Thủ tướng: Tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Chiều 17/8, trong chương trình công tác tại Đắk Lắk, Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Thủ tướng: Phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với '5 tiên phong' Thủ tướng đề nghị các nước phương Nam tập trung vào '3 thúc đẩy' Bổ sung vốn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Tại 4 điểm khảo sát trên các cung đường “dã chiến” gập ghềnh, nhiều đoạn lầy lội do mưa lớn những ngày qua, Thủ tướng đã tặng quà, động viên, thăm hỏi đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường.

Thủ tướng tặng quà đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tặng quà đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đặc biệt ấn tượng trước chia sẻ của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân về việc tổ chức thi công linh hoạt phù hợp thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa thất thường, lao động miệt mài, hăng say với tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, “coi mưa to là mưa nhỏ, mưa nhỏ là không mưa”.

Hỏi thăm, động viên người dân nơi dự án đi qua, Thủ tướng được cho biết nhân dân địa phương rất mừng vì có công trình đi qua làm đổi thay cuộc sống, lưu thông hàng hóa. Cảm ơn người dân đã nhường mặt bằng, Thủ tướng mong muốn bà con tiếp tục ủng hộ, chung sức, đồng lòng, chia sẻ để triển khai dự án, vì lợi ích chung, lợi ích quốc gia dân tộc và cũng nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi người dân, mỗi gia đình.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các cơ quan chủ quản, các ban quản lý dự án phải bám sát công trường, tăng cường kiểm tra, giám sát - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các cơ quan chủ quản, các ban quản lý dự án phải bám sát công trường, tăng cường kiểm tra, giám sát - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đánh giá việc chia dự án thành 3 thành phần là hợp lý, trong đó hoan nghênh tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên làm cơ quan chủ quản dự án cao tốc nhưng đã nỗ lực rất lớn, đến nay tuyến cao tốc lên hình hài rõ nét. Đoạn có nhiều khó khăn, qua nhiều đèo núi, có nhiều hầm được giao cho Bộ Giao thông vận tải, các nhà thầu lớn có kinh nghiệm; còn đoạn qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có nhiều thuận lợi hơn.

Về công việc còn lại, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương phải nỗ lực hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy để huy động, vận động người dân. Thủ tướng lưu ý bảo đảm các khu tái định cư có điều kiện sinh sống tốt hơn và ít nhất bằng với nơi ở cũ; chăm lo đến đời sống, tạo sinh kế ổn định cho người dân sau khi nhường đất, nhà ở, ruộng vườn để xây dựng dự án.

Thủ tướng động viên, thăm hỏi đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng động viên, thăm hỏi đội ngũ cán bộ, công nhân, người lao động trên công trường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, điện cao thế, Bộ Công Thương đẩy nhanh thủ tục phê duyệt phương án, triển khai di dời; các chủ đầu tư, Tập đoàn Điện lực tập trung đẩy nhanh công tác di dời, bảo đảm tiến độ bàn giao mặt bằng theo yêu cầu.

Yêu cầu lãnh đạo các cơ quan chủ quản, các ban quản lý dự án phải bám sát công trường, tăng cường kiểm tra, giám sát, Thủ tướng nhấn mạnh, khi đã có mặt bằng rồi thì các chủ đầu tư, các nhà thầu đồng tâm, hiệp lực, quyết tâm cao nhất, chủ động sáng tạo, tổ chức thi công liên tục “3 ca, 4 kíp”, “xuyên lễ, xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ”; “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “làm việc nào dứt việc đó”, “đã cam kết phải thực hiện, đã hứa phải làm” để vượt qua mọi thách thức; cán bộ, kỹ sư, người lao động phát huy tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”, từ đó tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ thi công.

Thủ tướng đề nghị huy động lực lượng của Quân khu 5, lực lượng Công an, nhân dân địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội vào hỗ trợ công trình ở những phần việc có thể làm được với tinh thần “đã ra quân là chiến thắng”; tạo điều kiện, huy động thêm nhà thầu, doanh nghiệp địa phương tham gia dự án để các doanh nghiệp Tây Nguyên lớn mạnh.

Công trường thi công đoạn tuyến cao tốc đi qua địa bàn xã Cư Elang, huyện Ea Kar - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Công trường thi công đoạn tuyến cao tốc đi qua địa bàn xã Cư Elang, huyện Ea Kar - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng với việc đẩy nhanh hơn tiến độ, Thủ tướng lưu ý bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của dự án, bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, nhất là hạn chế bụi, hạn chế tối đa tác động đến rừng, đời sống sinh hoạt của người dân, phòng chống sạt lở đất và hoàn nguyên sau hoàn thành công trình; phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhấn mạnh Tây Nguyên cần đẩy mạnh đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh và Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu bố trí hợp lý các nút giao, tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắk Lắk khẩn trương rà soát quy hoạch các đô thị, khu công nghiệp… để mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa hiệu quả, lợi thế do tuyến đường cao tốc mang lại.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chủ quản xây dựng lại đường găng tiến độ cho các dự án thành phần, hoàn thành đoạn đầu tuyến dự án thành phần 1 (Khánh Hòa) và toàn bộ dự án thành phần 3 (Đắk Lắk) vào cuối năm 2025; đồng thời phấn đấu đẩy nhanh tiến độ dự án thành phần 2 là đoạn có nhiều khó khăn nhất do Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan chủ quản.

Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dài 117,5 km, quy mô phân kỳ 4 làn xe, trên tuyến bố trí 9 nút giao (trung bình 13 km/1 nút), sơ bộ tổng mức đầu tư 21.935 tỷ đồng. Dự án được chia thành 3 dự án thành phần và giao UBND các tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk và Bộ Giao thông vật tải là cơ quan chủ quản. Dự án được áp dụng một số cơ chế đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội gồm cơ chế chỉ định thầu; cơ chế khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 25/7/2022 về triển khai Nghị quyết của Quốc hội, với mục tiêu cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn vào năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn dự án năm 2027.

Về giải phóng mặt bằng, tái định cư, Thủ tướng Chính phủ đã có 12 văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng dự án Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (gồm 10 thông báo kết luận và 2 công điện của Thủ tướng). Đến nay công tác thu hồi đất đạt 94%, còn khoảng 4% chưa bàn giao, chủ yếu do tỉnh Đắk Lắk vướng rừng đang khai thác và tỉnh Khánh Hòa vướng mắc về đơn giá đền bù và tái định cư. Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật còn chậm.

Các dự án thành phần đã tổ chức khảo sát trữ lượng mỏ vật liệu xây dựng, khả năng cung cấp vật liệu cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Chính phủ đang hành động mạnh mẽ để đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ rào cản thủ tục hành chính, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Trung tâm Tài chính quốc tế với ưu đãi thuế kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu.
Luật Hóa chất (sửa đổi): Thêm cơ chế ứng phó sự cố trên biển

Luật Hóa chất (sửa đổi): Thêm cơ chế ứng phó sự cố trên biển

Ngoài đánh giá cao nội dung tại Luật Hóa chất (sửa đổi), các Đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị cụ thể hơn cơ chế ứng phó sự cố hóa chất khi xảy ra trên biển.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí

Ngày 8/5, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Azerbaijan, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan Sahiba Gafarova.
Thủ tướng đề nghị Singapore đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Singapore đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi Singapore tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ cao, hạ tầng thông minh và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đại tá Đỗ Văn Hậu làm Cục trưởng Cục Quân nhu

Đại tá Đỗ Văn Hậu làm Cục trưởng Cục Quân nhu

Ngày 8/5, Cục Quân nhu (Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật) tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Cục trưởng Cục Quân nhu cho Đại tá Đỗ Văn Hậu.
Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung: Chỉ thanh tra khi có bằng chứng vi phạm rõ ràng

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung: Chỉ thanh tra khi có bằng chứng vi phạm rõ ràng

