Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong muốn các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào giao thông, năng lượng tái tạo

Sáng 27/6, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị “Hợp tác Việt Nam – Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông''.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự Hội nghị của WEF tại Đại Liên, Trung Quốc Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng hội kiến lãnh đạo cấp cao Trung Quốc Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Trung Quốc

Hội nghị do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức. Dự hội nghị có về phía Việt Nam có: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh.

Về phía Trung Quốc, tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh, Phó Tổng Thư ký Quốc vụ viện Trung Quốc Tôn Quảng Vũ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan, địa phương của hai nước, đại diện các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm quý, bài học hay về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, nhất là những bài học về chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường sắt mà Trung Quốc có thế mạnh.

Các đại biểu hai bên thống nhất cao về sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của việc đẩy mạnh hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược giao thông giữa hai nước, của việc hợp tác giữa hai cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc.

Hội nghị cũng thống nhất khẳng định phát triển hạ tầng chiến lược giao thông là nhu cầu khách quan, cần thiết và là nền tảng giúp tăng cường kết nối giữa hai nước, tạo thuận lợi cho thương mại, kinh tế, du lịch và giao lưu nhân dân, mang lại lợi ích to lớn cho hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong muốn các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào giao thông, năng lượng tái tạo

Sáng 27/6, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu đánh giá thời gian qua, quan hệ hợp tác Việt Nam-Trung Quốc trong phát triển hạ tầng chiến lược giao thông được quan tâm triển khai và đạt một số kết quả. Theo đó, kết nối giao thông giữa hai nước đã đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu vận tải hàng hóa giao thương giữa hai nước. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã trúng thầu và tham gia thi công các công trình giao thông quan trọng của Việt Nam. Việc nghiên cứu, xây dựng các dự án hợp tác về kết nối hạ tầng chiến lược giao thông được đẩy nhanh hơn.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Giao thông vận tải Việt Nam Nguyễn Văn Thắng cho biết, nhu cầu vốn phát triển giao thông của Việt Nam rất lớn và đa dạng trên cả 5 lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông. Đây là thách thức đối với Chính phủ và các bộ ngành của Việt Nam, nhưng là cơ hội của doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam.

Bộ trưởng khẳng định, Bộ Giao thông vận tải sẵn sàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia các dự án, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc liên doanh với đối tác là doanh nghiệp Việt Nam để hợp tác đầu tư, xây dựng, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ trong các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt và đường bộ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong muốn các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào giao thông, năng lượng tái tạo
Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh hoan nghênh các cơ quan, doanh nghiệp hai nước cùng nhau thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực, nhất là hợp tác phát triển giao thông, kết nối giao thông giữa hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh dẫn câu ngạn ngữ Trung Quốc "muốn làm giàu trước tiên hãy làm đường"; cho biết, những năm qua Trung Quốc đã phát triển hệ thống giao thông thông suốt, an toàn, bền vững, hiệu quả cao với hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, sân bay, cảng biển hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã vươn ra hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giao thông tại một số nước trong khu vực như Campuchia, Indonesia, Lào.

Nhấn mạnh Việt Nam là đối tác quan trọng, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh hoan nghênh các cơ quan, doanh nghiệp hai nước cùng nhau thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực, nhất là hợp tác phát triển giao thông, kết nối giao thông giữa hai nước; cho rằng, cùng với vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp Nhà nước, cần huy động các doanh nghiệp tư nhân hai bên vào nhiệm vụ quan trọng này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong muốn các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào giao thông, năng lượng tái tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, kết nối giao thông chiến lược cũng là lĩnh vực đột phá, khả thi và mang tính biểu tượng để góp phần tiếp tục triển khai, cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao của hai nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong chuyến công tác lần này, ông và các lãnh đạo Trung Quốc đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng thúc đẩy tăng cường hợp tác, trong đó có lĩnh vực quan trọng là phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược giao thông.

Thủ tướng nhấn mạnh, phát triển và kết nối hạ tầng chiến lược giao thông Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa tạo điều kiện thuận lợi để hai nước giao thương hàng hóa, giao lưu đi lại của người dân, vừa là cơ sở kết nối hai nước với khu vực và thế giới.

Kết nối giao thông chiến lược cũng là lĩnh vực đột phá, khả thi và mang tính biểu tượng để góp phần tiếp tục triển khai, cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, các định hướng chỉ đạo chiến lược của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, nhất là Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác Hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo phương hướng "6 hơn".

Thủ tướng đánh giá, những năm qua, với tư duy và tầm nhìn vượt trội, Trung Quốc đã tập trung phát triển hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, hoàn chỉnh có quy mô lớn, với công nghệ tiên tiến, chiều dài đứng đầu thế giới.

Việt Nam mong muốn tham khảo kinh nghiệm, hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực hạ tầng chiến lược giao thông.

Theo Thủ tướng, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, tiềm năng hợp tác giao thông là rất lớn trong cả 05 phương thức vận tải (đường sắt, hàng không, đường biển, đường bộ, đường sông).

Hai nước có những tiềm năng, thế mạnh có thể bổ trợ, hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực này. Trung Quốc có công nghệ, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, nhiều doanh nghiệp lớn; Việt Nam có nhu cầu lớn về phát triển trong khi nguồn lực, kinh nghiệm, công nghệ, nhân lực còn hạn chế. Hai bên cũng có quyết tâm chính trị cao, thể hiện qua nhiều thỏa thuận cấp cao, nhiều hiệp định hợp tác đã được ký kết.

