Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 26

Tối 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 được tổ chức tại Papua New Guinea.
thu tuong nguyen xuan phuc ket thuc tham du hoi nghi cap cao apec lan thu 26

Trong hai ngày, 17 - 18/11, Thủ tướng đã có chương trình làm việc với cường độ cao, bao gồm: dự, trao đổi, chia sẻ ý kiến tại các phiên họp kín, phiên ăn trưa làm việc của các nhà lãnh đạo APEC, đối thoại giữa các nhà lãnh đạo APEC với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), với lãnh đạo 14 quốc đảo Thái Bình Dương, với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương với Thủ tướng New Zealand, Vanuatu, Thái Lan, lãnh đạo một số Quốc đảo Thái Bình Dương, Trưởng Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc); tiếp Liên minh các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong APEC, bao gồm một số tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam…

Tại các phiên họp, Thủ tướng đã phát biểu mạnh mẽ về thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư, ủng hộ WTO, liên kết kinh tế, phát triển bền vững, bao trùm và chuyển đổi nền kinh tế số.

Kể từ Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng, tình hình quốc tế chuyển biến nhanh và phức tạp hơn dự báo; nền kinh tế toàn cầu đang xuất hiện những dấu hiệu bất ổn, những thách thức mới, chưa có tiền lệ, đe dọa sự ổn định của hệ thống thương mại, kinh tế toàn cầu. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực, hợp tác, liên kết chặt chẽ của các thành viên.

Nhìn lại gần ba thập kỷ qua, APEC, với 21 nền kinh tế thành viên, đã thành công trong vai trò kiến tạo các “vườn ươm” cho các cấu trúc liên kết kinh tế khu vực. Hơn lúc nào hết, APEC cần đóng vai trò khởi xướng và tiếp tục là “vườn ươm” cho những ý tưởng về đổi mới sáng tạo. APEC cần là nền tảng đưa châu Á - Thái Bình Dương thành trung tâm công nghệ toàn cầu.

Thủ tướng nêu rõ, APEC cần tiếp tục tạo các động lực mới cho tăng trưởng, thương mại, đầu tư, kết nối và phát triển bao trùm, để mọi người dân không ai bị bỏ lại phía sau, cùng được thụ hưởng thành quả của toàn cầu hóa và liên kết kinh tế trong kỷ nguyên số. Chỉ có như vậy, APEC mới khẳng định được vị thế là diễn đàn kinh tế khu vực hàng đầu. Hội nghị Cấp cao APEC 2018 cần thể hiện vai trò đi đầu của APEC ủng hộ hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, bao trùm, công bằng và dựa trên luật lệ. Trong bối cảnh mới cần tiếp tục củng cố, cải cách và đề cao vai trò WTO.

Là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, APEC cần tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế như Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định CPTPP, RCEP, hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), trên cơ sở bảo đảm tính toàn diện, cân bằng lợi ích và bổ trợ giữa các cơ chế liên kết.

Thủ tướng đề nghị và các nền kinh tế APEC đánh giá cao về việc cùng hợp tác toàn diện, sâu sắc và hiệu quả hơn nữa trên các lĩnh vực, bao gồm: (i) Tăng cường cải cách cơ cấu nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các nền kinh tế APEC. Theo đó, cần tích hợp "Chương trình nghị sự mới APEC về cải cách cơ cấu" vào chương trình nghị sự ở các nền kinh tế thành viên. (ii) Thúc đẩy việc triển khai hiệu quả sáng kiến về "Khuôn khổ tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới APEC", "Lộ trình kinh tế mạng và kinh tế số APEC" và "Chương trình hành động về kinh tế số". (iii) Đầu tư hạ tầng số và thực hiện nhanh quá trình chuyển đổi số. Trong đó việc xây dựng và khai thác hiệu quả "cơ sở dữ liệu lớn" của quốc gia cần phải được tăng cường đầu tư theo hướng toàn diện, đáng tin cậy và bảo đảm an toàn. Đồng thời chú trọng hạ tầng thương mại số, phát triển công nghệ tài chính (fin-tech), kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo và thúc đẩy khởi nghiệp... (iv) Nâng cấp tổ chức và kỹ năng quản trị ở khu vực tư lẫn khu vực công để tiếp thu hiệu quả tri thức và hấp thu công nghệ tiên tiến. (v) Hỗ trợ, hợp tác để cùng nhau phát triển trong nền kinh tế số. Các nền kinh tế phát triển với lợi thế đi trước và cũng để gia tăng lợi thế của mình cần tăng cường các chính sách hỗ trợ cho các nền kinh tế đang phát triển trong các chính sách chuyển đổi cơ cấu, xây dựng năng lực quản trị và tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao khả năng kết nối trong thời đại cách mạng số.

Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo đã nhất trí về tận dụng các cơ hội phát huy tương lai số và các hành động về kinh tế số, đẩy mạnh hợp tác xây dựng năng lực, phát triển kỹ năng, tiếp cận cơ sở hạ tầng số nhằm thu hẹp khoảng cách số; nhấn mạnh sự tham gia, sáng tạo của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ và mọi thành phần xã hội.

Hội nghị nhất trí tiếp tục thúc đẩy thương mại và đầu tư mở và tự do, cải cách cơ cấu gắn với kinh tế số, nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức trong xã hội về phát triển kinh tế số. Các nhà lãnh đạo cam kết duy trì đà hợp tác và liên kết kinh tế khu vực, hoan nghênh việc đàm phán ký kết các Hiệp định thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao, như CPTPP, RCEP và hướng tới hiệp định thương mại tự do toàn châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Các thành viên cam kết thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm, đặt lợi ích của người dân vào trung tâm của mọi chính sách; triển khai Chương trình hành động APEC 2017 về phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội đến năm 2030 gắn với thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).

Trong khuôn khổ hội nghị, cùng các nhà lãnh đạo cấp cao dự đối thoại với đại diện cộng đồng doanh nghiệp APEC (ABAC), Thủ tướng đã thông báo việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Hiệp định CPTPP ngày 12/11/2018, điều này khẳng định Việt Nam quyết tâm tiếp tục đổi mới toàn diện, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, ủng hộ thương mại và đầu tư tự do và mở, dựa trên luật lệ và theo tiêu chuẩn cao. Liên kết kinh tế của Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn mới với quy mô lớn, chất lượng cao, Thủ tướng khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tích cực đóng góp về chính sách, tăng cường đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm để Việt Nam phát triển mạnh nền kinh tế số và hợp tác cùng có lợi.

Nhiều thành viên ABAC đã chúc mừng Việt Nam phê chuẩn CPTPP, khẳng định đây là cơ hội to lớn để các doanh nghiệp nước ngoài có thêm niềm tin và hứng khởi tăng cường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Có thể nói, việc tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 26 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đúng vào dịp kỷ niệm tròn 20 năm Việt Nam gia nhập APEC (1998-2018) đã tiếp tục nâng tầm vị thế, vai trò của Việt Nam tại Diễn đàn khu vực quan trọng này, khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm cao của Việt Nam trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu vực, tiếp tục đóng góp cùng vun đắp tương lai chung về tầm nhìn của một Cộng đồng Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

CTĐT
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển đổi số tạo đột phá trong công tác thông tin đối ngoại

Chương trình yêu cầu nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo.
Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.
Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Infographic: Mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung Việt Nam - Cuba

Mối quan hệ đoàn kết, tin cậy giữa Việt Nam - Cuba không ngừng phát triển mạnh mẽ, ngày càng thực chất, hiệu quả trong các cơ chế đối thoại và hợp tác.
Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Kiên quyết bác bỏ những báo cáo sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao vừa chủ trì họp báo công bố Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát UPR chu kỳ IV của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

UBTVQH cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.
Việt Nam-Cuba đẩy mạnh hợp tác các lĩnh vực mới về công nghệ sinh học, sản xuất lương thực

Việt Nam-Cuba đẩy mạnh hợp tác các lĩnh vực mới về công nghệ sinh học, sản xuất lương thực

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng gợi mở những định hướng hợp tác mới giữa hai nước dựa trên thế mạnh của mỗi bên trong lĩnh vực công nghệ sinh học, lương thực.
Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt ngay các hành động vũ lực

Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, chấm dứt ngay các hành động vũ lực

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng vừa trả lời câu hỏi phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước vụ bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel.
Phát triển Hòa Bình theo mô hình tập trung đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp

Phát triển Hòa Bình theo mô hình tập trung đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp

Thủ tướng đề nghị Hòa Bình cần phát triển theo mô hình đa cực với 2 hành lang kinh tế và 3 vùng công nghiệp, trong đó ưu tiên phát triển công nghệ cao...
Thủ tướng dự lễ khởi công nhà máy sản xuất vi mạch điện tử gần 5.000 tỷ đồng tại Hòa Bình

Thủ tướng dự lễ khởi công nhà máy sản xuất vi mạch điện tử gần 5.000 tỷ đồng tại Hòa Bình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công nhà máy sản xuất vi mạch điện tử gần 5.000 tỷ đồng tại tỉnh Hòa Bình.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động