Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát động lễ khởi công đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát động lễ khởi công đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1.
Thủ tướng phát lệnh khởi công tuyến cao tốc gần 45 nghìn tỷ đồng tại Đồng bằng Sông Cửu Long Thủ tướng: An Giang cần đột phá về tư duy, cách làm để phát triển bứt phá

Giải phóng mặt bằng vượt tiến độ, đạt hơn 80%

Sáng 18/6, UBND TP. Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ khởi công dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1. Lễ khởi công được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại TP. Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh (địa điểm khởi công đường vành đai 3) kết nối với các điểm cầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (khởi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu) và Đắk Lắk (khởi công cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột).

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát động lễ khởi công đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1

Trong đó, Dự án vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài hơn 76 km, đi qua TP. Hồ Chí Minh (47,35km) và các tỉnh Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km) và Long An (6,81km). Dự án vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh có tổng mức đầu tư gần 75.400 tỷ đồng, từ vốn ngân sách trung ương và các địa phương. Trong đó, dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương làm hai dự án gồm xây lắp và mặt bằng.

Đến nay, đã có tổng cộng 335 ha/410 ha đất cần thu hồi phục vụ thi công dự án đường vành đai 3 đã được 4 địa phương (TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An) thu hồi để bàn giao cho chủ đầu tư (đạt tỷ lệ 81.5%, cao hơn so với mục tiêu đặt ra là 70% vào ngày 15 tháng 6 năm 2023).

Đối với dự án thành phần đoạn qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh, hiện đã có mặt bằng 356ha/410ha (đạt khoảng 87%). Đặc biệt, có những địa phương có tỷ lệ thu hồi, bàn giao đất vượt chỉ tiêu đặt ra, như huyện Hóc Môn (93%), huyện Bình Chánh (86%).

Theo ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, triển khai Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, TP. Hồ Chí Minh (với vai trò là cơ quan đầu mối) đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương và Long An) tập trung, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các dự án thành phần. Sau một năm năm tích cực triển khai công tác tác chuẩn bị đầu từ, lập thiết kế kỹ thuật và dự toán, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng… Đến hôm nay, Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đã đủ điều kiện để khởi công cùng với các Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Sự kiện khởi công đánh dấu cột mốc quan trọng trong tiến trình triển khai dự án, là kết quả của sự quan tâm, chỉ cạo quyết liệt của các cấp Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và sự tích cực của các Bộ, ngành, Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Lãnh đạo Thành phố, Lãnh đạo các tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương, Long An)… và sự vào cuộc quyết liệt của các hệ thống chính trị và yếu tố rất quan trọng là sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ của người dân trong quá trình triển khai Dự án.

Mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khởi công, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng chứng kiến 3 dự án cao tốc quan trọng của quốc gia đã được chủ trương của Bộ chính trị và phê chuẩn của Quốc hội và sự đồng hành của các địa phương và nhất là sự ủng hộ của nhân dân có vùng dự án đi qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát động lễ khởi công đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, phát biểu chỉ đạo và phát lệnh khởi công 3 dự án đường cao tốc sáng ngày 18/6/2023

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã tiếp tục xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba đột phá chiến lược, trong đó ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu... Thực tiễn đã chứng minh, giao thông vận tải nói chung và đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng nói riêng mang lại hiệu quả rõ nét về phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội đến đó, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch được hình thành, quỹ đất được khai thác hiệu quả.

Trong giai đoạn 2000 - 2021, cả nước mới đầu tư đưa vào khai thác 1.163 km đường bộ cao tốc. Trong khi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc (hoàn thành được mục tiêu này thì đến 2025 chúng ta cần đạt được 3.000 km và 2026 - 2030 phấn đấu có thêm 2.000 km đường bộ cao tốc. Như vậy, trong giai đoạn 9 năm từ 2021 đến 2030, chúng ta cần phải triển khai đầu tư, xây dựng gấp gần 4 lần số km đường bộ cao tốc đã xây dựng trong hơn 20 năm qua…

Thủ tướng Phạm Minh Chính - khẳng định: Để triển khai Nghị quyết của Đảng về phát triển đường cao tốc, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành địa phương cùng với việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thiện toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông nối liền từ Lạng Sơn đến Cà Mau, kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế TP. Hồ Chí Minh; tiếp tục nghiên cứu triển khai các tuyến cao tốc trục ngang và các tuyến đường vành đai đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, bảo đảm tính đồng bộ kết nối thông suốt các vùng và cả nước thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của khu vực, đất nước.

Đối với 3 dự án khởi công ngày hôm nay, theo Thủ tướng Chính phủ, điều đặc biệt của 3 dự án đều được áp dụng cơ chế đặc thù riêng có về: Đẩy mạnh phân cấp phân quyền, theo đó giao địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án; áp dụng cơ chế huy động nguồn lực cho dự án kết hợp giữa ngân sách Trung ương và địa phương; áp dụng chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu thi công dự án, qua đó rút ngắn thời gian chuẩn bị để triển khai dự án. “3 cơ chế này đều đã phát huy tối đa tác dụng, khẳng định sự đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc ban hành cơ chế mới để hoàn thành mục tiêu phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo Nghị quyết của Đảng” – Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá.

