Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ động điều tiết theo quy trình vận hành liên hồ, các hồ đập đã góp phần cắt lũ, giảm lũ cho hạ du
Thừa Thiên Huế: Khởi tố hai “thầy bói” lừa đảo trên Facebook Thừa Thiên Huế: Công nhận 64 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Thừa Thiên Huế: Khởi tố đối tượng tấn công mạng máy tính của Công ty MGI

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) Thừa Thiên Huế cho biết, trong tháng 10 và đầu tháng 11/2023 liên hồ chứa nước trên lưu vực sông Hương trải qua các đợt mưa lũ liên tục, với lượng mưa phổ biến từ 1.500-1.700mm, có nơi trên 2.000mm, đỉnh điểm mưa đặc biệt lớn từ ngày 13 - 16/11/2023.

Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du
Hồ thuỷ điện Bình Điền điều tiết nước về hạ du

Với lượng mưa lớn và diện rộng, nhằm đảm bảo an toàn cho hồ đập, đồng thời điều tiết cắt lũ, giảm lũ cho hạ du, Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã trực tiếp chỉ đạo công tác vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương; chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế ban hành các lệnh điều chỉnh qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần đối với các hồ chứa nhằm ứng phó với tình hình phức tạp của mưa lũ và đón lũ.

Theo đó, từ ngày 13-16/11/2023 tổng lượng mưa đo được tại các trạm trong lưu vực hồ Tả Trạch là 960 - 1.132mm/4ngày, đặc biệt trong ngày 14/11 lượng mưa từ 658-831mm/24 giờ. Trong quá trình vận hành cắt giảm lũ, làm chậm lũ cho vùng hạ du, hồ Tả Trạch tăng mực nước từ 38,78m lên 46,19m(tức tăng 7,41m), tổng lượng nước đến hồ 472 triệu m3, tổng dung tích hồ cắt lũ cho hạ du khoảng 186 triệu m3, tổng lượng nước vận hành về hạ du 286 triệu m3, cắt giảm 39% tổng lượng nước về hạ du.

Trong quá trình vận hành điều tiết cắt giảm lũ, làm chậm lũ cho vùng hạ du hồ Bình Điền tăng mực nước từ 80,16m lên 83,87m (tăng 3,71m), tổng lượng nước đến hồ 301 triệu m3, tổng dung tích hồ cắt lũ cho hạ du khoảng 60 triệu m3, tổng lượng nước vận hành về hạ du 241 triệu m3, cắt giảm 20% tổng lượng nước về hạ du.

Theo tính toán của cơ quan chức năng của Thừa Thiên Huế, nếu không có hồ Tả Trạch và thủy điện Bình Điền vận hành giảm lũ, mực nước trên sông Hương tại trạm thủy văn Kim Long có thể vượt mức +5,5m, vận hành hồ đã cắt giảm lũ cho hạ du khoảng 1,16m.

Tương tự, lũ trên lưu vực hồ Hương Điền xuất hiện 2 đợt, trong quá trình vận hành cắt giảm lũ, làm chậm lũ cho vùng hạ du, hồ chứa thủy điện Hương Điền tăng mực nước hồ từ 55,8m lên 58m (tăng 2,2m), tổng lượng nước đến hồ 527 triệu m3, tổng dung tích hồ cắt lũ cho hạ du khoảng 97 triệu m3, tổng lượng nước vận hành về hạ du 430 triệu m3, cắt giảm 18,4% tổng lượng nước về hạ du.

Thừa Thiên Huế: Hồ đập thuỷ điện, thuỷ lợi góp phần cắt lũ cho hạ du
Mặc dù tham gia cắt lũ, giảm lũ nhưng với lượng mưa đặc biệt lớn và diện rộng nên hơn 85% các tuyến đường trên địa bàn Thừa Thiên Huế bị ngập lụt, giao thông chia cắt

Ông Đặng Văn Hòa - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trận lũ vừa qua, các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi đã tham gia cắt, giảm đỉnh lũ hiệu quả.

