Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không chậm trễ, lúng túng trong phòng chống thiên tai

Ngày 20/6, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, triển khai nhiệm vụ thời gian tới.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; lãnh đạo một số bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố, 577 quận, huyện, 664 xã.

Chủ động, tích cực hơn trong phòng, chống thiên tai

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những nước bị thiên tai đe dọa lớn nhất. Do đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác phòng chống thiên tai thông qua việc củng cố hệ thống cơ quan phòng chống thiên tai từ Trung ương tới địa phương.

“Chính phủ bố trí gần 10 nghìn tỷ đồng khắc phục sự cố thiên tai, đê điều, hồ đập một cách kịp thời” – Thủ tướng nói.

thu tuong nguyen xuan phuc khong cham tre lung tung trong phong chong thien tai
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Cũng theo Thủ tướng, trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương cũng đã có sự chuyển biến tích cực, chủ động trong công tác phòng chống thiên tai. Công tác dự báo ngày càng chính xác, cụ thể hơn. Hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ngày một phát triển, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho người dân. Ứng dụng công nghệ vào quan trắc, theo dõi các vị trí nguy hiểm được triển khai.

Tuy nhiên, Thủ tướng đánh giá, bên cạnh những việc làm được, công tác phòng chống thiên tai vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập nên thiệt hại do thiên tai vẫn rất lớn cả về người và kinh tế. Thiệt hại về người do lũ quét, sạt lở đất còn lớn, nguyên nhân đa phần do chủ quan phòng chống. Trong khi đó, công tác dự báo có nhiều tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Không chỉ vậy, theo Thủ tướng, chúng ta chưa tính toán đầy đủ tác động của thiên tai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc khai thác cát, nguồn nước ngọt quá mức, gây ra tình trạng sạt lở, xâm nhập mặn nghiêm trọng ở các vùng ven biển.

“Một bộ phận, Bộ, ngành, địa phương ý thức chủ động phòng chống thiên tai còn kém” – Thủ tướng chỉ rõ và yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành và địa phương khẩn trương kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp để hoạt động hiệu quả, kịp thời; rà soát, cập nhật phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, tránh bị động khi tình huống xảy ra. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng chống thiên tai cho cộng đồng; nâng cao chất lượng công tác dự báo thiên tai, đảm bảo kịp thời, chính xác hơn; nâng cao khả năng chống chịu thiên tai của công trình như đê điều, hồ đập; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế…

Thủ tướng cũng nhắc nhở, công tác tiếp nhận viện trợ phải rõ ràng hơn, việc hỗ trợ cho người dân vùng bị thiên tai còn chậm, có địa phương 6 - 12 tháng mới phân bổ hỗ trợ… do đó, cần rà soát, kiểm điểm, không để chậm, không để lúng túng.

Đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai - ông Nguyễn Xuân Cường - nhấn mạnh, thiên tai trên thế giới đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng với những yếu tố hết sức cực đoan, bất thường, vượt nhiều mốc lịch sử và khó dự báo, cảnh báo.

thu tuong nguyen xuan phuc khong cham tre lung tung trong phong chong thien tai

Tại Việt Nam, trong năm 2018, mặc dù thiên tai không diễn ra dồn dập, khốc liệt như năm 2017 nhưng vẫn là năm có nhiều thiên tai lớn cùng những yếu tố cực đoan, dị thường trên khắp các vùng miền cả nước với nhiều hình thái, như: bão và áp thấp nhiệt đới, giông lốc, lũ, sạt lở đất, rét đậm, rét hại, nắng nóng, hạn hán…

“Thiệt hại về người và tài sản có giảm, song vẫn còn rất nặng nề với 224 người chết và mất tích năm 2018 (giảm 30% so với năm 2017 là 386 người), thiệt hại kinh tế khoảng 20.000 tỷ đồng (giảm 67% so với năm 2017 là 60.000 tỷ đồng)” – ông Cường nói và cho biết, bên cạnh những thiệt hại về vật chất, thiên tai cũng làm đình trệ sản xuất, cản trở giao thương, làm dán đoạn việc cung cấp dịch vụ thiết yếu tại nhiều khhu vực.

Về tình hình thiên tai những tháng đầu năm 2019, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, trên cả nước đã xảy ra 12 loại hình thiên tai làm 23 người chết và mất tích; Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 337 tỷ đồng.

