Thứ năm 15/05/2025 23:27

Thừa Thiên Huế: Hoàn thành xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So

Ngày 24/10, tại huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, Binh chủng Hóa học tổ chức Công bố hoàn thành xử lý hiện trường đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So.

A Lưới là huyện vùng cao của tỉnh Thừa Thiên Huếcó diện tích tự nhiên hơn 1.000 km2. Đây là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc ít người như Paco, Tà Ôi, Cơ Tu…tạo nên sự đa dạng, phong phú của bản sắc văn hoá truyền thống. Trong chiến tranh, Mỹ đã sử dụng thung lũng A So, xã Đông Sơn, huyện A Lưới làm sân bay dã chiến.

Công bố hoàn thành xử lý hiện trường đất nhiễm chấy độc dioxin tại sân bay A So

Đây cũng là nơi chứa, đựng chất độc hoá học, là trạm trung chuyển để không quân Mỹ đi phun rải ở khu vực miền Trung Việt Nam. Trong vòng 10 năm (1961-1971), Thừa Thiên Huế với trọng điểm là sân bay A So là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề của chất độc hóa học. Sau chiến tranh, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện A Lưới nói riêng là một trong những địa bàn chịu hậu quả nặng nề của chất độc dioxin.

Nhằm nhanh chóng tiến hành các biện pháp tẩy độc đất ở sân bay A So, ngày 30/3/2020, Bộ Quốc phòng ban hành quyết định phê duyệt dự án “Xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” giao trực tiếp cho Binh chủng Hóa học chủ trì thực hiện dự án.

Dự án được thực hiện từ năm 2020, đến nay đã thực hiện xử lý xong 5 luống đất nhiễm chất độc dioxin bằng phương pháp chôn lấp cô lập và thực hiện xong xử lý 01 luống bằng phương pháp phân huỷ sinh học (tổng khối lượng 38.718 m3 đất nhiễm, trong đó xử lý sinh học: 6.500m3, xử lý chôn lấp cô lập: 32.218 m3; tổng diện tích: 9,35ha).

Phát biểu tại sự kiện, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định sau khi kết thúc chiến tranh, khắc phục hậu quả chất độc hóa học tồn lưu là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Các cơ quan, đơn vị đã tích cực triển khai các nhiệm vụ điều tra, khảo sát, nghiên cứu công nghệ, khoanh vùng, tẩy độc, xử lý ô nhiễm nhằm loại bỏ tác động nguy hiểm của chất độc, phục hồi môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe, ổn định đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc triển khai thực hiện dự án tiếp tục khẳng định những nỗ lực của Bộ Quốc phòng trong công tác khắc phục hậu quả chiến tranh. Dự án được đánh giá sẽ mang lại nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tặng quà cho các nạn nhân chất độc da cam tại huyện A Lưới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương, khẳng định việc hoàn thành dự án là một dấu mốc lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ một điểm nóng ô nhiễm với chất độc vô cùng độc hại, nguy hiểm, kể từ hôm nay sân bay A So đã được hoàn trả môi trường trong sạch, an toàn, loại bỏ hoàn toàn tác động nguy hiểm của dioxin đối với sức khỏe con người và môi trường sinh thái, giúp ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội địa phương. Điều này, càng đặc biệt có ý nghĩa đối với A So là một vùng sâu, giáp biên giới, người dân chủ yếu là đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả dự án cũng là sự tri ân của Đảng, Nhà nước, quân đội đối với nhân dân và vùng đất cách mạng hết mực anh dũng, kiên cường trong chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, thuộc huyện A Lưới. Binh chủng Hóa học cũng đã trao các phần quà cho các gia đình chính sách, người có công, các nạn nhân da cam, học sinh nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trên địa bàn xã Đông Sơn, huyện A Lưới.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 14-16/5/2025

5 tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã, phường mới tại Thanh Hóa

Bắc Ninh: Thu hút đầu tư 7 dự án FDI quy mô lớn

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

Bước khởi đầu hồi sinh dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'