Không thể thanh tra vì 'dấu hiệu vi phạm' mơ hồ. Doanh nghiệp cần môi trường đầu tư được bảo vệ bằng luật. Người ra quyết định sai phải chịu trách nhiệm.
Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nên có chính sách ưu đãi nhập khẩu dược liệu để sản xuất thuốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nên có chính sách ưu đãi nhập khẩu dược liệu để sản xuất thuốc

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa cho rằng nên có chính sách ưu đãi để nhập được những mặt hàng dược liệu, đảm bảo trong an sinh xã hội.
Duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại đã có, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc phòng đa phương.
Đại biểu Tạ Văn Hạ: Cần phát triển sản phẩm hóa chất Việt Nam có lợi thế

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Cần phát triển sản phẩm hóa chất Việt Nam có lợi thế

Chiến lược Phát triển công nghiệp hóa chất cần nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm hóa chất mới, hóa chất trọng điểm, mang tính lợi thế của Việt Nam.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn: Sửa Luật Hóa chất tạo công cụ mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Đại biểu Võ Mạnh Sơn: Sửa Luật Hóa chất tạo công cụ mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Đại biểu Võ Mạnh Sơn cho rằng Luật Hóa chất sửa đổi sẽ thực sự là công cụ pháp lý mạnh mẽ để bảo vệ môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
Mường Lay xác lập kỷ lục Việt Nam về mật độ nhà sàn truyền thống

Mường Lay xác lập kỷ lục Việt Nam về mật độ nhà sàn truyền thống

Mường Lay vừa được xác lập kỷ lục Việt Nam: Thị xã có mật độ nhà sàn truyền thống dân tộc Thái Trắng nhiều nhất, trở thành điểm đến văn hóa nổi bật Tây Bắc.
Đại biểu Quốc hội kỳ vọng và đánh giá cao việc soạn thảo sửa đổi Luật Hóa chất

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng và đánh giá cao việc soạn thảo sửa đổi Luật Hóa chất

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa đổi Luật Hóa chất theo hướng tăng tính bền vững, khuyến khích doanh nghiệp và rõ trách nhiệm để đảm bảo phù hợp thực tiễn.
Ký ức sống mãi trong ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ký ức sống mãi trong ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “địa chỉ đỏ” thiêng liêng, được người dân và khách thập phương tìm đến để dâng hương tưởng niệm.
Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi sau chỉnh lý đã rút gọn, tập trung nhiều vấn đề quan trọng

Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi sau chỉnh lý đã rút gọn, tập trung nhiều vấn đề quan trọng

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) làm rõ khái niệm “hóa dược”, giữ vững nguyên tắc kiểm soát rủi ro, không tích hợp máy móc với các luật khác.
Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng chính sách thực chất, khả thi, tạo đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, 90 trong 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã theo mô hình chính quyền 2 cấp.
Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, sửa Hiến pháp lần này là yêu cầu cấp thiết, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý.
Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm

Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm 'biệt phái', tránh lợi dụng

Đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung quy định biệt phái rõ ràng, tránh kéo dài và lạm dụng, thời hạn biệt phái không quá 3 năm.
Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Đại biểu Quốc hội đánh giá việc sửa Hiến pháp lần này được kỳ vọng giúp bộ máy vận hành tinh gọn, pháp luật đồng bộ, tăng hiệu lực, hiệu quả.
Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Cột cờ A Pa Chải khánh thành tại cực Tây Tổ quốc - biểu tượng chủ quyền thiêng liêng, điểm nhấn du lịch và văn hóa đặc sắc của tỉnh Điện Biên.
Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã.
Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm

Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã được chỉnh lý sát thực tế, tiếp thu tối đa góp ý Đại biểu Quốc hội, đảm bảo linh hoạt và khả thi khi triển khai.
Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Chính quyền địa phương 2 cấp: Đổi mới từ gốc, phục vụ tận nơi

Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đặt trọng tâm vào mô hình 2 cấp chính quyền, tăng phân quyền, giảm trung gian, sát dân hơn.
Bộ Công Thương

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Bộ Công Thương triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo điện ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025.
Mobile VerionPhiên bản di động