Việt Nam - Australia thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia |
Tại cuộc gặp, SK đã giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính về chuỗi giá trị LNG trung hòa carbon với các dự án xuyên biên giới đang được triển khai tại nhiều quốc gia (Hàn Quốc, Australia, Timor Leste).
Các dự án này sử dụng nguồn khí thiên nhiên để sản xuất hydrogen xanh, với điểm mấu chốt là dùng các mỏ khí đã cạn kiệt làm nơi lưu trữ vĩnh viễn CO2 thải ra trong quá trình sản xuất. SK khẳng định chuỗi dự án này có thể tạo năng lượng sạch vì thu giữ được 98% lượng khí thải ra.
Thủ tướng tham quan triển lãm các dự án đầu tư tại Việt Nam của SK Group - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Lãnh đạo SK cho biết tập đoàn coi Việt Nam như quê hương thứ hai và mong muốn áp dụng mô hình nói trên tại Việt Nam. Chuỗi dự án đang được triển khai của SK cần 3 quốc gia tham gia, nhưng với lợi thế của Việt Nam, có thể thực hiện hoàn toàn chỉ tại Việt Nam.
Bày tỏ rất quan tâm đề xuất của SK và khẳng định hydrogen là một trong lĩnh vực ưu tiên hiện nay của Việt Nam, song Thủ tướng đề nghị thông tin thêm về giá thành khai thác LNG của chuỗi dự án tại Australia.
Nghe câu trả lời, Thủ tướng đánh giá cao mức giá thành và đề nghị SK làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, thực hiện các công việc để thúc đẩy chuẩn bị dự án theo quy định. Các cơ quan sẽ triển khai các thủ tục theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thủ tướng cũng hoan nghênh SK hợp tác lâu dài với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là đối tác có năng lực tốt và nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này; đồng thời cạnh tranh lành mạnh với các đối tác khác.
Được biết kể từ năm 2018, SK đã thiết lập quan hệ đối tác với các công ty hàng đầu Việt Nam như Vin Group và Masan Group và đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD vào nhiều lĩnh vực như phân phối, hàng tiêu dùng, phát triển bất động sản, chăm sóc sức khỏe cũng như các ngành công nghiệp cốt lõi.
Đặc biệt, SK đã đầu tư 1,2 tỷ USD vào các mảng kinh doanh lớn của Masan Group, như hàng tiêu dùng thiết yếu (FMCG) và phân phối.
Vào tháng 9 năm 2023, Tâp đoàn SK tiếp tục đầu tư Dự án nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao ECOVANCE tại Tổ hợp DEEP C Hải Phòng (thuộc KKT Đình Vũ – Cát Hải). Đây là dự án có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD. Mục tiêu của Dự án là sản xuất vật liệu phân huỷ sinh học PBAT, PBS, PBATS. Dự án hứa hẹn sẽ là nơi sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao đầu tiên tại Đông Nam Á.
Tại buổi lễ cấp giấy chứng nhận đầu tư, ông Woncheo Park, Giám đốc điều hành Tập đoàn SKC (thuộc Tập đoàn SK) đã thông tin: "Tập đoàn SK được thành lập vào năm 1953, lĩnh vực hoạt động chính gồm Năng lượng và hóa chất, viễn thông, bán dẫn và vật liệu, dược phẩm và dịch vụ Logistics. Chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam 5 năm nay với quy mô khoảng 3 tỷ USD. Hiện nay, Hải Phòng là một trong những có cơ sở hạ tầng hiện đại, có cơ chế thu hút đầu tư tốt. SKC là doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc, sở hữu công nghệ hiện đại, vì vậy chúng tôi quyết định mang công đó tới đây để sản xuất vật liệu phân hủy sinh học và đặt nền móng cho khoản đầu tư đầu tiên ở Hải Phòng, đồng thời đã thực hiện đúng cam kết ký với Hải Phòng. Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi nhiều hơn nữa doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Hải Phòng. Trong tương lai, hy vọng sự phát triển của chúng tôi sẽ đóng góp vào sự phát triển của Hải Phòng và Việt Nam hơn nữa”.
Cũng trong thời gian cuối năm 2023, lãnh đạo của Tập đoàn đã có nhiều cuộc tiếp xúc gặp gỡ các giám đốc điều hành hàng đầu của các đối tác đầu tư địa phương tại Việt Nam để thảo luận về quan hệ đối tác mới. Một lãnh đạo cấp cao của SK cho biết: “Có thể có một số điều chỉnh danh mục đầu tư khi ngành công nghiệp Việt Nam phát triển, nhưng chúng tôi có kế hoạch củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong tương lai...".
Tháng 2/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Việt Nam phấn đấu công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ các-bon đạt khoảng 100 - 500 nghìn tấn/năm vào năm 2030, và tăng lên 10 - 20 triệu tấn vào năm 2050. Chiến lược nêu rõ, mục tiêu tổng quát nhằm phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen của Việt Nam dựa trên năng lượng tái tạo, bao gồm sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, sử dụng trong nước và xuất khẩu với hạ tầng đồng bộ, hiện đại để góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thực hiện mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 theo lộ trình và cam kết của Việt Nam. Định hướng đến năm 2050, tiếp thu, làm chủ công nghệ tiên tiến trong: Sản xuất năng lượng hydrogen xanh tại Việt Nam; thu giữ/sử dụng carbon (CCS/CCUS) gắn với quá trình sản xuất năng lượng hydrogen từ các nguồn năng lượng khác (như than, dầu khí,...). Phấn đấu công suất sản xuất hydrogen từ quá trình sử dụng năng lượng tái tạo và các quá trình khác có thu giữ carbon đạt khoảng 10 - 20 triệu tấn/năm vào năm 2050. Về sử dụng năng lượng hydrogen, giai đoạn đến năm 2030, từng bước phát triển thị trường năng lượng hydrogen phù hợp và đồng bộ với lộ trình chuyển đổi nhiên liệu trong các lĩnh vực sử dụng năng lượng của nền kinh tế, bao gồm sản xuất điện, giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), công nghiệp (thép, xi măng, hóa chất, lọc dầu, công nghiệp khác), thương mại và dân dụng. Triển khai áp dụng thử nghiệm năng lượng có nguồn gốc hydrogen trong một số lĩnh vực có khả năng tận dụng cơ sở hạ tầng hiện hữu phù hợp với khả năng đảm bảo an toàn của hệ thống và giá thành hợp lý. Định hướng đến năm 2050, đẩy mạnh ứng dụng năng lượng hydrogen xanh và nhiên liệu có nguồn gốc hydrogen trong tất cả các lĩnh vực sử dụng năng lượng để khử carbon nền kinh tế và đóng góp quan trọng vào thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Việt Nam cũng khuyến khích việc đầu tư sản xuất năng lượng hydrogen xanh để xuất khẩu trên nguyên tắc bảo đảm an ninh năng lượng, quốc phòng - an ninh và hiệu quả kinh tế. Định hướng đến năm 2050, hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng hydrogen xanh, hướng tới trở thành một trung tâm công nghiệp năng lượng sạch và xuất khẩu năng lượng tái tạo, năng lượng hydrogen xanh của khu vực...
|
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đang có chuyến tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand. Đoàn của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn cùng tham gia đoàn đại biểu cấp cao dự Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand và tổ chức các hoạt động bên lề. Tham gia Đoàn công tác của Bộ Công Thương gồm có đại diện các Cục, Vụ, đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Phòng vệ Thương mại, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Báo Công Thương... |