Thừa Thiên Huế: Phát huy bản sắc văn hoá trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian vừa qua, đồng bào dân tộc các huyện miền núi tại Thừa Thiên Huế đã phát huy bản sắc văn hoá, sản phẩm địa phương trong phát triển kinh tế.
Ngành Công Thương các tỉnh Bắc Trung bộ: Vượt khó để hoàn thành kế hoạch đề ra Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự lễ khánh thành nhà Ga T2 cảng hàng không Phú Bài Thừa Thiên Huế: Di sản Huế là kênh ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế

Lan toả phiên chợ vùng cao

Từ đầu năm 2023, hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên Huế) thường xuyên tổ chức các phiên chợ vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng nhằm quảng bá những nông sản, đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số đến với đông đảo người dân và du khách.

Thừa Thiên Huế: Phát huy bản sắc văn hoá trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số
Chợ phiên vùng cao huyện Nam Đông thu hút rất đông người dân và du khách tham gia trải nghiệm, mua sắm

Tại các phiên chợ, ngoài các sản phẩm nông đặc sản còn trưng bày các sản phẩm OCOP, ẩm thực của đồng bào các dân tộc… Các gian hàng ẩm thực, nông sản, đặc sản như thổ cẩm dèng truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản an toàn, chuối, rượu men lá, rượu nếp bản, mật ong rừng, gà bản, heo bản, măng tươi, cơm lam, bánh sừng trâu, cá suối, rau rừng… rất được khách hàng chọn lựa trải nhiệm và mua sắm.

Theo UBND huyện Nam Đông, nhờ những nỗ lực trong khâu tổ chức và quảng bá, chợphiên Nam Đông bước đầu đã đạt được những hiệu quả tích cực, tạo được điểm nhấn trongphát triển kinh tế - xã hội địa phương, qua đó thu nhập, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng cao. Theo thống kê, mỗi phiên chợ vùng cao thu hút gần 2.000 lượt ngươi tham gia. So với cùng kỳ, số lượng khách tăng 178% và doanh thu tăng 186%.

Bà Lê Thị Quỳnh Tường - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện A Lưới cho biết, mục tiêu của phiên chợ vùng cao là kết nối và tiêu thị các nông sản, đặc sản của bà con đồng bào dân tộc, các nông sản chủ lực của huyện A Lưới. Từ đó, một mặt tạo thu nhập, sinh kế bền vững cho bà con, mặt khác đây còn là điểm đến để giới thiệu cho khách du lịch biết đến A Lưới ngày một nhiều hơn.

Chị Hồ Thị Nga – Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nông sản an toàn huyện A Lưới chia sẻ, bà con dân tộc mong muốn có nhiều phiên chợ vùng cao hơn nữa để giới thiệu các nông sản, đặc sản của đồng bào dân tộc A Lưới. Phiên chợ không chỉ tổ chức trong huyện, mà còn trong tỉnh và cả các huyện khác. Qua đó tạo thu nhập, sinh kế bền vững hơn cho bà con.

Thừa Thiên Huế: Phát huy bản sắc văn hoá trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số
Du khách nước ngoài tìm hiểu về nghề dệt Dèng tại huyện A Lưới

Phát huy giá trị văn hoá truyền thống

Tại các phiên chợ vùng cao, ngoài các hoạt động phục vụ mua bán, quảng bá sản phẩm, thì còn tổ chức giao lưu, biểu diễn văn hóa, văn nghệ, tạo không khí tươi vui cho điểm đến, tăng sức thu hút du khách. Đây cũng là dịp tốt để quảng bá, giới thiệu hình ảnh về quê hương, con người, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của địa phương.

Tại điểm du lịch sinh thái cộng đồng thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông, các đơn vị du lịch xây dựng những tour, tuyến mang bản sắc riêng của bà con dân tộc nơi đây. Để phát huy hơn nữa bản sắc văn hoá dân tộc trong phát triển du lịch, đầu năm 2023 huyện Nam Đông đã phối hợp với Dự án “Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam” tổ chức tập huấn, hỗ trợ người dân thôn Dỗi làm du lịch. Đây là lần đầu tiên cả thôn được hướng dẫn để cùng bắt tay nhau làm du lịch nên ai nấy đều hào hứng, chung tay dọn dẹp vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan và lắp hệ thống điện đường chiếu sáng để sẵn sàng phục vụ du khách. Ngoài ra, huyện Nam Đông cùng phối hợp với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, các Hiệp hội du lịch, Hội Lữ hành Thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình khảo sát sản phẩm du lịch tại huyện Nam Đông.

Đầu mùa du lịch năm 2023, tại bản Khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, điểm du lịch thượng nguồn Ô Lâu (Hầm Heo) tiếp đón du khách bằng những điệu múa, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn đặc trưng do những người đồng bào dân tộc Pa Hy.