Bên cạnh những kết quả đạt được mà các đại biểu đã chỉ ra, Thủ tướng cho rằng kết quả hợp tác kết nối hạ tầng chiến lược giao thông vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của hai bên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong muốn các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào giao thông, năng lượng tái tạo
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đại diện nhiều Bộ, ngành trong nước tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp Việt Nam-Trung Quốc. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện mong muốn và quyết tâm hợp tác cao của các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam trong phát triển hạ tầng chiến lược giao thông của Việt Nam, nhất là các dự án kết nối giao thông giữa hai nước.

Thủ tướng cho biết, Thủ tướng đã cảm nhận được nhận thức chung các doanh nghiệp đều muốn cụ thể hoá thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước bằng sản phẩm cụ thể.

Với mục tiêu kết nối thông suốt các loại hình giao thông gắn với chuyển đổi số, phát triển xanh theo xu thế thế giới, Thủ tướng cho rằng cần cùng nhau hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để phát triển nhanh, bền vững các lĩnh vực ưu tiên, trọng tâm. Trong đó, phải có các chính sách khuyến khích về thuế, phí, lệ phí…

Cùng với đó, phải hoàn thiện các quy hoạch, xây dựng các dự án, đề án, có giải pháp cụ thể về tài chính, công nghệ, quản lý…; bổ sung, hoàn thiện các hiệp định giữa hai nước để triển khai bài bản, các bộ, ngành liên quan phải có thoả thuận để hỗ trợ doanh nghiệp.

Đồng thời, huy động các nguồn lực đa dạng, gồm nguồn lực Nhà nước, nguồn lực nhân dân, doanh nghiệp, vốn vay… Thủ tướng cho biết, cùng với ưu tiên từ ngân sách Nhà nước, đầu tư nhà nước, Việt Nam chú trọng thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp hai bên cho các dự án kết nối hạ tầng giao thông 2 nước, thúc đẩy hình thức đối tác công tư PPP.

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị phía Trung Quốc tăng cường hợp tác, hỗ trợ Việt Nam về nguồn vốn ưu đãi, công nghệ tiên tiến, đào tạo nhân lực, quản trị thông minh trong lĩnh vực hạ tầng giao thông chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp lớn (cả nhà nước và tư nhân) của Trung Quốc tham gia đầu tư, đấu thầu, xây dựng các công trình, dự án lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các lĩnh vực đột phá như giao thông, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo.

Trong đó, với lĩnh vực giao thông, Thủ tướng đề nghị rút kinh nghiệm từ các dự án trước đây, điều chỉnh cách làm, đổi mới tư duy, sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong các kế hoạch, dự án sắp tới với tinh thần chân thành, hiệu quả, tin cậy, không để dàn trải, kéo dài, đội vốn, chống tiêu cực, tham nhũng.

Về một số định hướng hợp tác kết nối chiến lược giao thông trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị sớm triển khai ba dự án kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn (Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Lạng Sơn-Hà Nội; Móng Cái-Hạ Long-Hải Phòng), trước mắt triển khai nhanh tuyến Hà Nội-Lào Cai-Hải Phòng.

Về đường sắt đô thị, phát huy thành công của tuyến Cát Linh Hà Đông, tiếp tục phối hợp triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và TPHCM; trong đó, khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc tham gia theo hình thức PPP.

Về đường hàng không, cần thúc đẩy mở rộng các đường bay kết nối giữa hai nước, tăng tần suất các chuyến bay có nhu cầu cao, có chính sách khuyến khích du lịch Việt Nam và Trung Quốc.

Về đường bộ, đẩy mạnh triển khai các dự án đường bộ kết nối giữa hai nước, đặc biệt là các tuyến đường bộ cao tốc kết nối và các cầu đường bộ biên giới.

Nhấn mạnh các cơ quan phía Việt Nam luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ với doanh nghiệp. Thủ tướng cho rằng, qua hội nghị này đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm, định hướng, gợi mở về xây dựng cơ chế, chính sách quản lý tạo cơ hội cho doanh nghiệp tốt hơn.

Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục thể hiện khí thế cao, quyết tâm lớn, "biến không thành có, biến không thể thành có thể", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", đẩy mạnh hơn nữa hợp tác theo hình thức liên danh và liên doanh; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng và cùng phát triển", hướng tới có ngày càng nhiều các công trình hợp tác biểu tượng giữa hai nước, vì lợi ích của hai nước, nhân dân hai nước, tạo việc làm sinh kế cho người dân, xây dựng đất nước phát triển vững mạnh, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tiếp tục chương trình công tác tại Trung Quốc, trước đó, ngày 26/6/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh tại Đại Lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, Trung Quốc.

Tiếp đó, sáng nay 27/6/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đại diện các Bộ, ngành trong nước cũng tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Trương Quốc Thanh.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Việt Nam - Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.

Tin cùng chuyên mục

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

XSTTH 22/12, xem kết quả xổ số Thừa Thiên Huế hôm nay 22/12/2024, xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22/12

Kết quả xổ số Thừa Thiên Huế 22/12/2024, Xổ số Thừa Thiên Huế ngày 22 tháng 12. Xổ số hôm nay 22/12. KQXSTTH 22/12. Xổ số Thừa Thiên Huế Chủ nhật. XSTTH 22/12.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động