Theo dõi sát diễn biến mực nước sông Hương tại trạm Kim Long (TP. Huế) để điều chỉnh lưu lượng vận hành đảm bảo khống chế mực nước tại Kim Long không vượt mức +1,7m theo quy định, tạo dung tích phòng lũ. Đối với hồ Hương Điền, đơn vị căn cứ trên dữ liệu vận hành quá khứ các năm 2020, 2022 và 2023 với mức lưu lượng 400-600m3/s, tùy vào mức triều cường ở hạ du đảm bảo mực nước trên sông Bồ tại trạm Phú Ốc không vượt +2,7m, và sông Hương tại trạm Kim Long không vượt +1,7m.

Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm, trước diễn biến mưa lũ hết sức phức tạp, mưa cực đoan trong thời gian ngắn ở vùng núi như tại Thượng Quảng (Nam Đông) thuộc lưu vực hồ Tả Trạch, mưa kỷ lục 819mm/17 giờ trong ngày 14/11, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh luôn tổ chức trực ban theo dõi sát diễn biến thời tiết chủ động xây dựng, điều chỉnh kịch bản vận hành liên hồ chứa, qua đó giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du các sông trước đợt mưa kéo dài liên tục với lượng mưa rất lớn, tập trung tại vùng núi huyện Nam Đông, Phong Điền và thị xã Hương Trà.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Văn Hòa hiện công tác vận hành hồ chứa hiện nay vẫn còn một số khó khăn, bất cập như độ chính xác của các bản tin dự báo mưa, đây là khó khăn khách quan chung do tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu và dự báo định lượng mưa cực khó, mưa không đều giữa các khu vực, mưa cực đoan trong thời gian ngắn, mưa cực đoan khu vực hạ du sau đập. Việc chấp hành của các chủ hồ chứa trong quá trình vận hành còn có lúc chưa đảm bảo yêu cầu, trong khi chưa có thiết bị đo kiểm soát, giám sát lưu lượng vận hành qua tràn.

Hệ thống thoát lũ vùng hạ du đã có cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ, các trục thoát chính bị bồi lắng, rác, bèo cản dòng chảy, nò sáo nuôi trồng thủy sản gây cản trở dòng chảy ra phá, đặc biệt khu vực sau cống Cầu Long, cống Diên Trường hạ lưu sông Hương.

Đồng thời, thông tin cảnh báo hạ du chưa đồng bộ, nhất là trong tình hình ngập lụt kéo dài nhiều ngày, gió bão làm gãy cột điện gây mất điện lưới và làm hư hỏng hệ thống loa truyền thanh… Bên cạnh đó, một số quy định quá ràng buộc khiến quỹ thời gian vận hành hạ mực nước hồ của các chủ hồ không đủ, đặc biệt nội dung tại điểm d, khoản 1, Điều 8 và điểm d, khoản 1, Điều 9 của Quyết định 1606/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Hương.

Trong đợt lũ từ ngày 13 – 16/11, tuy cắt giảm được đỉnh lũ, nhưng mưa với cường suất lớn, kéo dài, tập trung ở vùng miền núi cũng đã làm hơn 17 nghìn ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bị ngập, nhiều nơi vùng đồng bằng, vùng trũng, hệ thống giao thông bị ngập sâu, chia cắt; ở vùng núi sạt trượt gây ách tắc giao thông.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

ADB dành 9,8 tỷ USD giúp châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

ADB đã cam kết dành 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu để giúp châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.
Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO, Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu

Việc thực hiện kiểm soát phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 đã giúp cho sản phẩm của Thép Hòa Phát rộng đường xuất khẩu.
Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Tuyên Quang: Không đánh đổi tài nguyên rừng để phát triển du lịch

Với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, Tuyên Quang luôn xác định, khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng.
Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Nhọc nhằn chuyển đổi xanh

Các doanh nghiệp FDI đưa ra cam kết mạnh mẽ chuyển đổi xanh trong sản xuất, kinh doanh nhưng từ mục tiêu đến hành động là một chặng đường dài, khó khăn.
Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu thăm Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về khí hậu và năng lượng

Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu Kristin Tilley có chuyến thăm Việt Nam trong tuần này để thúc đẩy hợp tác song phương về khí hậu và năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Dừa được công nhận là cây công nghiệp mũi nhọn với kim ngạch gần 1 tỷ USD/năm. Việc được hỗ trợ tài chính xanh sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất dừa bền vững.
Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Doanh nghiệp làm gì để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh?

Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu chung của nhiều nền kinh tế, việc doanh nghiệp cần làm là nâng cao năng lực để sẵn sàng đón làn sóng đầu tư xanh.
Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Cần nhanh chóng hiện thực hoá các chủ trương về chuyển đổi xanh

Quốc hội, Chính phủ đã định hướng chủ trương, ban hành chiến lược liên quan đến chuyển đổi xanh nhưng để thành công cần sớm hiện thực hoá vào cuộc sống.
Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến Net Zero trong doanh nghiệp

Sáng 11/4 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Doanh nghiệp về chuyển đổi xanh, tài chính xanh hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng ký Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 8/4/2024 về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Phát triển “Dự án phương tiện điện thông minh Selex” theo Tiêu chuẩn vàng cho mục tiêu toàn cầu

Chiều 5/4 tại Hà Nội diễn ra Hội thảo tham vấn ý kiến cộng đồng về tác động kinh tế-xã hội và môi trường đối với “Dự án phương tiện điện thông minh Selex”.
Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Việt Nam - Canada trao đổi kinh nghiệm trong giảm phát thải khí nhà kính

Chiều 28/3, tại TP.HCM, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo “Hướng tới mục tiêu Net Zezo: Trao đổi kinh nghiệm Việt Nam – Canada".
Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh: Yêu cầu cấp bách

Việt Nam đang đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất bền vững hướng đến tăng trưởng xanh là yêu cầu cấp bách.
3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

3 kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản vì mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Để hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị quan trọng.
Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Phát huy vai trò của thanh niên trong ứng phó biến đổi khí hậu

Báo cáo công tác thanh niên về chính sách biến đổi khí hậu vừa được UNDP và Cục Biến đổi khí hậu công bố tại Hà Nội vào chiều ngày 22/3.
Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Doanh nghiệp thoả thuận hợp tác thu gom, tái chế bao bì phát triển bền vững

Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Giấy Đồng Tiến và Công ty TNHH Vĩnh Xuân nhằm thu gom tái chế bao bì.
Giải pháp vật liệu xanh cho các công trình nhà xưởng tại Việt Nam

Giải pháp vật liệu xanh cho các công trình nhà xưởng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các chủ đầu tư đang tìm kiếm, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và có thể tái chế sử dụng.
Hà Giang: Sẽ sớm đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 4 kết nối với tỉnh Lào Cai

Hà Giang: Sẽ sớm đầu tư nâng cấp tuyến quốc lộ 4 kết nối với tỉnh Lào Cai

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Giang gửi tới sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Phát triển du lịch xanh ở Ninh Bình

Hiện du lịch xanh đang là xu hướng nhận được sự quan tâm của đông đảo du khách. Nhiều địa phương đã xây dựng những điểm đến xanh nhằm thu hút du khách.
Phấn đấu khởi công tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng với Vân Nam trước năm 2030

Phấn đấu khởi công tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng với Vân Nam trước năm 2030

Việc kết nối Hải Phòng với Vân Nam (Trung Quốc) bằng đường sắt sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế và thúc đẩy hoạt động logistics trong khu vực.
Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó tác động biến đổi khí hậu với dự án 2,9 triệu USD

Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó tác động biến đổi khí hậu với dự án 2,9 triệu USD

Với 2,9 triệu USD, dự án sẽ tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của vùng ven biển tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Công bố chuỗi hoạt động hưởng ứng Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam

Sáng 15/3, tại Hà Nội diễn ra họp báo công bố sự kiện Đại hội Năng lượng thế giới lần thứ 26 tại Việt Nam và chuỗi các hoạt động hưởng ứng sự kiện tại VN.
Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương năm 2025

Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu ngành Công Thương năm 2025

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2025, sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường.
Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?

Để tham gia vào thị trường các-bon doanh nghiệp phải thực hiện khá nhiều việc, trước hết phải kiểm kê khí nhà kính (KNK) và đánh giá được các rủi ro từ KNK.
ADB đề xuất hỗ trợ 2,1 tỷ USD cho Việt Nam để ứng phó biến đổi khí hậu và JETP

ADB đề xuất hỗ trợ 2,1 tỷ USD cho Việt Nam để ứng phó biến đổi khí hậu và JETP

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã đề nghị hỗ trợ tài chính liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP) tại Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động