Thừa Thiên Huế: Phát huy bản sắc văn hoá trong phát triển kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số
Du khách thích thú chụp ảnh lưu niệm với bà con dân tộc tại các homestay

Ông Nguyễn Hữu Chung - Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ cho biết, thời gian qua, huyện, xã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, dịch vụ tại địa phương. Được sự hỗ trợ của Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, UBND huyện Phong Điền, xã triển khai và sưu tầm phục dựng lại các lễ hội văn hóa đồng bào dân tộc Pa Hy tại bản Khe Trăn, nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, gắn với phát triển du lịch tại điểm du lịch thượng nguồn Ô Lâu.

Theo UBND xã Phong Mỹ, năm 2022 đã có hơn 12.000 lượt du khách đến nơi đây, với doanh thu hơn 2 tỷ đồng. Trong mùa du lịch năm 2023, có 20 hộ đồng bào dân tộc với 60 sạp đăng ký tham gia kinh doanh du lịch, kết hợp với triển khai nhiều hoạt động văn hóa truyền thống.

“Nhằm tiếp tục khai thác điểm du lịch sinh thái thượng nguồn Ô Lâu trong mùa du lịch năm 2023, Phong Mỹ sẽ tổ chức tốt hơn các hoạt động giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của địa phương; nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụcũng như nâng cao kỹ năng đội ngũ làm du lịch địa phương. Đặc biệt là ưu tiên đưa văn hóa truyền thống dân tộc vào khai thác du lịch”, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ Nguyễn Hữu Chung cho biết thêm.

Tại huyện A Lưới, hiện nay hàng chục điểm du lịch sinh thái, cộng đồng, dịch vụ du lịch homestay tại các xã A Ngo, Hồng Thái, Hồng Kim, Hồng Hạ hàng đêm đều có chương trình giao lưu, biểu diễn tiết mục văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó làm phong phú thêm sản phẩm điểm đến, phục vụ du khách.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nhờ đẩy mạnh công tác truyền thông, Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu trong triển khai Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP).
Cận cảnh

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Tối 19/11, hình ảnh về chiếc máy bay cỡ lớn có hình dạng như cá voi đã xuất hiện tại sân bay Nội Bài, TP. Hà Nội, gây chú ý nhiều người theo dõi.
Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Cùng hành trình đi tới mục tiêu Net Zero 2050 của Việt Nam

Hành trình đi tới Net Zero 2050 đặt ra nhiều thách thức cho quốc gia đang phát triển như Việt Nam, song chúng ta hoàn toàn có thể biến thách thức thành cơ hội.
Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Công cụ chuyển đổi nhanh - chìa khóa tạo lợi thế cạnh tranh

Chuyển đổi nhanh không phải là một khoa học cao siêu, đó chỉ là một công cụ dễ hiểu và dễ áp dụng.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024”

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức ra mắt “Báo cáo Diễn đàn và Triển lãm kinh tế xanh 2024” (GEFE).
Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

Thiếu thông tin và tài chính đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận ESG

39% doanh nghiệp chưa từng nghe nói đến ESG và 62% doanh nghiệp hiện chưa nắm rõ các quy định và chính sách của Việt Nam liên quan đến ESG.
Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh: Con đường doanh nghiệp bắt buộc phải đi để phát triển bền vững

Chuyển đổi xanh được đánh giá là con đường mà doanh nghiệp bắt buộc phải đi qua nếu muốn phát triển bền vững và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Dù nhiều lần báo chí phản ánh, con đường gốm sứ ven sông Hồng nổi tiếng tại TP. Hà Nội vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nhanh, gây mất mỹ quan đô thị.
Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Trên hành trình theo đuổi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi kép.
TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Ngày 11/11, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất, từ 5 giờ đến 23 giờ 30 phút hàng ngày.
Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Nâng quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp: Cần có lộ trình phù hợp

Nâng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp là cần thiết, nhưng cần có lộ trình phù hợp để bảo đảm sự ổn định pháp lý với doanh nghiệp.
Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Để phát triển kinh tế đa dạng sinh học, Việt Nam cần kết nối các tổ chức trong nước và quốc tế, huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế công và tư nhân.
Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Theo kết quả khảo sát năm 2023, có khoảng 70% doanh nghiệp Việt không biết, hoặc không quan tâm đến các giải pháp an toàn thông tin trên môi trường số.
Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải (Vietwater 2024) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh chú trọng phát triển xanh, bền vững.
Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Các chuyên gia cho rằng, thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả năng suất tối ưu
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Kinh tế tuần hoàn tiên phong:

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi nhận thức và hành động sang mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo các vòng lặp kín cho tài nguyên nhằm phát triển bền vững.
Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Sáng ngày 1/11, tại TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã diễn ra Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Sau bão Trà Mi, khi sân bay của 4 tỉnh miền Trung khai thác trở lại, các hãng hàng không Việt Nam đã tăng cường số lượng chuyến bay cho du khách.
Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sáng 28/10 tại Mỹ Đình, UBND TP. Hà Nội và Bộ Công Thương tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Từ 28/10 - 3/11, Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động