Thứ tư 06/11/2024 04:37

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo việc dùng chung hạ tầng các doanh nghiệp viễn thông

Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành nhiều văn bản tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc dùng chung hạ tầng; đồng thời hạn chế việc xây dựng không đồng bộ.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp viễn thông trong việc đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Đồng thời hạn chế tối đa tình trạng xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông không đồng bộ, thống nhất, chồng chéo giữa các đơn vị… Sở đã tham mưu UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy định về việc quản lý xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn.

Các doanh nghiệp phối hợp xử lý tháo dỡ cáp trục, dây thuê bao sà thấp không đảm bảo khoảng cách an toàn

Theo đó, việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông phải tuân thủ đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định, phù hợp quy hoạch về viễn thông, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đảm bảo yêu cầu về an toàn mạng lưới, cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị, an ninh - quốc phòng…

Trong đó, ưu tiên và tạo điều kiện trong việc phối hợp xây dựng và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cho các đơn vị phát triển dịch vụ viễn thông và truyền hình cáp có nhu cầu thuê để ngầm hóa cáp viễn thông và lắp đặt trạm thu, phát sóng vô tuyến điện dùng cho viễn thông….

Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên theo dõi, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dùng chung hạ tầng viễn thông trên địa bàn.

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm chỉ đạo và ban hành kịp thời các quy hoạch, kế hoạch và quy định dùng chung hạ tầng trên địa bàn tạo hành lang pháp lý để các đơn vị triển khai thực hiện. Các Tập đoàn VNPT và Viettel quan tâm bố trí kinh phí để thực hiện việc xây dựng cống bể ngầm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khác thuê dùng chung hạ tầng. Các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của tỉnh về việc dùng chung hạ tầng nên trong quá trình đầu tư phát triển đảm bảo khả năng dùng chung của các đơn vị.

Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông gặp khó khăn, do đặc thù 100% vốn đầu, tư xây dựng là của doanh nghiệp, hoạt động trong cơ chế thị trường mà mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cho biết, mỗi doanh nghiệp đều muốn có chiến lược riêng phát huy thế mạnh các sản phẩm của riêng mình nhằm chiếm lĩnh thị phần cao, việc dùng chung hạ tầng gặp khó khăn về vấn đề thống nhất độ cao lắp đặt thiết bị cũng như đơn giá giữa các doanh nghiệp. "Bên cạnh đó, một số hạ tầng cũ đang tồn tại không đảm bảo để sử dụng chung và đơn vị chủ sỡ hữu hạ tầng chưa có kế hoạch nâng cấp do phụ thuộc nguồn vốn từ tổng công ty, tập đoàn”, ông Sơn cho biết thêm.

Các doanh nghiệp viễn thông xử lý các vị trí cáp vượt đường thấp, gây nguy hiểm cho người đi đường

Đại diện Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) cho biết, những năm gần đây, thực hiện theo chủ trương về chỉnh trang cáp viễn thông treo trên cột điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), PC Thừa Thiên Huế đã phối hợp các đơn vị chỉnh trang cáp theo một mô hình thống nhất (căng dây chịu lực giữa các trụ và có vòng, khung cố định cáp). Việc chỉnh trang theo mô hình mới mang lại những hiệu quả đáng kể, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, việc làm này có nhược điểm là làm tăng chi phí nên khối lượng chỉnh trang hằng năm cần phải bố trí kế hoạch vốn trước khi thực hiện.

“Là đơn vị đi đầu trong việc cải tạo, chỉnh trang cáp viễn thông treo cột điện trên địa bàn toàn tỉnh, PC Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, triệt để các trường hợp doanh nghiệp treo cáp không đảm bảo an toàn, xử lý các điểm đen cáp viễn thông mất mỹ quan và an toàn điện. PC Thừa Thiên Huế sẽ tiếp tục đầu tư kinh phí chỉnh trang cáp viễn thông trong giai đoạn 2023-2025 để xử lý triệt để tình trạng cáp viễn thông không đảm bảo an toàn, mỹ quan”, đại diện lãnh đạo PC Thừa Thiên Huế cho biết thêm.

Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2025 trên địa bàn. Trong đó, mục đích tuyên truyền rông rộng chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2025 đến tất cả các cấp, ngành, doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ dịch vụ rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Cung cấp các dịch vụ viễn thông băng rộng đa dạng với chất lượng tốt, giá cước hợp lý theo cơ chế thị trường. Cơ bản các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được phổ cập Internet băng rộng cố định và di động.

Đến nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế mạng di động đã phủ sóng 1.133/1.133 thôn, đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 99,8%. Ngoài ra các doanh nghiệp thường xuyên bổ sung các trạm lưu động tại các khu vực lễ hội để phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân. Có 1.129/1.133 thôn trên địa bàn đã có hạ tầng băng rộng cố định, chiếm 99,64%. Hiện nay trên địa bàn có 1.457 cột ăng ten. Tổng số cột ăng ten sử dụng chung giữa các doanh nghiệp là 191 cột, đạt tỷ lệ khoảng 13%.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương