Bắc Ninh: 100% cán bộ, công chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia |
Sáng 31/8, tại TP. Đà Nẵng, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số tổ chức Hội nghị chuyên đề “Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị chuyên đề 'Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến' diễn ra tại TP. Đà Nẵng |
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính tại TP. Đà Nẵng tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng tham dự có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số cho biết chuyển đổi số đã đến từng gõ, gõ cửa từng nhà |
Chuyển đổi số đã đến từng ngõ gõ từng nhà và đến từng đối tượng
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số cho biết, chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, chiến lược, ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế số. Đây cũng là xu hướng toàn cầu, CMCN 4.0 cũng lấy chuyển đổi số làm trọng tâm.
Chuyển đổi số không những là kinh tế xã hội, mà còn đi vào các ngành nghề quan trọng khác an ninh quốc phòng, những vấn đề liên quan khác.
Chuyển đổi số không phải vấn đề một quốc gia, cơ quan, đơn vị cụ thể nào mà là vấn đề toàn cầu, toàn diện, toàn dân.
Tuy nhiên, không có nghĩa là chuyển đổi số không có trọng tâm, trọng điểm. Chuyển đổi số trong cải cách nền hành chính Việt Nam lấy người dân làm trung tâm, trọng tâm. Và trong chuyển đổi số thì dịch vụ công và cung cấp dịch vụ công trực tuyến là trọng tâm.
Thời gian qua, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã triển khai chuyển đổi số về dịch vụ công trực tuyến, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và đạt được nhiều kết quả.
“Chuyển đổi số được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ cả về khu vực công đến khu vực tư, từ trung ương đến địa phương, từ các cháu nhỏ đến các ông bà già. Nói cách khác, chuyển đổi số đến từng ngõ gõ từng nhà và đến từng đối tượng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Tư duy hành động, thói quen của các cơ quan hành chính các cấp, người dân, doanh nghiệp dần chuyển từ giấy tờ truyền thống sang môi trường mạng, nâng cao hiệu quả và tăng năng suất cái hoạt động về kinh tế xã hội. Xuất hiện nhiều bộ ngành, địa phương thực hiện quyết liệt, có những mô hình hay là sáng tạo hiệu quả trong chuyển đổi số.
Hội nghị nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến đến người dân, doanh nghiệp |
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra, bên cạnh việc đã làm tốt thì hạn chế bất cập còn nhiều, như nhận thức chung của các cấp lãnh đạo ở một số nơi chưa thay đổi đáp ứng với chuyển đổi đố. “Nhận thức không thay đổi, tư duy không thay đổi thì không thay đổi được hành động.Hành động không thay đổi thì không thể thay đổi kết quả. Tư duy nhận thức, hành động của một số ngành, địa phương có nơi có lúc chưa đạt được như kỳ vọng, hay là chưa đáp ứng được cái yêu cầu của Thủ tướng", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.
Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số chưa đồng bộ, có nơi có lúc còn khó khăn, nhất là vùng sâu vùng xa biên giới hải đảo. Bên cạnh đó, hạ tầng số đi đôi với hạ tầng điện, hạ tầng điện phải đi trước một bước.
Hiệu quả triển khai dịch vụ công trực tuyến chưa đạt như kỳ vọng. “Hội nghị hôm nay tập trung vào bàn về vấn đề này. Hiện mới chỉ 17% hồ sơ ở địa phương được xử lý trực tuyến toàn thể như vậy là còn hơn 80% chưa xử lý. Vậy đâu là lý do?”.
Thực hiện chuyển đổi số trong dịch vụ công đang còn nhiều thách thức như số hóa dữ liệu, phản ứng chính sách; huy động nguồn lực.
Về huy động nguồn lực, Thủ tướng Chính phủ nhận định: “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, nhận thức; động lực thì bắt nguồn từ sự đổi mới và sáng tạo; còn sức mạnh thì bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp. Làm sao kết hợp được 3 yếu tố này. Trong tổng kết của Đảng ta đã nói rất rõ: Nhân dân làm lên lịch sử. Sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân và doanh nghiệp. Sức mạnh từ đây thì phải tìm cơ chế để khai thác. Còn nguồn lực nhà nước chỉ mang tính dẫn dắt”.
“Tại Hội nghị này, Tôi đề nghị các đại biểu phải tập trung đánh giá các kết quả về nhận thức, tư duy về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và lợi ích mang lại cho người dân doanh nghiêp; cách làm nào hay, hiệu quả. Cùng với đó, phải nhìn thẳng vào sự thật trong tư duy, nhận thức có vấn đề gì? Trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành còn gì chưa thông thoáng? Về mặt thể chế có vấn đề gì cần tháo gỡ? Tổ chức thực hiện như thế nào? Người dân thụ hưởng được không, có vấn đề gì vướng mắc mà nhà nước cần tháo gỡ? Rút ra bài học kinh nghiệm gì để làm tốt hơn. Đặc biệt là tập trung hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra”, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở.
Các đại biểu tham dự Hội nghị |
Quyết liệt triển khai giải pháp để phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới người dân, doanh nghiệp
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đã trải qua 02 giai đoạn phát triển về dịch vụ công trực tuyến tính từ năm 2011 đến nay.
Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn khởi động khi số lượng dịch vụ công trực tuyến mức cao được triển khai rất ít trên phạm vi cả nước; giai đoạn 2 là giai đoạn phát triển theo chiều rộng, khi có bước phát triển đột phá về số lượng dịch vụ công trực tuyến.
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã có thành công nhưng không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, bên cạnh những đơn vị đạt kết quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị đạt kết quả rất thấp, đặc biệt là hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Một số địa phương đạt tỉ lệ rất cao lên tới 69%, tuy nhiên vẫn còn nhiều địa phương đạt tỉ lệ rất thấp. Dịch vụ công trực tuyến toàn trình mang lại hiệu quả thực sự khi mà người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện đơn giản, thuận tiện toàn bộ quy trình trên môi trường mạng và không phải hiện diện tại cơ quan nhà nước, thể hiện thông qua tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình.
Để bước vào giai đoạn 3-phát triển theo chiều sâu, cần tập trung vào phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đặt ra là tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 70%.
Việc phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình sẽ đưa mọi hoạt động của công chức, viên chức phục vụ người dân và doanh nghiệp lên môi trường mạng. Khi đó, các cơ quan nhà nước có đầy đủ dữ liệu số để chỉ đạo, điều hành trực tuyến và dựa trên dữ liệu. Hoàn thành phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, chuyển sang phát triển Chính phủ số.
Để đạt được các mục tiêu về phát triển dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Khung này sẽ hướng dẫn để các cơ quan nhà nước: Tối ưu hóa các bước, quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến thông qua rà soát, hoàn thiện thể chế; Phát triển các công cụ, nền tảng, ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến dựa trên hạ tầng số, dữ liệu số, có thể đo lường, giám sát trực tuyến và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng; Phát triển nhân lực số; Các yêu cầu, tiêu chuẩn cần đáp ứng trong triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Khung bao gồm các nội dung chính: Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; phát triển hạ tầng số; xây dựng kho dữ liệu số; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến.
Theo Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến, các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt triển khai để đạt mục tiêu phát triển dịch vụ công trực tuyến toàn trình ngay trong năm 2024 và đến năm 2025. Trong đó, đến hết năm 2024, với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%. Năm 2025, đối với các bộ, ngành: tỉ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%; đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ trương xây dựng cải cách trên nền hành chính quốc gia có xây dựng chương trình chuyển đổi số. Trong chuyển đổi số có 3 trụ cột là: Chính phủ số, Xã hội số và Công dân số. Nhiều địa phương đã thực hiện tích cực Chính phủ số. Tuy nhiên, TP. Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu và xây dựng Chính phủ điện tử và thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia chọn Đà Nẵng tổ chức điểm cầu chính của Hội nghị. |