Thủ tướng: Thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh tham vọng

Ngày 7/9, tại trụ sở Chính phủ, làm việc, tọa đàm với tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Nhật Bản có ý định mở rộng đầu tư vào Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh tham vọng, phù hợp với các chiến lược tái cấu trúc, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.

Cùng dự có lãnh đạo một số bộ, ngành của Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ông Yamada Takio, các tổ chức kinh tế của Nhật Bản như JCCI (Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam), JETRO (Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản), JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản), 30 doanh nghiệp Nhật Bản.

Thủ tướng: Thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh tham vọng

Phát biểu mở đầu cuộc đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ, “chúng tôi luôn đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản và những đóng góp to lớn của ngài Abe Shinzo cho phát triển quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước trong thời gian qua”. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã đạt nhiều thành tựu, sự tin cậy giữa hai nước ngày càng sâu sắc.

Trong bối cảnh tác động tiêu cực của COVID-19, Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao Chính phủ Nhật Bản đã kịp thời đưa ra quyết sách hỗ trợ đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở nước ngoài và bày tỏ vui mừng khi được biết trong số 30 doanh nghiệp Nhật Bản nhận được hỗ trợ đợt đầu của Chính phủ Nhật Bản thì có đến 15 doanh nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam. Đây cũng là niềm vui, sự động viên để Việt Nam tự tin tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành công, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản.

Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, là những nhà đầu tư nghiêm túc, có trách nhiệm, làm ăn kinh doanh có hiệu quả, đóng góp vào ngân sách, chú trọng bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống người lao động, Thủ tướng nói. Doanh nghiệp Nhật Bản giữ chữ tín, điều rất quan trọng trong làm ăn kinh doanh.

Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư PPP với nhiều điểm mới, minh bạch, thuận lợi, ưu đãi đầu tư… Thực hiện các cam kết tiêu chuẩn cao của các FTA như CPTPP, EVFTA, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn, có môi trường đầu tư theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến. Với 100 triệu dân, thu nhập ngày càng tăng, nằm trong khối ASEAN năng động với gần 650 triệu dân, Thủ tướng nhấn mạnh, thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh tham vọng, phù hợp với các chiến lược tái cấu trúc, dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực của các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là Nhật Bản.

Với quyết tâm chính trị cao, Thủ tướng đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do một Phó Thủ tướng làm tổ trưởng để nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư, đối thoại, xử lý kiến nghị của các nhà đầu tư lớn đến Việt Nam, trong đó, “tôi đã chỉ đạo mở lại các chuyến bay thương mại tới một số nơi có hệ số an toàn cao, trong đó có Nhật Bản, với quy trình nhập cảnh rút gọn, thuận lợi, vừa bảo đảm an toàn chống dịch, vừa thuận lợi cho kinh doanh”

Việt Nam có nhu cầu rất lớn về đầu tư phát triển. Thủ tướng chào đón các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng hợp tác đầu tư vào hạ tầng, năng lượng, công nghiệp chế tạo, nông nghiệp chất lượng cao, công nghệ thông tin, đô thị thông minh, dịch vụ tài chính, ngân hàng, khởi nghiệp dựa trên đổi mới sáng tạo, cũng như tham gia đối tác chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hỗ trợ, tạo mọi thuận lợi cho các hoạt động đầu tư kinh doanh, đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên, góp phần đưa quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên tầm cao mới.

Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio cho rằng, trong 20 năm trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng vô cùng nhanh chóng và cũng khẳng định vị thế của mình ở trên trường quốc tế. Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ngày càng trở nên sâu sắc hơn và đặc biệt cuộc điện đàm giữa Thủ tướng hai nước trong tháng này đã minh chứng cho mối quan hệ tin cậy mật thiết ở cấp cao. Đây chính là tài sản vô cùng quý báu trong quan hệ giữa hai nước.

Theo Đại sứ, tình hình dịch bệnh COVID- 19 chưa có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, Việt Nam đã cho thấy những năng lực quản lý rủi ro ưu việt của mình, đã đạt được những kết quả nhất định. Trong khi các nước vẫn còn đang chật vật trong phòng, chống dịch COVID-19 thì Việt Nam đã sớm phục hồi. Việt Nam đang được hưởng thụ trực tiếp lợi thế từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu. “Có thể nói, các nhà đầu tư trên thế giới, trong đó các doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm nhiều đến Việt Nam, một nơi đầu tư trong điều kiện bình thường mới hậu COVID-19”, Đại sứ cho biết. Theo khảo sát của JETRO vừa qua, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cho biết họ đang xem xét chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam. “Chúng tôi kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ nắm được cơ hội này, sẽ trở thành một nước cường thịnh hơn trong thời gian tới”, Đại sứ nói và nêu một số đề xuất. Đó là mở lại việc đi lại giữa hai nước, cải thiện việc giải ngân cho các dự án đầu tư công hiện nay, thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nâng cao xếp hạng tín dụng của Việt Nam.

Thủ tướng: Thị trường Việt Nam đủ lớn cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh tham vọng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ trao MOU giữa Cục Đầu tư nước ngoài và Jetro Việt Nam

Về việc Nhật Bản đưa ra gói ngân sách khoảng 2,3 tỷ USD nhằm thúc đẩy việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản, Đại sứ cho biết, đã tiến hành lựa chọn lần thứ nhất, với 30 doanh nghiệp và trong đó, có 15 doanh nghiệp có mặt ở đây hôm nay, đều là những doanh nghiệp có liên quan đến Việt Nam. “Trong thời gian tới, chúng tôi cũng dự kiến sẽ tuyển chọn lần thứ hai và lần thứ ba”.

Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. “Chúng tôi tiếp tục mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ có các giải pháp phù hợp để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cũng như là sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam trong việc phát triển kinh tế hơn nữa trong điều kiện bình thường mới ”, Đại sứ bày tỏ.

Đại diện JCCI, hiệp hội có 1.950 doanh nghiệp thành viên, bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quan tâm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Để thúc đẩy đầu tư Nhật Bản sang Việt Nam hơn nữa, đại diện JCCI đề xuất tạo cơ chế ưu đãi đầu tư phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất, chế tạo của Nhật Bản, xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng theo phương thức PPP, cho phép doanh nghiệp Nhật Bản góp vốn vào các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam. Ví dụ, ở Nhật Bản ngoài các doanh nghiệp nòng cốt, còn có các doanh nghiệp hợp tác, có sự phân công về vai trò trong một chuỗi hoạt động sản xuất khá phức tạp và mạnh mẽ. Như vậy, việc thu hút đầu tư theo hình thức là thu hút cả chuỗi sản xuất chứ không chỉ thu hút các doanh nghiệp nòng cốt. Từ đó, đầu tư của các doanh nghiệp nòng cốt của Nhật Bản sang Việt Nam sẽ trở nên dễ dàng hơn.

JCCI mong muốn Chính phủ Việt Nam xem xét mở rộng hơn nữa cơ chế ưu đãi cho các công nghệ tiên tiến cũng như các doanh nghiệp mở rộng đầu tư với quy mô lớn, xây dựng cơ chế ưu đãi cho một chuỗi sản xuất chứ không chỉ cho một doanh nghiệp.

Tại cuộc đối thoại, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng nêu ra nhiều vấn đề trong hợp tác đầu tư tại Việt Nam như nguồn nhân lực, phát triển một số lĩnh vực mới, công nghiệp hỗ trợ, về nghiên cứu và phát triển…

Ghi nhận và trả lời các vấn đề doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền, không được để chậm trễ. Thủ tướng khẳng định tạo mọi điều kiện để việc mở rộng đầu tư của 15 doanh nghiệp Nhật Bản trong đợt đầu tiên được triển khai thuận lợi nhất cũng như chuẩn bị tốt hơn nữa cho các đợt đầu tư tiếp theo.

Nhấn mạnh Việt Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng nêu rõ việc thực hiện mục tiêu kép, duy trì sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn như sân bay, bến cảng, dịch vụ logistics, đường bộ cao tốc… cũng như không để mất điện, mất nước ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Đặc biệt, chuẩn bị sẵn sàng mặt bằng, các khu công nghiệp để các doanh nghiệp có vị trí đặt nhà máy ngay. “Chúng tôi sẽ duy trì các cuộc gặp gỡ trực tiếp tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư, từ hải quan đến thuế, đất đai, môi trường, lao động, thủ tục hành chính…”. “Khó khăn đến đâu, chúng ta kịp thời tháo gỡ đến đó”, Thủ tướng nói. Coi thành công của các nhà đầu tư Nhật Bản là thành công của Chính phủ Việt Nam. “Thủ tướng sẵn sàng gặp các bạn để tháo gỡ khi cần thiết”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến Lễ trao MOU giữa Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Jetro Việt Nam.

baochinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài nêu loạt giải pháp trước

Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài nêu loạt giải pháp trước 'bão' thuế quan

Tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài đã nêu loạt giải pháp giúp doanh nghiệp vững vàng trước "bão" thuế quan
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Tổ phó Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Tổ phó Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Tổ phó Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
7 nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt tốc

7 nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt tốc

Để hoàn thành các nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành Công Thương đang thực hiện loạt giải pháp để sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc phát triển...
Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp báo.
Bộ Ngoại giao thông tin trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với Việt Nam

Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Liên quan tới ồn ào từ thiện Phạm Thoại và mẹ bé Bắp, Báo Công Thương đã tiếp cận được báo cáo kiểm toán, hé lộ nhiều dữ kiện chưa từng công bố.
Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Chủ tịch Quốc hội Armenia nhấn mạnh Armenia coi Việt Nam không chỉ là một người bạn mà còn là một đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu ở khu vực.
Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng yêu cầu cần chính sách đặc thù, vượt trội, hiện đại, cạnh tranh để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về chính sách thuế đối ứng mới của Mỹ do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu.
Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.033 kiến nghị của cử tri.
Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Sáng 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân".
Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu.
Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương tinh, gọn, mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...
Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Nhân sự 1/4: Thiếu tướng Công an nhận nhiệm vụ tại Quốc hội; các địa phương sắp xếp cơ quan báo chí

Về thông tin nhân sự ngày 1/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội.
Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, gửi thông điệp mạnh mẽ về một quốc gia chủ động, minh bạch và kiến tạo luật chơi toàn cầu.
Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Bộ Công Thương chủ động, nhanh chóng công bố dự thảo Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược

Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược.
Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định EVIPA

Nhà vua Bỉ Philippe khẳng định, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có lợi cho cả hai nước và phía Bỉ sắp hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định này.
Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Sáp nhập các tỉnh thế nào để phát huy được thế mạnh?

Theo đại biểu Quốc hội, vấn đề quan trọng đang được đặt ra là sáp nhập các tỉnh thế nào để tỉnh mới phát huy được thế mạnh và phát triển sau sắp xếp.
Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Phân định rõ thẩm quyền để tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định rõ thẩm quyền của từng cấp chính quyền trong bối cảnh sắp xếp bộ máy hành chính.
Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Trình Chính phủ văn bản tinh gọn bộ máy trước 6/4

Đối với các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy,… các bộ, ngành cần trình Chính phủ trước ngày 6/4.
Mobile VerionPhiên bản di động