Bên cạnh đó, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư cho người dân của các dự án này là rất khó khăn ở các đô thị lớn như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu... nhưng các địa phương đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, sự ủng hộ, chia sẻ của người dân, hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung nên công tác giải phóng mặt bằng của cả 3 dự án cơ bản đảm bảo tiến độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát động lễ khởi công đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minhhttps://cdn.congthuong.vn/stores/news_dataimages/2023/062023/18/11/in_article/vanh-dai-320230618110457.jpg?rt=20230618110519

Dự án vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh đi qua TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An với chiều dài 76 km (Ảnh: Ban Giao thông)

Đặc biệt, đối với địa bàn TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian rất ngắn đã bàn giao mặt bằng để thi công đạt tới 87% (356ha/410ha). Đây quả là một kỳ tích từ trước đến nay do tích chất phức tạp trong giải phóng mặt bằng qua nội đô, quy mô đền bù lớn, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng người dân... Kết quả này càng minh chứng cho tính đúng đắn của chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, lần đầu tiên giao cho địa phương quản lý một dự án quy mô rất lớn, phức tạp, liên vùng; nhưng với quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền và sự chung sức, đồng lòng, ủng hộ của người dân, dự án đã đạt được thành công bước đầu, rất đáng khích lệ.

Phải bảo đảm chất lượng, tiến độ - chống tham nhũng, tiêu cực lợi ích nhóm

Để 3 dự án công trình được hoàn thành đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng tiến độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: Bộ Giao thông vận tải, các tỉnh, thành phố được giao làm cơ quan chủ quản dự án tập trung quyết liệt chỉ đạo, yêu cầu Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát và các nhà thầu phải phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, xây dựng kế hoạch, phương án thi công một cách khoa học, chi tiết, phù hợp, đảm bảo hiệu quả, chất lượng thi công. Đồng thời tổ chức giao thông an toàn, thông suốt, giữ gìn vệ sinh môi trường; đồng thời phải huy động nhân lực, thiết bị máy móc hiện đại để thi công; Tuân thủ tuyệt đối những yêu cầu kỹ thuật, quy định của pháp luật liên quan, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng cũng yêu cầu, rút kinh nghiệm từ triển khai các dự án cao tốc giai đoạn vừa qua và phát huy những thành quả đã đạt được, Bộ Giao thông vận tải, các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư, nhất là người đứng đầu cần bám sát, quyết liệt trong điều hành, quản lý chất lượng, tiến độ, vốn đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án, đảm bảo các dự án thành phần hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu. Đồng thời yêu cầu các nhà tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát phải tăng cường nâng cao trách nhiệm, thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn, chất lượng, tiến độ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...

“Các bộ ngành liên quan của Trung ương cùng phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, UBND 7 tỉnh, thành phố được giao thực hiện dự án, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm công tác an ninh, trật tự để Ban Quản lý giao thông và các nhà thầu thi công Dự án đảm bảo tiến độ, hiệu quả” – Thủ tướng chỉ đạo.

Ngoài ra, UBND các tỉnh, thành phố triển khai công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng trong quý 3/2023. Trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác tái định cư, hỗ trợ ổn định sản xuất để người dân có nơi ở mới, có công việc mới bằng và tốt hơn nơi cũ. Bà con nhân dân có đất phải thu hồi phục vụ dự án ủng hộ chủ trương lớn của Nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị thi công dự án.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: hạ tầng giao thông

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu băn khoăn về thời hạn cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiên cứu quy định thời gian cấp phép khai thác khoáng sản, trữ lượng khoáng sản.
Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: Hạn chế đầu cơ, giữ mỏ để chuyển nhượng

Dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản đã quy định theo hướng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo năm và được quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế.
80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

80 năm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam: Linh hồn, mạch sống của Quân đội Cách mạng

Ngày 5/11 Báo Quân đội nhân dân đã phối hợp với các cơ quan tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “80 năm Linh hồn, mạch sống của Quân đội cách mạng”.
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có thời gian hoàn thành rất sớm, sử dụng có hiệu quả, chống lãng phí rất lớn.
Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội Đại đoàn kết tại Thừa Thiên Huế

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc diễn ra tại đình làng Kim Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng tham dự Ngày hội.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo Công Thương giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Chính phủ ban hành đã nêu rõ các nhiệm vụ trọng tâm.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Chi thường xuyên cho trả tiền lương chiếm tới 45%

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc chi thường xuyên cho trả tiền lương đã chiếm tới 45%, còn lại là các khoản chi khác.
Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lần đầu tiên Chỉ tiêu năng suất lao động tăng 5,56%, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc.
Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.
Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.
Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong tháng 11/2024, mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá "03 không".
Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu sẽ thảo luận về những lĩnh vực hợp tác mới, tạo đột phá cho hợp tác tiểu vùng MeKong.
6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

6 tháng đầu năm 2024, số thông tin cá nhân bị đánh cắp tăng 50%

Ngày 4/11, phát biểu tại hội trường, Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 06 tháng tăng 50% so với năm 2023.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Sáng 4/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 tại Trường cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2.
Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc dự kiến diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 8/11.
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta cần đánh thức 3 động lực nội sinh đó là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Đây là những thế mạnh của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động