Thừa Thiên Huế: Kiểm soát thị trường phục vụ Tết Trung thu
Quản lý thị trường 23/09/2023 15:59 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thực hiện chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường về triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2023, Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Trung thu và kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá đến hết năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
![]() |
Lực lượng liên ngành kiểm tra cơ sở sản xuất bánh trung thu tại TP. Huế |
Theo đó, trong khoảng thời gian từ 8/9 – 12/10/2023 lực lượng Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế tiến hành kiểm tra 26 cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu tại các địa điểm trong và ngoài thành phố Huế. Điển hình như, cơ sở sản xuất bánh trung thu Bảo Thạnh, Hương Bình, Phúc Hưng, Quang Hưng (TP. Huế), doanh nghiệp tu nhân Như Nguyện (huyện Phong Điền)… Kiểm tra 15 cửa hàng sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em như: quầy đồ chơi trẻ em Đặng Thị Ngọc Thanh, Ngọc Vân, Nguyễn Thị Tâm, Đoàn Thị Cúc (chợ Đông Ba. TP Huế), quầy đồ chơi Tuý Linh (Lê Thánh Tôn, TP. Huế), cửa hàng Minh Huy (TX. Hương Thuỷ)…
Nội dung kiểm tra, đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh trung thu: Kiểm tra về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; giấy chứng nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm… Đối với các mặt hàng đồ chơi trẻ em, kiểm tra giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ; nhãn hàng hoá, chứng nhận hợp quy...
Theo Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế, để đảm bảo đón Tết Trung thu an toàn, an toàn vệ sinh thực phẩm… ngoài việc phối hợp với các đơn vị chức năng trong tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát hàng giả, hàng kém chất lượng, buôn lậu, gian lận thương mại thì Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Trung thu năm 2023, bảo đảm sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nói chung và lĩnh vực kinh doanh nguyên liệu làm bánh, bánh trung thu và đồ chơi trẻ em của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, đồ chơi trẻ em phục vụ Tết Trung thu năm 2023, đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng dịp Tết Trung thu.
Theo đó, các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế sẽ tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh các nguyên liệu làm bánh trung thu như nhân bánh, mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, mỡ, trứng muối…và các loại bánh trung thu để kịp thời ngăn chặn các hành vi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý.
![]() |
Công tác kiểm tra chất lượng, hậu kiểm bánh trung thu luôn được các đơn vị chức tiến hành thường xuyên, đột xuất nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng |
Tăng cường công tác hậu kiểm an toàn thực phẩm đối với mặt hàng bánh trung thu lưu thông trên thị trường (khi cần thiết sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng về an toàn thực phẩm). Trong đó, tập trung vào các loại bánh trung thu được sản xuất theo phương thức cổ truyền, bánh trung thu tự làm không công bố chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Bên cạnh đó, lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bànkiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh, bày bán bánh trung thu về hóa hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa, việc thực hiện các quy định về ghi nhãn, niêm yết giá, quảng cáo, khuyến mại và việc chấp hành các quy định về điều kiện bảo quản, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ.
Ông Phan Hùng Sơn - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế cho biết, công tác kiểm tra, kiểm soát phải tuân thủ các quy định pháp luật, tuân thủ quy trình nghiệp vụ, đúng nội dung, mục đích và hiệu quả, không gây phiên hà cho tổ chức cá nhân kinh doanh hợp pháp và không cản trở lưu thông hàng hoá trên thị trường. Mọi hành vi vi phạm đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm, kiên quyết xử lý hành vi kinh doanh đồ chơi trẻ em độc hại, mang tính kích động bạo lực, đồ chơi có hình ảnh, hình vẽ, biểu tượng sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia…
“Trong quá trình kiểm tra các Đội quản lý thị trường kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, quy định pháp luật, vận động các tổ chức cá nhân ký cam kết không kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại”, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế cho biết thêm.
Dịp này, lực lượng Quản lý thị trường Thừa Thiên Huế tăng cường công tác quản lý địa bàn, nắm chắc diễn biến thị trường để thực hiện tốt việc kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về lĩnh vực sách giáo khoa; không để xảy ra tình trạng tàng trữ, kinh doanh, phát hành, xuất bản phẩm in, nhân bản lậu, in giả, in nối bản sách giáo khoa trái phép; cũng như tình trạng tăng giá bất hợp lý sách giáo khoa trước khi khai giảng năm học mới, bảo đảm ổn định thị trường và quyền lợi người tiêu dùng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Quảng Bình: Tiêu hủy hàng hóa vi phạm hành chính trị giá hơn 2,4 tỷ đồng

Siết chặt kiểm tra, kiểm soát thuốc lá lậu ngay từ biên giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm

Quảng Bình: Tạm giữ lô hàng máy móc có dấu hiệu nhập lậu trị giá 450 triệu đồng

Hải Dương: Xử phạt và tịch thu lô hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tin cùng chuyên mục

Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội: Xử lý 2.626 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 361 tỷ đồng trong tháng 11

Tuyên Quang: Tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: Tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính trị giá hơn 7 tỷ đồng

Nhận diện mánh khóe của các đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái

Bốn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả trên thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Buôn bán hàng giả, hàng lậu vẫn phức tạp

Hà Nội: Tạm giữ lô hàng hóa giả mạo nhãn hiệu SKF được bảo hộ tại Việt Nam

Bắc Ninh: Xử phạt 60 triệu đồng, buộc tiêu hủy hơn 400 kg khí cười

Nghệ An: Xử phạt 944 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Cảnh báo mạo danh cán bộ, phóng viên của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia

Điều chỉnh thói quen tiêu dùng để không “tiếp tay” cho hàng giả

Khánh Hòa: 10 tháng đầu năm phát hiện 56 vụ vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái

TP. Hồ Chí Minh: Xử phạt cơ sở kinh doanh không có đăng ký và buộc tiêu hủy hàng hóa nhập lậu

Đồng Tháp: Bắt đối tượng vận chuyển 4.500 bao thuốc lá ngoại từ Campuchia về Việt Nam

Kiên Giang: Bắt giữ tàu vận chuyển 30.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Tiêu hủy trên 15.000 sản phẩm nhập lậu và không rõ nguồn gốc

Kiên Giang: Lực lượng Quản lý thị trường nhận thư cảm ơn của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Phòng, chống hàng giả trên không gian mạng: Doanh nghiệp phải tăng tính chủ động

Cảnh sát biển 4 bắt giữ tàu vận chuyển 80.000 lít dầu DO trái phép
