Thủ tướng mong doanh nghiệp Trung Quốc cùng Việt Nam phát triển kinh tế số

Thủ tướng mong muốn, các doanh nghiệp Trung Quốc góp phần cùng Việt Nam phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Thủ tướng: Tiên phong tạo hàng hóa, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam Doanh nghiệp Trung Quốc: Môi trường đầu tư Việt Nam ngày càng hấp dẫn Việt Nam: Điểm đến đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2025

Đề nghị doanh nghiệp Trung Quốc chuyển giao công nghệ, đầu tư năng lượng sạch

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc chiều ngày 28/2. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và một số địa phương, lãnh đạo 15 tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Về phía Trung Quốc, có Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ, lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc, 23 tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại toạ đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh, ưu tiên cho tăng trưởng, xác định mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế để tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân phải cùng nỗ lực, tham gia thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Việt Nam cần phát huy tự lực, tự cường là chính, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ, hợp tác của bạn bè, đối tác quốc tế, trong đó có các doanh nghiệp Trung Quốc.

Chia sẻ về 9 chủ trương, chính sách, định hướng lớn mà Việt Nam đang tập trung thực hiện, Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng phải bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, trong đó lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, bảo đảm quyền tiếp cận bình đẳng các chính sách của doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Với các doanh nghiệp Trung Quốc, Thủ tướng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc với điều kiện, năng lực và tiềm lực của mình sẽ tích cực góp phần thực hiện các chủ trương, chính sách, định hướng lớn của Việt Nam.

Theo đó, Thủ tướng nêu 13 mong muốn, đề nghị với các doanh nghiệp Trung Quốc cùng Việt Nam phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển nhanh nhưng bền vững, cùng với đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và tích cực thực hiện tốt an sinh xã hội.

Các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển cả về quy mô và công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, mở rộng quy mô đầu tư, tăng cường đầu tư vào các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và các động lực tăng trưởng mới, các ngành mới nổi như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, quang điện tử, internet vạn vật...

Cùng với đó, đầu tư năng lượng sạch, nhất là năng lượng tái tạo, đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt, sân bay, bến cảng, đường bộ cao tốc; đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế; hợp tác thúc đẩy thanh toán số, thanh toán QR, thanh toán bản tệ; đầu tư phát triển các trung tâm tài chính; tích cực phát triển tài chính xanh; thúc đẩy thương mại song phương, phát triển các khu kinh tế biên giới, xây dựng cửa khẩu thông minh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp Trung Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng giải đáp các kiến nghị của doanh nghiệp Trung Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Doanh nghiệp Trung Quốc tin tưởng vào thị trường Việt Nam

Phát biểu tại tọa đàm, Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ đánh giá, với quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đứng trước cơ hội mới chưa từng có, đặc biệt là phát triển xanh, kinh tế số, các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Đến nay, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam hơn 6 tỷ USD trong lĩnh vực kinh tế xanh, tuần hoàn, tái tạo…

Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ nêu rõ, doanh nghiệp Trung Quốc rất tin tưởng vào thị trường Việt Nam. Điều này không tách rời sự phát triển của quan hệ hai nước, sự ủng hộ to lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cũng như Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đồng thời, Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ bày tỏ tin tưởng và mong muốn các cơ quan phía Việt Nam sẽ thực hiện tốt tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, coi doanh nghiệp Trung Quốc là các đối tác tốt nhất, tạo ra nhiều công trình hợp tác mẫu mực, góp phần xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ phát biểu tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các doanh nghiệp của Trung Quốc cũng đều bày tỏ tin tưởng kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển với triển vọng tươi sáng; đánh giá cao môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam ngày càng được cải thiện và là điểm đến đầu tư hấp dẫn trên thế giới, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, các doanh nghiệp mong muốn được mở rộng đầu tư kinh doanh, tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng chiến lược, đặc biệt là giao thông, các động lực tăng trưởng mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, điện tử, công nghệ thông tin, năng lượng sạch… các ngành nghề mới nổi.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tiên phong thực hiện các thỏa thuận cấp cao, chỉ đạo của hai đồng chí Tổng Bí thư về đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, kết nối doanh nghiệp và giao lưu nhân dân, với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", góp phần thiết thực kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines  phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Tổng Bí thư: Việt Nam - Philippines phấn đấu kim ngạch thương mại 10 tỷ USD

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

Chốt tiến độ cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, Ninh Bình - Hải Phòng

4 Thiếu tướng, 5 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

4 Thiếu tướng, 5 Đại tá quân đội nhận nhiệm vụ mới

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

10 ủy viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 2- Kiến tạo mô hình đa trung tâm

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Xung lực mới đưa quan hệ Việt Nam - Lào phát triển đột phá

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026