Thứ ba 22/04/2025 12:30

Thừa Thiên Huế: Cứu sống bệnh nhi sốc tim hiếm gặp

Bệnh viện Trung ương Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhi do bị viêm cơ tim tối cấp có biến chứng sốc tim hiếm gặp.

Ngày 9/6, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, ngày 30/5, bệnh nhi Trương Phúc Gia H., (11 tuổi) sống tại thành phố Huế, Thừa Thiên Huế được đưa đến Khoa hồi sức tích cực – cấp cứu Nhi, bệnh viện Trung ương Huế trong tình trạng đau ở vùng sau xương ức, điện tâm đồ có hình ảnh rối loạn nhịp thất, thiếu máu cơ tim, xét nghiệm phản ánh cơ tim bị tổn thương.

Bệnh nhi Gia H. được điều trị tích cực tại bệnh viện trung ương Huế

Bệnh được chẩn đoán viêm cơ tim tối cấp, nguy cơ tử vongrất cao. Bệnh nhân được điều trị nội khoa tích cực theo hướng viêm cơ tim tối cấp và được dõi sát chức năng sống. Sau một ngày điều trị, bệnh diễn tiến nặng hơn, xuất hiện rung thất, giảm tri giác, vô mạch, các bác sỹ đã tiến hành hồi sức tim phổi, sốc điện hai lần và sử dụng thuốc cống loạn nhịp thất đường tĩnh mạch, tình trạng rối loạn nhịp thất vẫn còn, bệnh tiếp tục xuất hiện sốc huyết áp tụt, vô mạch, không có nước tiểu, chức năng co bóp cơ tim giảm nặng còn 32 %.

Xác định đây là một trường hợp sốc tim do viêm cơ tim tối cấp có rung thất, nguy cơ tử vong 100% nếu không chỉ định kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể. Sau đó, các bác sĩ đã khẩn trương hội chẩn liên chuyên khoa toàn viện để đưa ra phương án tối ưu nhất. Sau hội chẩn bệnh nhân được tiến hành ngay kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể hỗ trợ tuần hoàn (VA - ECMO) kết hợp thở máy xâm nhập và điều trị nội khoa tích cực. Sau 6 ngày điều trị, chức năng co bóp của tim cải thiện, chỉ số phản ảnh tổn thương cơ tim giảm, các thông số chức năng sống và chức năng tim cải thiện, bệnh nhân được ngưng hỗ trợ VA – ECMO và cai thở máy.

Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, da môi hồng, uống được sữa, ăn được cháo, mạch, huyết áp ổn định, không còn thở oxy.

GS. TS. Phạm Như Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, kỹ thuật VA-ECMO đã được các bác sĩ Bệnh viên Trung ương Huế thực hiện thành công đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 03/2009, chủ yếu trong hồi sức cho bệnh nhân viêm cơ tim, sốc tim sau phẫu thuật tim mạch.

“Hiện nay VA - ECMO là kỹ thuật hỗ trợ tim và phổi giúp cứu sống cho rất nhiều bệnh nhân nguy kịch, không đáp ứng với các điều trị thông thường; giúp tim và phổi nghỉ ngơi và chờ thời gian hồi phục. Đây là trường hợp đầu tiên triển khai kỹ thuật ECMO tại Trung tâm Nhi, bệnh viên trung ương Huế cùng với sự phối hợp với đội ngũ chuyên gia ECMO của bệnh viện, qua đó hoàn thiện về kỹ thuật hồi sức bệnh nhi và nâng cao năng lực chuyên môn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị các bệnh nhi nặng, nguy kịch tại Bệnh viện Trung ương Huế” - Giám đốc bệnh viên Trung ương Huế Phạm Như Hiệp cho biết thêm.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử