Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nội lực là cơ bản cho phục hồi và phát triển

Mô hình tăng trưởng chưa dựa nhiều trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm sẽ là trở ngại lớn cho đà phục hồi sau đại dịch. Và dù trong quá trình hồi phục hay phát triển thì nội lực luôn là cơ bản.

Sáng 6/12, Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong kỷ nguyên số" do Ban Kinh tế trung ương tổ chức với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ ba về công nghiệp 4.0

Nhận diện trở ngại phục hồi sau dịch bệnh

Phát biểu mở đầu diễn đàn, ông Trần Tuấn Anh - Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, trước tác động của dịch COVID-19 đặt ra nhu cầu cấp bách là tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19, hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt khi Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên, quá trình phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch Covid 19 và thực hiện CNH, HĐH trên nền tảng Công nghiệp 4.0 đang gặp phải những trở ngại lớn, điển hình như mô hình tăng trưởng chưa dựa nhiều trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. “Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH, chủ yếu phát triển theo mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Các chính sách phát triển các ngành công nghiệp chậm được cụ thể hóa. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn còn thiếu một chiến lược phát triển rõ ràng”- ông Trần Tuấn Anh chỉ ra.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nội lực là cơ bản cho phục hồi và phát triển
Trưởng Ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh những thách thức đặt ra sau đại dịch

Trưởng ban Kinh tế cũng nhấn mạnh, thực tiễn 35 năm qua tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH cần phải tập trung giải quyết để đạt được các mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, phấn đấu là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Cũng chỉ ra những thách thức khi cho rằng công nghiệp 4.0 đang tăng tốc nhưng được ứng dụng không đồng đều giữa các ngành, bà Mary Hallward-Driemeier - Cố vấn kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới (WB) nhìn nhận: Chuỗi cung ứng trên toàn cầu đang thay đổi và những nút thắt về thương mại, biến đổi khí hậu đặt ra thách thức lớn. Trong đó, các ngành tự động, cơ giới máy móc sử dụng công nghệ, tự động hóa nhiều hơn, còn ngành da giày, dệt may ít có sự ứng dụng. Do đó, tiền lương thấp và lao động không còn là xu thế cạnh tranh của nhiều nước đang phát triển.

Đặc biệt, COVID-19 góp phần cho định hình việc đầu tư trong tương lai với chuỗi bền vững hơn và tăng tỉ trọng dịch vụ như nghiên cứu phát triển, marketing, hỗ trợ sau bán hàng…"Việt Nam nên tập trung các ngành sản xuất nhưng cũng chú trọng hơn đến các ngành dịch vụ, tiếp tục đầu tư trên phạm vi rộng hơn, như kỹ năng người lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia để nâng cao công nghệ mới, thích ứng hơn với cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển bao trùm, triển khai công nghệ số" - bà Mary Hallward-Driemeier đề xuất.

Cần tầm nhìn, hành động, giải pháp đặc biệt thúc đẩy phục hồi kinh tế

Đưa ra những giải pháp phục hồi kinh tế, Trưởng ban Kinh tế Trần Tuấn Anh nêu cụ thể, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải xác định rõ triết lý phát triển, mô hình và chính sách CNH, HĐH phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới của giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Hiện nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu, làm thay đổi căn bản tư duy về CNH, HĐH. “Công nghệ sản xuất kỹ thuật số tiên tiến có thể thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ”, ông Trần Tuấn Anh lưu ý.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nội lực là cơ bản cho phục hồi và phát triển

Ông Trần Quốc Phương- Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa ra Khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với chiến lược phòng, chống dịch COVID-19. Mục tiêu của chương trình là khôi phục nhanh các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động và thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5 - 7%/năm, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn. Trong đó, chính sách hỗ trợ sẽ tập trung thúc đẩy phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng, chú trọng tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc, ông Yong Hongtaek - Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho biết: Để chuẩn bị đón đầu cơ hội khi trật tự thế giới mới sau COVID-19 được thiết lập, ba định hướng chính được Chính phủ Hàn Quốc chú trọng: Tăng cường đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số, xây dựng các cụm đổi mới sáng tạo (gọi là đặc khu cho phát triển).

"Để tận dụng hiệu quả các xu hướng trên, cần thiết lập các nền tảng, củng cố tăng cường mối quan hệ thương mại hóa công nghệ, kết nối trường đại học, nhà nghiên cứu, nhà đầu tư và doanh nghiệp…, nâng cao hơn nữa vai trò Chính phủ là hỗ trợ cho các nền tảng này" - ông Yong Hongtaek chia sẻ…

Liên quan đến xu hướng chuyển đổi số, ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là liều thuốc để chữa lành các vết thương do đại dịch; mà còn là đòn bẩy để phục hồi và tăng trưởng. Có những công nghệ vài năm trước tưởng chừng rất xa xôi, nhưng giờ đây, doanh nghiệp Việt Nam đã có thể làm chủ. “Chuyển đổi số giúp đẩy nhanh xây dựng một nhà nước kiến tạo và một nền hành chính công hiệu quả, giảm thủ tục trung gian và sự phiền nhiễu để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn…”- ông Nguyễn Xuân Thắng nói.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng: Việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia dưới tác động của đại dịch COVID-19 trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài; đặc biệt là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.

Chia sẻ với các đại biểu về một số vấn đề như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường…, Thủ tướng nêu rõ, cùng với dịch bệnh COVID-19, đây là những vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng tới mọi quốc gia và mọi người dân, do đó cần phải có tư duy và cách tiếp cận toàn cầu, mang tính bao trùm, tổng thể, phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới; đồng thời phải có tư duy và cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực. “Tình hình thế nào thì giải pháp như thế, trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta cần có tầm nhìn, hành động và cách làm đặc biệt, phù hợp, linh hoạt”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết: một số trụ cột như tập trung nâng cao năng lực y tế; bảo đảm an sinh xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; xây dựng hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng chuyển đổi số; xây dựng và hoàn thiện thể chế; phát huy tối đa nguồn lực con người là trung tâm, chủ thể, là động lực và mục tiêu của sự phát triển…

Theo Thủ tướng, dù trong quá trình hồi phục hay phát triển thì nội lực luôn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực là quan trọng và đột phá. Nội lực gồm 3 trụ cột chính là con người; thiên thiên; và truyền thống văn hóa - lịch sử với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất của dân tộc. Còn ngoại lực bao gồm công nghệ, vốn, năng lực quản trị và đào tạo nguồn nhân lực…

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề cập đến một số định hướng như đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa, linh hoạt, hiệu quả giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ với các công cụ về thuế, phí, lệ phí, chi ngân sách Nhà nước, lãi suất, tỷ giá, tín dụng, chi phí đầu vào... Thực hiện hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội dựa trên 3 trụ cột chính là giảm thiểu, khắc phục và phòng ngừa rủi ro để người lao động, người dân có công việc, thu nhập và cuộc sống ổn định.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Để triển khai thành công thị trường carbon không đơn giản, ngoài hoàn thiện cơ chế chính sách, cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Ngày 19/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam năm 2024 được tổ chức với chủ đề: "Kỷ nguyên vươn mình của khu công nghiệp Việt Nam".
Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Diễn đàn hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ do Bộ Công Thương phối hợp tổ chức là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, sự kiện do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.

Tin cùng chuyên mục

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Đó là nhận định của ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024.
Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Từ 14h chiều 1/12, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics" chính thức khai mạc.
Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria mong muốn tham gia đầu tư thêm các khu chế xuất, khu công nghiệp, tuyến đường cao tốc và ngành chế biến lương thực thực phẩm.
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Sáng 22/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024 với chủ đề 'Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam'.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không mở ra cơ hội lớn trao đổi kinh nghiệm phát triển ngành hàng không, du lịch, mua sắm và thu hút đầu tư thương mại du lịch.
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí là một phần của tổng thể môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một môi trường truyền thông báo chí lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024) là cơ hội để doanh nghiệp Việt hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Tại Diễn đàn kinh tế TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên đối thoại chính sách để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp.
Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh.
Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào trong 4 ngày, từ ngày 8-11/10/2024.
55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024):Giá trị, ý nghĩa và tầm vóc thời đại

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quốc bảo của dân tộc, hội tụ tất cả tinh hoa truyền thống dân tộc và thời đại, hàm chứa triết lý nhân sinh và văn hóa chính
Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Sửa quy định về miễn kiểm tra chất lượng hàng hoá, không để doanh nghiệp gian lận

Theo Bộ Tài chính, quy định về các trường hợp được miễn kiểm tra chất lượng còn thiếu cơ sở áp dụng dẫn tới khả năng doanh nghiệp có thể lợi dụng để gian lận.
Chứng minh người nộp đơn

Chứng minh người nộp đơn 'biết' hoặc 'có cơ sở để biết' trong các vụ việc đăng ký nhãn hiệu

Việc chứng minh người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đã "biết” hoặc “có cơ sở để biết" đến nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích thực là không đơn giản.
Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Cơ sở pháp lý và cách tiếp cận để giành lại nhãn hiệu bị đăng ký với dụng ý xấu

Đăng ký nhãn hiệu giúp tạo ra quyền độc quyền nhưng việc nộp đơn nhằm tước đi lợi ích của chủ nhãn hiệu đích thực là vi phạm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Bày tỏ tình cảm tiếc thương Tổng Bí thư là đáng quý nhưng cần tỉnh táo!

Cộng đồng mạng đã và đang chia sẻ một bài thơ được cho là Tổng Bí thư viết tặng vợ nhưng thực chất là giả mạo. Vì vậy, người dân cần hết sức tỉnh táo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Sự mất mát để lại niềm tin gắn kết

Trái tim lớn đã ngừng đập, song sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại một niềm tin và tinh thần gắn kết của dân tộc Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 có gì mới và đặc biệt?

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững” sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27/9/2024.
Mobile VerionPhiên bản di động