Thừa Thiên Huế: Để làng nghề truyền thống thành điểm đến du lịch

Thừa Thiên Huế nơi lưu giữ nhiều nghệ nhân, làng nghề tinh xảo, đặc sắc. Tuy nhiên, để biến nơi đây thành điểm đến du lịch, cần có những giải pháp dài hơi.
Thừa Thiên Huế: Nhiều “thực đơn” cho du khách lựa chọn dịp lễ 30/4 và 1/5 Tận dụng tiềm năng, khai thác hiệu quả du lịch gắn với nghề truyền thống Huế Thừa Thiên Huế: Sẽ xây dựng lại lăng mộ vợ Vua Tự Đức theo đúng quy cách

Nhiều tiềm năng, lợi thế

Hiện nay, theo thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế có 88 làng nghề truyền thống gồm nghề mộc mỹ nghệ, điêu khắc, chạm khảm, sơn mài, sơn son thếp vàng; kim hoàn; mây tre đan; nón lá; hương trầm; bánh Tét bánh Chưng; mè xửng; nghề làm sản phẩm từ giấy; nghề tranh dân gian truyền thống; gốm sứ, nghề làm diều; nghề pháp lam; nghề làm đầu Lân; nghề đúc đồng; nghề làm lồng đèn; nghè rèn; nghề truyền thống bánh bèo, nậm, lọc; nghề áo dài, phấn nụ,… và 3.000 cơ sở sản xuất liên quan đến nghề truyền thống.

Thừa Thiên Huế: Để làng nghề truyền thống thành điểm đến du lịch
Sản phẩm mây tre đan Bao La được người dân và du khách quan tâm tại các kỳ Festival nghề truyền thống Huế

Các nghề và làng nghề truyền thống được phân bố trong không gian rộng từ thành phố Huế đến các huyện. Trong đó, một số làng nghề nổi tiếng được du khách trong và ngoài nước biết đến như hoa giấy Thanh Tiên, gốm Phước Tích, hương trầm Thủy Xuân…

Theo Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 thì việc khôi phục, phát triển nghề truyền thống và làng nghề được xác định phải gắn với phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 03 của Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016 – 2021 đã đưa ra định hướng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững, gắn với giá trị của di sản, cảnh quan trong đó có cả nghề truyền thống.

Hiện nay, Thừa Thiên Huế xây dựng đề án quy hoạch và bảo tồn phát huy giá trị làng nghề truyền thống, trong đó, xây dựng các chính sách về khuyến công để hỗ trợ thiết bị, máy móc cho một số hộ cá thể, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Phúc – Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết, năm 2023, Sở đang thực hiện đề tài Quy hoạch nghề và các làng nghề truyền thống gắn với du lịch. Đề tài sẽ triển khai tổng thể, đồng bộ, khảo sát chọn lọc khoảng 60 điểm làng nghề để đánh giá, tư liệu hoá, số hoá các thông tin, dữ liệu, hình ảnh và lập bản đồ định vị các làng nghề. Qua đó, vừa lưu trữ thông tin, hình ảnh, kể các các công đoạn sản xuất của nghề truyền thống… nhằm giúp cho các đơn vị lữ hành, du khách tìm đến các làng nghề truyền thống một cách dễ dàng.

Thừa Thiên Huế: Để làng nghề truyền thống thành điểm đến du lịch
Các trường tiểu học tại Thừa Thiên Huế đã xây dựng các tour tuyến du lịch, trải nghiệm tại cơ sở mây tre Bao La, huyện Quảng Điền

Đẩy mạnh quy mô làng nghề, quảng bá thương hiệu

Theo đánh giá, các nghề, làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế có quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu mang tính hộ cá thể, gia đình. Sản xuất kinh doanh theo hướng thương mại, ít đầu tư sản phẩm cho lĩnh vực dịch vụ du lịch. Do đó, việc đáp ứng khi có những đoàn khách lớn, khách tàu biển có nhu cầu tham quan, trải nghiệm tại các làng nghề thì chưa có cơ sở lớn để đáp ứng.

Ông Đỗ Ngọc Cơ - Chủ tịch Hội lữ hành Thừa Thiên Huế cho biết, hiện tour tham quan tại các làng nghề truyền thống chủ yếu bán cho khách Châu Âu, Úc, Mỹ… tuy nhiên chưa nhiều, chủ yếu là tour kết hợp chứ chưa tổ chức tour chính do quy mô nhỏ lẻ, du khách chỉ dừng chân check in thôi chứ chưa có không gian để trải nghiệm. “Để thu hút du khách đến với làng nghề cần quy tụ một vài địa điểm quy mô, đầu tư chỉn chu, bài bản và đặc biệt có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh và bày cách làm du lịch cho họ”, ông Đỗ Ngọc Cơ cho biết thêm.

Theo ông Đinh Mạnh Thắng – Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Thừa Thiên Huế, để du lịch làng nghề truyền thống phát triển cần có nhiều giải pháp căn cơ, trong đó tập trung 3 phía đó là chính quyền địa phương, ngành du lịch và người dân.

Thừa Thiên Huế: Để làng nghề truyền thống thành điểm đến du lịch
Du khách thích thú khi chụp ảnh tại làng nghề hương trầm Thuỷ Xuân

“Sau mỗi kỳ tổ chức Festival nghề truyền thống chính quyền địa phương nên xây dựng một sản phẩm du lịch, một điểm tham quan thực sự tại các nghề truyền thống, với mục đích mang lại nguồn lợi để phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, ngành du lịch quan tâm hơn nữa trong quảng bá, giới thiệu điểm đến, hướng du khách đến với các làng nghề, nghề truyền thống chứ không phải làm “nhánh” trong giới thiệu tour. Đồng thời, bản thân người dân, cơ sở sản xuất cũng cần có định hướng đầu tư bài bản, có đủ không gian trải nghiệm để thu hút du khách. Nếu làm được thì hiệu quả mang lại từ nguồn này là rất lớn”, ông Đinh Mạnh Thắng mong muốn.

Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho biết, thời gian qua ngành du lịch đẩy mạnh quảng bá, kết nối các làng nghề với các đơn vị lữ hành về các sản phẩm nghề truyền thống không chỉ trực tiếp mà còn theo hình thức online, thương mại điện tử. Bên cạnh đó, ngành du lịch đang tìm đối tác lớn chọn một làng nghề để làm thí điểm mô hình vừa duy trì sản xuất sản phẩm thương mại vừa có sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào một số làng nghề …

Sở Du lịch thường xuyên phối hợp với Sở Công Thương, Hiệp hội làng nghề, các hộ cá thể có sản phẩm đặc sắc tham gia các sự kiện, hội chợ du lịch trong và ngoài nước; kết nối với các đơn vị lữ hành tham gia các hội chợ ở Châu Âu… để lan toả rộng rãi hơn nghề truyền thống của Huế - nghề gắn với du lịch”, ông Nguyễn Văn Phúc cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh nghiệp chủ động chuyển hướng xuất khẩu

Trước thuế đối ứng của Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, định hướng doanh nghiệp chuyển hướng thị trường khác.
Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sáp nhập tỉnh

Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sáp nhập tỉnh

Nếu sáp nhập tỉnh An Giang và Kiên Giang, nơi đây sẽ là vựa lúa lớn của cả nước, vừa có biển, có núi, có đồng bằng nên có điều kiện không gian phát triển.
Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Giải mã lý do kinh tế Nam Định quý I/2025 tăng trưởng 11,86%

Theo báo cáo thống kê của Nam Định, tăng trưởng kinh tế địa phương quý I/2025 đạt 11,86%, xếp thứ 1 vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 3 cả nước.
Thái Nguyên xây

Thái Nguyên xây 'cao tốc số' cho hàng hóa địa phương

Với định hướng xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử đa nền tảng, Thái Nguyên đang từng bước đưa sản phẩm địa phương vươn xa trên thị trường toàn cầu.
Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?

Thành phố trẻ nhất Việt Nam ‘mạnh’ cỡ nào trước khi không tổ chức cấp huyện?

TP. Phú Mỹ là thành phố trẻ nhất Việt Nam, có thế mạnh về công nghiệp, cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng, trung tâm kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Phó Thủ tướng dự lễ khánh thành cảng container Hateco Hải Phòng

Sáng 5/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự khánh thành Cảng container Quốc tế Hateco Hải Phòng. Dự án là dấu ấn lịch sử của ngành hàng hải Việt Nam.
Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Thương mại Đắk Nông quý I/2025: Động lực từ các giải pháp xúc tiến và mở rộng thị trường

Quý 1/2025, thương mại Đắk Nông tiếp tục ghi nhận những dấu ấn đáng chú ý nhờ các giải pháp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Bà Rịa - Vũng Tàu: Qúy I, thu hút FDI đạt gần 1 tỷ USD

Quý I/2025, thu hút đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đẩy mạnh, với tổng vốn khoảng 994,73 triệu USD và gần 28.332,2 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng

Quý 1/2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, bất chấp những thách thức từ thị trường và chi phí sản xuất.
Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Tân Cảng Hiệp Phước nỗ lực thành điểm sáng logistics phía Nam

Trong 15 năm hình thành và phát triển, Tân Cảng Hiệp Phước đang nỗ lực từng ngày để trở thành điểm sáng trong hoạt động logistics khu vực phía Nam.
Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Bình Thuận: Bảo đảm hạ tầng khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Thuận đang triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư.
TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

TP.Hồ Chí Minh: Tăng trưởng GRDP quý 1/2025 cao nhất trong 5 năm

Trong quý I/2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP. Hồ Chí Minh tăng 7,51% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ từ năm 2020 đến nay.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Đẩy nhanh tiến độ Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Sở Công Thương vào cuộc quyết liệt

Thời gian qua, Sở Công Thương Ninh Thuận đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án điện hạt nhân.
Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Đắk Nông: Xuất khẩu cà phê vượt biên giới, chinh phục thị trường khó tính

Hiện nay, cà phê Đắk Nông đã xuất khẩu đến 35 quốc gia trên thế giới, khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Hàng loạt sản phẩm OCOP ‘đổ bộ’ Lễ hội Đền Hùng 2025

Hàng loạt sản phẩm OCOP ‘đổ bộ’ Lễ hội Đền Hùng 2025

Nhiều sản phẩm OCOP đã được trưng bày, giới thiệu trong khuôn khổ Hội trại Văn hóa diễn ra dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 (Lễ hội Đền Hùng năm 2025).
Lào Cai - Yên Bái: Sau chia tách, ai bứt phá mạnh hơn?

Lào Cai - Yên Bái: Sau chia tách, ai bứt phá mạnh hơn?

Lào Cai, Yên Bái từng là một tỉnh Hoàng Liên Sơn, sau hơn 30 năm chia tách, hai địa phương này đang phát triển ra sao?
Loạt giải pháp để Đồng Nai thành ‘nam châm’ hút vốn FDI

Loạt giải pháp để Đồng Nai thành ‘nam châm’ hút vốn FDI

Nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một cách hiệu quả, tỉnh Đồng Nai cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chiến lược.
Bến Tre: Nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động

Bến Tre: Nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động

UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nhanh chóng đưa các cụm công nghiệp vào hoạt động.
Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân, quyết tâm đưa dự án “về đích”, đảm bảo tiến độ đề ra.
Gia Lai mở lại cà phê doanh nhân: Hi vọng kết nối không đứt gẫy

Gia Lai mở lại cà phê doanh nhân: Hi vọng kết nối không đứt gẫy

Mô hình Cà phê doanh nhân được tỉnh Gia Lai tổ chức với kỳ vọng sẽ là một kênh kết nối giúp chính quyền và doanh nghiệp xích lại gần nhau hơn.
Đắk Nông thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh

Đắk Nông thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm thế mạnh

Trong hai tháng đầu năm 2025, tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Bắc Giang: Thấy gì từ

Bắc Giang: Thấy gì từ 'hồ sơ báo cáo' đoàn công tác Chính phủ?

Bắc Giang vừa hoàn thành báo cáo gửi Đoàn công tác của thành viên Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế, xã hội 2 tháng đầu năm 2025.
Đồng Nai tiếp tục kiến nghị làm khu thương mại tự do

Đồng Nai tiếp tục kiến nghị làm khu thương mại tự do

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, thành lập khu thương mại tự do để tận dụng lợi thế về sân bay quốc tế Long Thành và cảng Phước An, phục vụ giao thương quốc tế…
Loạt dự án tỷ USD biến Cần Giờ thành

Loạt dự án tỷ USD biến Cần Giờ thành 'ngôi sao sáng'

Thời gian qua, loạt dự án tỷ USD tại Cần Giờ được phê duyệt, hứa hẹn sẽ đưa huyện ven biển duy nhất của TP. Hồ Chí Minh trở thành cực tăng trưởng mới.
Ngành Công Thương Gia Lai lên phương án thúc đẩy các cụm công nghiệp

Ngành Công Thương Gia Lai lên phương án thúc đẩy các cụm công nghiệp

Ngành Công Thương Gia Lai sẽ rà soát, hoàn chỉnh kế hoạch sản xuất công nghiệp giai đoạn 2026-2030; xây dựng kế hoạch thúc đẩy các cụm công nghiệp trên địa bàn.
Mobile VerionPhiên bản di động