Thừa Thiên Huế: Chính quyền luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Phát triển kinh tế 19/02/2023 15:24 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cùng lãnh đạo các Sở, ban ngành liên quan vừa có chuyến kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp chủ lực tại KCN Phong Điền, huyện Phong Điền.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng đại diện các Sở, ngành liên quan tại KCN Phong Điền |
Kiểm tra tại Công ty Scavi Huế, đại diện Công ty Scavi Huế cho biết, năm 2022, doanh thu của doanh nghiệp đạt gần 190 triệu đô la Mỹ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị trường ngành dệt may thế giới nhiều biến động nhưng Công ty cũng đã hoàn thành kế hoạch sản xuất. Quan trọng hơn, năm mới 2023 Công ty Scavi Huế cũng đã có đơn hàng của các đối tác ở thị trường truyền thống và mở thêm nhiều khách hàng mới.
Hiện nay Công ty Scavi Huế có hơn 6.300 lao động với thu nhập bình quân hiện nay 6,2 triệu đồng/tháng cũng như đảm bảo các phúc lợi xã hội khác. Theo kế hoạch, tháng 5/2023, Công ty Scavi Huế sẽ khởi công xây dựng mới nhà máy số 2 (do bị hoả hoạn trước đây) và tuyển dụng thêm 1.000 lao động mới, địa điểm xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp Tứ Hạ với khoảng 700 lao động, đại diện lãnh đạo Công ty Scavi Huế thông tin.
Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá cao những kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của Công ty Scavi Huế cũng như thực hiện các hoạt động chăm lo an sinh xã hội, trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng.
“Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ luôn đồng hành hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Công ty trong quá trình phát triển. Đồng thời, yêu cầu các sở, ngành liên quan tập trung hỗ trợ Công ty sớm khởi công xây dựng nhà máy số 2 tại khu công nghiệp Tứ Hạ. Cùng với đó xem xét, nghiên cứu ý tưởng đầu tư khu công nghiệp xanh của Công ty để kêu gọi các chủ hàng, bạn hàng, đối tác của tập đoàn Scavi tham gia để hình thành trung tâm công nghiệp dệt may Phong Điền”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định.
Tại công ty Phenikaa Huế, báo cáo với chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo Công ty cho biết, doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh tại Khu công nghiệp Phong Điền từ năm 2019 đến nay. Qua quá trình đó, Công ty đã hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả với mức tăng trưởng doanh thu tăng theo từng năm. Năm 2022, doanh thu của doanh nghiệp đạt hơn 473 tỷ đồng.
Đây là doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu cristobalite có sản lượng đứng thứ hai thế giới. Năm 2023 Công ty tiếp tục mở rộng dự án chế biến cát silic ít sắt chất lượng cao và khai thác mỏ cát tại xãPhong Chương. Các thủ tục hồ sơ đang được tiến hành và mong muốn sự hỗ trợ của tỉnh Thừa Thiên Huế để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, tăng nguồn đóng góp cho ngân sách và tạo thêm việc làm cho địa phương, đảm bảo an sinh xã hội. Công ty kiến nghị tỉnh quan tâm và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực như: giao thông, chiếu sáng, thoát nước…
![]() |
Kiểm tra tại trạm xử lý nước thải KCN Phong Đièn - Viglacera |
Qua làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương đánh giá cao sự nỗ lực của các Công ty trong quá trình triển khai thực hiện dự án thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Công ty Phenikaa Huế tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng để sớm đưa nhà máy vào vận hành trong năm 2023. Đồng thời khẳng định, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các thủ tục cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đi kiểm tra trạm xử lý nước thải KCN Phong Điền - Viglacera. Trạm có hệ thống xử lý nước thải công suất 2000 m3/ngày/đêm và có thể nâng công suất lên 8.000 m3/ngày, đêm.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Xúc tiến thương mại: Tạo đầu ra ổn định cho nông sản Đắk Nông

Thanh Hóa: Hưởng ứng Chiến dịch “Giờ trái đất”, tiết kiệm năng lượng, kiến tạo tương lai xanh

Bình Dương cần chuyển đổi mô hình phát triển sang công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thông minh

Bình Dương trao giấy phép đầu tư cho 6 doanh nghiệp, ký kết với 9 tỉnh thành phát triển KCN thông minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp cho sự phát triển TP. Hồ Chí Minh
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hà lên phương án xúc tiến tiêu thụ vải thiều sớm

Điện Biên: Doanh nghiệp thuận lợi đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử

Thanh Hóa: Công bố giá vật liệu xây dựng thấp hơn giá thực tế, doanh nghiệp gặp khó

Lào Cai: Hỗ trợ 10 hộ nông dân xã Cốc Ly vay 1 tỷ đồng đầu tư trồng quế

Quảng Ninh: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 9,51% trong quý II/2023

Khởi động dự án Quản lý đa thiên tai lưu vực sông Nậm Rốm tỉnh Điện Biên

Kỷ niệm 133 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình: Sức hút mới trên “quê hương năm tấn”

Thanh Hóa: Nhiều kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh

Thái Bình: 11 dự án khu dân cư nghìn tỷ lùi thời gian chọn nhà đầu tư

Dự kiến hoàn thành Bến cảng số 5, số 6 Khu bến cảng Lạch Huyện vào quý IV/2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều “hiến kế” để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đề xuất mở rộng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

Đồng bào biên giới Đắk Nông thoát nghèo nhờ “cây tỷ đô”

Bến Tre: Khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

Thanh Hóa: Sẽ chi 67 tỷ đồng để hoàn trả học phí thu tăng trong học kỳ 1

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch đô thị Thanh Hoá mới bao gồm cả huyện Đông Sơn

Nỗ lực tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Giá thành điện gió cao, EVN đề xuất cấp điện bằng cáp ngầm cho Côn Đảo

Bình Dương: Tập trung xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu
