Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành nông nghiệp phải khơi gợi khát vọng của dân tộc

Ngành nông nghiệp phải khơi gợi khát vọng của dân tộc, phấn đấu 10 năm nữa lọt vào nhóm 15 quốc gia nông nghiệp lớn nhất thế giới, Việt Nam phải trở thành trung tâm chế biến đồ gỗ thế giới, sản xuất tôm trong nhóm đầu thế giới.

Sáng ngày 3/1, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

thu tuong nguyen xuan phuc nganh nong nghiep phai khoi goi khat vong cua dan toc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngành nông nghiệp phải khơi gợi khát vọng của dân tộc

Tăng trưởng nông nghiệp cao nhất trong 7 năm qua

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, các chỉ tiêu chủ yếu tổng hợp của ngành Nông nghiệp năm 2018 đều vượt kế hoạch cả năm và cao hơn năm trước. Cụ thể, GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76%, đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây, giá trị sản xuất tăng 3,86%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%; kim ngạch xuất khẩu (XK) 40,02 tỷ USD; Thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD. Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch XK trên 1 tỷ USD. Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tiếp tục được nâng cao năng lực, chế biến sâu.

Thị trường tiêu thụ nông sản được mở rộng, XK đạt kỷ lục mới, thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thị trường, nhất là những thị trường lớn và các mặt hàng thịt bò, sữa vào Malaysia; thịt lợn, gà, trứng vào Singapore; thịt lợn, sữa, thủy sản, gạo vào Trung Quốc; thịt gà vào Nhật Bản, thịt lợn đông lạnh vào Myanmar; vú sữa vào Hoa Kỳ; chôm chôm vào New Zealand; chanh leo vào EU...

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn nhiều thách thức. Thị trường tiêu thụ ngày càng biến động, nguy cơ rủi ro; trong khi năng lực quản trị và công tác dự báo cung, cầu còn bất cập; việc “giải cứu” thịt lợn là bài học sâu sắc; chưa giải quyết dứt điểm việc gỡ “Thẻ vàng” của EC đối với đánh bắt hải sản; sản phẩm cây công nghiệp giá cả bất lợi; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn rất khó khăn, phức tạp...

Ông Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - nhận định: Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó có nút thắt ở việc tích tụ ruộng đất. Do đó, đề nghị Chính phủ, Bộ NN&PTNT có cơ chế chính sách để tạo điều kiện tích tụ ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất, đặc biệt là cây lúa và cây ăn quả. Bên cạnh đó, Bộ cần nghiên cứu bổ sung một số chính sách phát triển nông nghiệp, hướng đến khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn hiện đại phù hợp với lợi thế địa phương, làm động lực cho địa phương phát triển.

Ngành nông nghiệp cần nâng tầm của mình giai đoạn mới

Năm 2019, toàn ngành phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 3,0%, giá trị sản xuất trên 3,11%; kim ngạch XK khoảng 42 - 43 tỷ USD;... Để đạt được mục tiêu đặt ra, Bộ sẽ tiếp tục cơ cấu lại ngành và đẩy mạnh sản xuất, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Tích cực xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường XK; triển khai hiệu quả cơ hội của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đem lại.

Về phía doanh nghiệp (DN), để đạt được mục tiêu ngành nông nghiệp đề ra cho năm 2019, ông Trần Mạnh Báo - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Giống cây trồng Việt Nam kiến nghị, Nhà nước cần tháo gỡ các nút thắt. Theo đó, phải phát triển ngành công nghệ giống cây trồng Việt Nam; miễn thuế nhập khẩu cho thiết bị chế biến, xem xét lại thuế đối với thuế thu nhập cá nhân vì DN nông nghiệp rủi ro cao; cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa…

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đánh giá, các ý kiến của địa phương và DN tập trung vào thể chế, cơ chế, chứ không đề xuất ưu đãi. Đây là hướng đi rất quan trọng cho Bộ NN&PTNT nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ giải quyết.

Trả lời câu hỏi tại sao ngành nông nghiệp năm 2018 đạt được thành tích tốt như vậy? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định, đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hướng vào mục tiêu phục vụ cụ thể cho DN. Thể hiện rất rõ ở cả cải cách hành chính, điều kiện kinh doanh, tiếp cận thị trường, chất lượng sản phẩm...

Tuy nhiên, năm 2019, Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA,… Chương trình hành động của Chính phủ trong thời gian tới yêu cầu ngành nông nghiệp cần nâng tầm của mình lên giai đoạn mới. Đây sẽ không còn là câu chuyện của Trung ương, địa phương với DN mà cần chung tầm nhìn với nhau.

thu tuong nguyen xuan phuc nganh nong nghiep phai khoi goi khat vong cua dan toc
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT sẽ cùng nhau thống nhất chương trình hành động của 2 Bộ

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, cần khắc phục cho được những hạn chế, trước hết là công tác phát triển thị trường. Năm 2018 XK nông lâm thủy sản đạt hơn 40 tỷ USD, năm 2019 có thể lên 42-43 tỷ USD không? Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, năng lực sản xuất làm được nhưng phải khai thác được thị trường các nước tham gia CPTPP, EVFTA,… Do đó, cần phải tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở cửa thị trường, khai thác cơ chế ưu đãi thuế quan và khắc phục các hàng rào kỹ thuật của các nước.