Đặc biệt, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai có diễn biến bất thường, cực đoan hơn cả về cường độ, thời gian, địa điểm xuất hiện và trái quy luật; nhiều nơi có mưa cục bộ cường độ lớn, mưa trái mùa đến sớm, bão đổ bộ vào khu vực trước đây ít xuất hiện, lũ lớn kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long, giông lốc, sét thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho hầu hết các khu vực trên cả nước. Cụ thể, ngay từ đầu năm, bão số 1 đã xuất hiện, đi vào Nam Biển đông và vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của nhân dân khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, hiện tượng mưa đá, giông lốc xảy ra tại các khu vực trên cả nước và mưa lớn, lũ, lũ quét tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc đã gây nhiều thiệt hại người và tài sản. Sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất hiện vẫn đang diễn ra ngày một trầm trọng hơn, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung.

Về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, địa phương và người dân nên triển khai đồng bộ, hiệu quả, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

“Chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở thường xuyên được cung cấp thông tin về dự báo, cảnh báo, hướng dẫn kỹ thuật ứng phó” – ông Cường nói và cho biết, nhiều nơi được đào tạo, tập huấn, diễn tập nên nhận thức đầy đủ hơn từ công tác phòng ngừa đến ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Cùng đó, công tác khắc phục hậu quả, nhất là hoạt động hỗ trợ dân sinh được thực hiện tốt từ việc tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương, thăm hỏi, động viên giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại đến hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm, thuốc men, chỗ ở, không để người dân bị đói, rét, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh…

Về công tác phòng chống thiên tai thời gian tới, ông Nguyễn Xuân Cường cho biết, sẽ tiếp tục kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, trang thiết bị từ trung ương đến cơ sở. Cụ thể, sẽ xây dựng trung tâm điều hành phòng chống thiên tai quốc gia vào cuối năm 2019. Xây dựng Đề án tổng thể phòng chống thiên tai các khu vực: Miền núi phía Bắc (tập trung chính vào nâng cao năng lực ứng phó với lũ quét, sạt lở đất); miền Trung, Tây Nguyên (nâng cao năng lực ứng phó với bão mạnh, siêu bão, đặc biệt với khu vực ít xảy ra bão) và triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về đồng bằng sông Cửu Long. Hoàn thành việc lắp đặt thí điểm cảnh báo lũ quét sạt lở đất tại một số tỉnh miền núi.
Hoàng Châu - Vũ Cương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng đầu của Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực tiềm năng: Hàng không vũ trụ, chuyển đổi số, phân phối hàng Việt.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với tỉnh Cà Mau

Chiều 17/11, tại TP Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Tác giả Trịnh Minh Phết có bài viết với tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Tối 16/11, tại Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại đây.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối 16/11, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024).

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ theo Nghị quyết số 18 của Trung ương.
Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Tối 16/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành, Khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Chiều 16/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phường 1, tỉnh Cà Mau.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Từ ngày 15/11, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ kiêm thêm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Chương trình "Hồ Chí Minh-Hành trình khát vọng 2024".
Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Văn phòng Chính phủ ra văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc xử lý kiến nghị của Quảng Trị tại buổi làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường

Ngày 15/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Chiều 15/11 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu trên toàn quốc nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản, bảo đảm thuận lợi cho khai thác khoáng sản nhưng cũng cần tính toán giảm thiểu các tác động.
Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Những tháng cuối năm dự kiến sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác

Việc Thủ tướng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica sẽ là động lực để Việt Nam củng cố và thúc đẩy hợp tác với các đối tác.
Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Tăng mức phân bổ từ nguồn thu bảo hiểm y tế để chi cho khám chữa bệnh

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định tăng mức phân bổ từ nguồn thu BHYT để chi cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lên 92%.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phấn đấu phát triển ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Hải Phòng cần phấn đấu phát triển thành phố ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á, là thành phố cảng quốc tế hiện đại, đi đầu cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Dominica từ 16 - 21/11.
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Phân cấp mạnh mẽ trong quản lý đầu tư công

Việc nâng quy mô vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (gấp 3 lần) nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ trong triển khai thực hiện Đề án 06

Các bộ, ngành địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ, tiếp tục tạo bước chuyển biến căn bản trong triển khai thực hiện Đề án 06.
Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển nền kinh tế số, xã hội số

Cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia đầu ngành chia sẻ, thảo luận những giải pháp đột pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, xã hội số.
Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Thủ tướng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Lạng Sơn

Sáng 14/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại khu dân cư 8, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động