Thứ tư 14/05/2025 12:20

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhật Bản và dự Hội nghị hợp tác cấp cao Mê Kông - Nhật Bản lần thứ 10

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều ngày 3/10, bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị cấp cao hợp tác Mê Kông – Nhật Bản lần thứ 10 và thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 7-10/10/2018.  
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Hội nghị Hợp tác cấp cao Mê Kông – Nhật Bản lần thứ 10 đánh dấu 10 năm hình thành, phát triển cơ chế, hợp tác Mê Kông – Nhật Bản và 3 năm triển khai chiến lược Tokyo 2015 với sự tham dự của lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, đoàn Việt Nam tham dự hội nghị lần này nhằm khẳng định cam kết của Việt Nam đối với cơ chế hợp tác này và đánh giá các kinh nghiệm trong 10 năm qua, đề ra những định hướng lớn và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hợp tác trong thời gian tới.

Sáng kiến hợp tác Mê Kông – Nhật Bản do Nhật Bản đề xuất vào năm 2007. Từ đó đến nay, hợp tác Mê Kông - Nhật Bản đã có nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển bền vững và bao trùm Tiểu vùng Mê Kông. Trong đó, Nhật Bản đã thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của khu vực, đặc biệt trên các lĩnh vực ưu tiên như kết nối cơ sở hạ tầng, môi trường, hợp tác công tư, cũng như tăng cường giao lưu giữa Nhật Bản và các nước khu vực Mê Kông.

Việc tăng cường hợp tác và thúc đẩy hội nhập của khu vực sông Mê Kông là một ưu tiên đối với Nhật Bản do khu vực này có vị trí quan trọng chiến lược - nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc và nhìn ra Biển Đông. Bên cạnh đó, khu vực Mê Kông được xem là thị trường đầy triển vọng đối với các công ty Nhật Bản, trong khi tăng trưởng kinh tế ở 5 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khiến các nhu cầu về phát triển trở nên phức tạp và đa dạng hơn.

Bên cạnh đó, các hoạt động viện trợ phát triển chính thức của Tokyo dành cho khu vực nhằm nâng cao khả năng kết nối thông qua các dự án xây dựng đường sá và các dự án cơ sở hạ tầng khác để đảm bảo dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và giao lưu nhân dân. Ngoài ra, Nhật Bản cũng chú trọng hỗ trợ đào tạo kỹ thuật và phát triển nhân lực cho các quốc gia trong khu vực này.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ thăm chính thức Nhật Bản, chuyến thăm đặc biệt nhân dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản; đồng thời nhằm thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản đang phát triển tích cực trên tất cả lĩnh vực, góp phần tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước.

Bà Lê Thị Thu Hằng cho hay, trong khuôn khổ chuyến đi, dự kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Mê Kông – Nhật Bản, phát biểu tại Diễn đàn đầu tư Mê Kông – Nhật Bản, cùng lãnh đạo các nước trong khu vực Mê Kông hội kiến nhà vua Nhật Bản, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản và gặp chủ tịch Hạ viện, thượng viện Nhật Bản; làm việc với Liên đoàn kinh tế Nhật Bản, phát biểu tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam, tọa đàm với một số doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh