Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển

Tỉnh Thừa Thiên Huế đồng hành cùng doanh nghiệp với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nhân lực..; lãnh đạo trực tiếp trao đổi, tháo gỡ vướng mắc.
Miền Trung: Cung ứng xăng dầu ổn định Thừa Thiên Huế diễn tập ứng phó sự cố hoá chất Thừa Thiên Huế: Bắt nhanh nghi phạm giết người sau 2 ngày gây án

Hỗ trợ cơ chế, chính sách

Những năm qua, ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, giá cả thị trường biến động khiến tình hình sản xuất-kinh doanh các doanh nghiệp tại Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, với sự cố gắng, nỗ lực của doanh nghiệp cùng với hỗ trợ đắc lực lãnh đạo các cấp đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua nghị quyết hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến Cảng Chân Mây, với mức hỗ trợ lên đến 210 triệu đồng/chuyến cập

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua Sở đã phối hợp với các sở ban ngành, địa phương thực hiện công tác hỗ trợ doanh nghiệp; tham mưu các cơ chế, chính sách, giải pháp mới về hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ nhà đầu tư.

Trong đó, tập trung cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, 100% thủ tục hành chính được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3,4 và thực hiện Một cửa liên thông trên môi trường mạng… Hàng năm, tỉnh Thừa Thiên Huế đều ban hành Kế hoạch nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm cụ thể hoá giải pháp khắc phục, cải thiện các chỉ số thành phần không được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Đồng thời, ban hành các chính sách tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách. Cụthể, khi thành lập doanh nghiệp được hỗ trợ hoàn thiện miễn phí hồ sơ, hỗ trợ chữ ký số, hoá đơn điện tử; hỗ trợ văn phòng làm việc, chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh tại các Khu, cụm công nghiệp, chi phí hỗ trợ lãi vay khi đi vào hoạt động.

Chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ đưa sản phầm của doanh nghiệp địa phương lên sàn giao dịch thương mại điện tử, đặc biệt là các sản phẩm OCOP thông qua chính sách hỗ trợ đăng ký bán hàng trên các trang thương mại điển tử quốc tế; hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến Cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm góp phần thúc đẩy dịch vụ logistics.

Trao đổi trực tiếp tháo gỡ vướng mắc

Ngoài những chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Sở, ngành thường xuyên gặp mặt, đối thoại với các donh nghiệp để lắng nghe, trao đổi, tháo gỡ vướng mắt trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Điển hình như chương trình “Cà phê doanh nhân” là sự trao đổi, lắng nghe giữa doanh nhân và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế dịp cuối tuần, qua đó cũng đạo kịp thời tháo gỡ phần nào những khó khăn, tâm tư của doanh nghiệp. Hay Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức định kỳ diễn đàn gặp mặt đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các sở ban ngành và công đồng doanh nghiệp. Mới đây, trước những khó khăn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tổ chức buổi đối thoại về hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tại buổi đối thoại, nhiều kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp đã được Sở giải đáp cụ thể, đồng thời lắng nghe vướng mắc để tham mưu cấp trên giải quyết.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương trao giấy khen ghi nhận sự đóng góp đội ngũ doanh nhân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ngày 12/10, tại buổi gặp mặt doanh nghiệp nhân Kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương khẳng định, Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huếcam kết luôn đồng hành, ủng hộ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, doanh nhân và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả; thúc đẩy đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các Sở, ngành liên quan sớm thành lập “Căng tin doanh nghiệp” để lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi, giải đáp vướng mắc vào những thời gian thích hợp. Đối với ý kiến đề xuất tạo địa điểm, không gian trưng bày các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ, sản phẩm các làng nghề của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng này, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, sẽ lưu ý ghi nhận để sắp xếp, bố trí trong thời gian tới.

Đối với vấn đề thanh kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các Sở, ban, ngành phải hết sức thận trọng, lưu ý khi tổ chức thanh, kiểm tra các đơn vị doanh nghiệp, chỉ thực hiện thanh, kiểm tra theo quy định, tuyệt đối không lạm dụng thanh, kiểm tra khi không cần thiết.

9 tháng đầu năm 2022, Thừa Thiên Huế có 633 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 5.498,8 tỷ đồng; tăng 38,8% về lượng và tăng 59,6% về vốn so với cùng kỳ. Đã cấp phép cho 24 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 12.189,4 tỷ đồng; trong đó có dự án Trung tâm thương mại Aone mall với số vốn đăng ký là 3.916 tỷ đồng. Đã cấp điều chỉnh cho 16 dự án, trong đó điều chỉnh tăng vốn đầu tư 05 dự án, vốn đầu tư tăng thêm 521,5 tỷ đồng. Ngoài ra, có 7 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 3.523 tỷ đồng.

Đến 11/10/2022, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có đến 99% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ; xây dựng; công nghiệp chế biến chế tạo; và dịch vụ lưu trú, ăn uống.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2024, Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI

Năm 2024, Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI

Trong năm 2024, tỉnh Đồng Nai thu hút 1,45 tỷ USD vốn FDI (tăng 37%) và khoảng 138.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, tăng gấp 21 lần vốn đăng ký so cùng kỳ.
Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Nỗ lực vượt khó, duy trì tăng trưởng kinh tế

Theo báo cáo của Sở Công Thương Tuyên Quang, giá trị sản xuất công nghiệp trong năm 2024 đạt 23.730 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2023.
Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Bình Thuận có 89 dự án đầu tư trong khu công nghiệp

Tính đến hết năm 2024, các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Thuận thu hút được 89 dự án đầu tư thứ cấp, trong đó 63 dự án trong nước, 26 dự án đầu tư nước ngoài.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường CPTPP

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường CPTPP

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định CPTPP, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường này.
Quảng Bình: Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại

Quảng Bình: Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại

Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại của tỉnh Quảng Bình năm 2025, trong đó tiếp tục tăng cường xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, năm 2024, công nghiệp, thương mại trên địa bàn ổn định, giữ nhịp tăng trưởng tạo đà bứt phá trong năm 2025.
Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Về tin nhân sự địa phương tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công an trao quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung làm Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản…
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Chuyên gia đã có những đề xuất giúp TP. Hồ Chí Minh nắm bắt cơ hội thành đô thị toàn cầu, văn minh, hiện đại, ngang tầm với các đô thị lớn trên thế giới.
Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu của Bình Dương đạt 59 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, thặng dư thương mại đạt 10 tỷ USD.
Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 10%, GRDP đầu người (trừ dầu khí) đạt 9.620 USD. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,81%.
Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Tết Nguyên đán đã cận kề, người dân xứ Thanh lại tìm mua những chai mật mía Thạch Thành thơm ngon, đây là hương vị Tết cổ truyền lâu đời tại Thanh Hóa.
Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Trong năm 2024, ngành Công Thương TP. Cần Thơ đã ghi nhận nhiều thành tựu ấn tượng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.
Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024 bứt phá với tăng trưởng GRDP cao, xuất siêu ấn tượng, FDI vượt kế hoạch, khẳng định vị thế kinh tế đầu tàu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Mobile VerionPhiên bản di động