấu giá biển số xe với tất cả phương tiện giao thông

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) đề nghị mở rộng việc đấu giá biển số xe đối với tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Hà Nội đã thiết lập 8,1 triệu hồ sơ sức khỏe của người dân trên địa bàn

Hà Nội đã thiết lập 8,1 triệu hồ sơ sức khỏe của người dân trên địa bàn

Tính đến ngày 13/3/2024, Hà Nội đã thiết lập 8,1 triệu hồ sơ sức khỏe của người dân.
Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông - châu Phi (Biển Đỏ).
Sức khỏe 33 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm ở Quảng Ninh đã ổn định

Sức khỏe 33 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm ở Quảng Ninh đã ổn định

Sau bữa trưa, 33 học sinh của Trường Tiểu học Quang Hanh (phường Quang Hanh, TP. Cẩm Phả) nghi bị ngộ độc thực phẩm đã được đưa đến bệnh viện để kiểm tra.
Thủ đô Hà Nội đẹp nao lòng sắc trắng hoa sưa

Thủ đô Hà Nội đẹp nao lòng sắc trắng hoa sưa

Cuối tháng 3, hoa sưa bắt đầu nở rộ, phủ trắng các góc phố của Thủ đô. Nhiều người yêu hoa tìm tới các cây sưa cổ để chụp những bức ảnh kỷ niệm một mùa sưa đến.
Thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp tại cấp huyện: Giảm tải, tạo thuận lợi cho người dân

Thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp tại cấp huyện: Giảm tải, tạo thuận lợi cho người dân

Bộ Tư pháp cho rằng phân cấp thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cho Phòng Tư pháp cấp huyện nhằm giảm tải áp lực cho Sở Tư pháp, là một giải pháp cần thiết.
TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất lập phố đêm Chợ Lớn ở quận 6

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất lập phố đêm Chợ Lớn ở quận 6

Khi đi vào hoạt động, phố đêm Chợ Lớn (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) sẽ có 7 phân khu chức năng với 41 gian hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ công nghệ, thời trang…
TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

Mục tiêu đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ có 3 Trung tâm cấp cứu 115 khác ngoài bệnh viện và 2 trạm cấp cứu đường hàng không và đường thủy.
Đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vận tốc 350km/h, chuyên chở khách

Đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vận tốc 350km/h, chuyên chở khách

Bộ Giao thông Vận tải trình bày phương án đường sắt tốc độ cao với vận tốc thiết kế 350km/h, chủ yếu chở khách và có thể chở hàng khi có nhu cầu.
Xe bồn bốc cháy trên đèo Khánh Lê

Xe bồn bốc cháy trên đèo Khánh Lê

Sáng 27/3, xe bồn chở khí hoá lỏng mang biển số Gia Lai bốc cháy trên đường đèo Khánh Lê, lực lượng cứu hộ nhanh chóng có mặt dập tắt đám cháy.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động