Lấy ví dụ về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, mặt hàng sữa đã vào Trung Quốc, không có lý gì mặt hàng khác không vào được. Câu chuyện chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết để chiếm lĩnh và giữ vững thị trường.

Đồng tình với ý kiến của các Bộ ngành, câu chuyên liên quan đến thương hiệu dựa trên nền tảng chất lượng sản phẩm phải được coi là yếu tố hàng đầu. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Đây là vấn đề mà Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT sẽ cùng nhau thống nhất chương trình hành động của 2 Bộ, sắp tới sẽ cùng rà lại từng vùng kinh tế trọng điểm theo từng ngành, sản phẩm mà trước tiên sẽ tập trung vào nhóm sản phẩm nông nghiệp quốc gia. Bên cạnh đó, cần chủ động đánh giá thị trường, tổ chức công tác đào tạo cho người nông dân, người sản xuất, hiệp hội ngành hàng về hội nhập.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định: Trong năm 2019, khi câu chuyện tiền tệ, tín dụng sẽ là yếu tố tác động rất mạnh đến năng lực của sản phẩm cũng như DN. Do đó, cơ chế điều hành linh hoạt, kịp thời dựa trên bài học kinh nghiệm tốt trong năm 2018 của Chính phủ trong chính sách XK và sự phối hợp kịp thời giữa các Bộ, ngành Công Thương, NN&PTNT và Ngân hàng Nhà nước cần phải được tiếp tục phát huy.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành nông nghiệp phải khơi gợi khát vọng của dân tộc, phấn đấu 10 năm nữa lọt vào nhóm 15 quốc gia nông nghiệp lớn nhất thế giới, Việt Nam phải trở thành trung tâm chế biến đồ gỗ thế giới, sản xuất tôm trong nhóm đầu thế giới. Tăng trưởng nông nghiệp năm 2019 ít nhất 3%, xuất khẩu nông sản đạt khoảng 43 tỷ USD. Cần tìm tòi mọi cách để vượt qua các mục tiêu này, nếu không đạt được, đời sống nông dân sẽ vẫn còn khó khăn.

Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta cần có thể chế pháp luật tốt để nông nghiệp Việt Nam có bước tiến. Phải tái cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ hơn trong đó có sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm đặc sản các địa phương. Phải phân tích, nghiên cứu thị trường và tìm kiếm thị trường mới, xây dựng thương hiệu Việt Nam, từ gạo, lúa tôm, cá. "Phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp như cá tra, gạo, công tác này Việt Nam đang “trầm” hơn so với Thái Lan và Campuchia", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghê, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu lớn vào phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản. Tiếp tục xây dựng nông thôn mới, nhấn mạnh tiêu chí thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các DN, các hiệp hội ngành hàng cần được chú trọng hơn nữa, để thu hút DN đầu tư vào ngành nông nghiệp, không chỉ dừng ở con số 8%.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Thành công sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình Hợp Trí, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười đề xuất nhân rộng lên 1.200 ha.
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Viện Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) vừa công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ CRISPR-Cas SDN-1.
Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Hệ thống bán lẻ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới

Sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại ở nông thôn giúp người dân tiếp cận hàng hóa chất lượng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Diễn đàn liên kết 5 nhà: Hướng đến nền nông nghiệp xanh và hiện đại

Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hạ tầng điện đồng bộ, nông thôn mới đổi thay từng ngày

Hệ thống điện nông thôn được đầu tư đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn, ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất và góp phần hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới.

Tin cùng chuyên mục

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Mô hình chợ an toàn thực phẩm: Động lực cho nông thôn mới

Việc triển khai mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại vùng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng sống và đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn

Từ nông dân, hợp tác xã đến doanh nghiệp, tất cả đang từng bước ứng dụng AI và cảm biến trong nông nghiệp nông thôn, tạo nền tảng bền vững phát triển kinh tế.
Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Xen canh thông minh, nông dân Kon Tum thu lợi kép

Trên diện tích cà phê quen thuộc, nông dân Kon Tum đã mạnh dạn đưa cây mắc ca trồng xen canh, mang lại thu nhập ổn định, gấp đôi so với canh tác thông thường.
Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số đang tạo chuyển biến rõ nét khi kết hợp giữa phát triển hạ tầng hiện đại với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã tạo đà cho nhiều sản phẩm nông nghiệp thành công, từ truy xuất nguồn gốc đến mở rộng tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dù sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng chuyển đổi số trong du lịch nông thôn nhiều nơi vẫn chậm triển khai, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế địa phương.
Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng đang mở ra hướng đi mới trong quản lý nông thôn mới hiện đại, minh bạch và bền vững.
Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.
Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Kinh tế tuần hoàn mở hướng đi bền vững cho nông thôn mới, đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp xanh – sạch.
Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt kế hoạch 2024, Bình Điền đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định 2025 – Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông
Mobile VerionPhiên bản di động