Thứ hai 21/04/2025 10:32

Thừa Thiên Huế: Dự trữ hàng trăm tấn lương thực chuẩn bị cho mùa mưa lũ

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch dự trữ hàng hoá phục vụ phòng chống lụt bão năm 2023; số lượng 100 tấn gạo, 100 tấn mì ăn liền và hàng thiết yếu khác

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 200/KH-UBND dự trữ hàng hóa phục vụ phòng chống lụt bão năm 2023. Kế hoạch nhằm cung ứng đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, không để tình trạng khan hiếm hàng hóa xảy ra, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sinh hoạt của nhân dân. Đồng thời, xây dựng phương thức dự trữ, phương án vận chuyển và phân phối hàng hóa để điều động ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai chia cắt các vùng dân cư.

Nhiều doanh nghiệp, Trung tâm thương mại tại TP. Huế đủ điều kiện là đơn vị dự trữ hàng hoá phục vụ phòng chống lụt bão

Theo đó, sẽ dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền. Thời gian thực hiện dự trữ dự kiến từ ngày 01/9/2023 đến ngày 15/12/2023; dự trữ hàng hóa phục vụ cứu trợ cho nhân dân khi có thiên tai, bão lụt xảy ra.

UBND Thừa Thiên Huế giao Sở Công Thương tùy theo diễn biến tình hình thời tiết để chọn thời điểm dự trữ, thời hạn dự trữ phù hợp; chủ động nắm tình hình dự trữ các mặt hàng nước uống đóng chai, muối ăn, xăng dầu tại các doanh nghiệp trên địa bàn để tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế điều động cứu trợ khi cần thiết.

Các doanh nghiệp dự trữ hàng hoá được hỗ trợ lãi suất vay vốn, hỗ trợ chi phí lưu kho, bảo quản (chi phí lưu kho, bảo quản là 50 đồng/kg/tháng; chi phí hao hụt là 0,3% giá trị hàng dự trữ).

Doanh nghiệp tự nguyện tham gia và ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa dự trữ phòng chống lụt bão, có năng lực sản xuất, kinh doanh khả thi, năng lực tài chính lành mạnh (thể hiện qua báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan Thuế hoặc báo cáo kiểm toán năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn,...). Có điểm bán hàng hoạt động ổn định trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có năng lực tổ chức đưa hàng hóa đến các vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Cam kết hàng hóa tham gia dự trữ đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và bán đúng theo giá cam kết với cơ quan chức năng…

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Đồng Tháp: Khánh thành nhà máy tôm xuất khẩu công suất 15.000 tấn/năm

Gia Lai Coffee Festival đặt mục tiêu thu hút 10.000 lượt khách

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu