Thủ tướng kỳ vọng xuất khẩu dệt may đạt 100 tỷ USD vào năm 2030

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của VITAS cũng như những thành tựu của toàn ngành dệt may trong thời gian qua và kỳ vọng ngành sẽ đạt được mức xuất khẩu 100 tỷ USD vào năm 2030.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, các thế hệ lãnh đạo, người lao động của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) không ngừng nỗ lực, phấn đấu, tận dụng được các cơ hội để góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam và đạt được những con số ấn tượng.

Sau 20 năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đã tăng 21 lần, thặng dự thương mại tăng 97 lần. Việt Nam từ 1 nước chưa có tên trên bản đồ thế giới về dệt may đã vươn lên là cường quốc xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Banglades. Với lực lượng lao động khoảng 3 triệu người, chiếm ¼ số lao động toàn ngành công nghiệp; thu nhập và phúc lợi ổn định, ngành dệt may Việt Nam đã góp phần đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, tăng thu ngân sách cho địa phương, tạo việc làm; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông – lâm – ngư nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Đồng thời, góp phần vào xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Đến nay, Hiệp hội có 487 hội viên chính thức, 500 hội viên liên kết, 7.000 doanh nghiệp dệt may, có mức tăng kim ngạch xuất khẩu tới 106 lần trong 20 năm qua.

Tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội dệt may Việt Nam với chủ đề: Chủ động kết nối – phát triển bền vững, ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch VITAS thông tin: Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) hàng dệt may Việt Nam năm 2019 dự báo đạt 39 tỷ USD, tăng 7,55% so với năm 2018. Trong đó, KNXK hàng may mặc đạt 30, 85 tỷ USD tăng 7,38%; xuất khẩu vải đạt 2,14 tỷ USD tăng 21,6% xuất khẩu xơ sợi ước đạt 4,09 tỷ USD, tăng 1,61% ; xuất khẩu vải không dệt đạt 600 triệu USD, tăng 13,21%; xuất khẩu nguyên phụ liệu (NPL) dệt may đạt 1,32 tỷ USD, tăng 8,22%. Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) NPL dệt may năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD, tăng 2,21% so với năm 2018, trong đó nhập khẩu vải đạt 13,5 tỷ USD, tăng 5,68% ; nhập khẩu phụ liệu dệt may đạt 3,86 tỷ USD, tăng 4,5%; nhập khẩu bông đạt 2,6 tỷ USD, giảm 13,65% , nhập khẩu xơ sợi đạt 2,42 tỷ USD, tăng 0,04%.

Trong đó, VITAS là “đầu tàu” dẫn dắt ngành dệt may, hỗ trợ và kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước hình thành chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường xuất khẩu, tháo gỡ vướng mắc, hướng đến phát triển bền vững.

thu tuong ky vong nganh det may xuat khau 100 ty usd vao nam 2030
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt kỳ vọng cao vào xuất khẩu dệt may

Tham dự Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của VITAS cũng như những thành tựu của toàn ngành dệt may trong thời gian qua. Hiệp hội đã làm đúng chức năng, vai trò, thể hiện tầm nhìn trong việc đóng góp vào sự phát triển của ngành, là cầu nối quan trọng giữa ngành với Chính phủ và cơ quan Nhà nước. Tích cực và chủ động tham vấn chính sách, nhất là trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Thủ tướng nhìn nhận, với những kết quả đã đạt được ngành dệt may đóng góp quan trọng vào kỷ lục kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2019 là cán mốc 500 tỷ USD. Thủ tướng đặt ra 6 vấn đề với ngành dệt may. Thứ nhất, cần chú trọng hơn với thị trường trong nước do đây là thị trường tiềm năng, cách để phát triển bền vững ngành dệt may. Thứ hai, ngành dệt may cần tự chủ, tự cường về nguyên liệu, nhằm làm chủ và phát triển các công đoạn sản xuất. Thứ ba, khác phục tình trạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn lệch hẳn về may mặc. Thứ tư, chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động cho ngành. Thứ năm, tận dụng lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân công. Thứ sáu, khắc phục những bất cập trong tác phát triển Đảng ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

thu tuong ky vong nganh det may xuat khau 100 ty usd vao nam 2030
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS nhận Cờ thi đua cho Thủ tướng Chính phủ trao tặng

Thủ tướng nêu rõ, trong thời gian tới, ngành dệt may phải tạo ra thương hiệu sản phẩm cũng như thương hiệu doanh nghiệp mang tầm khu vực và thế giới, mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước. Thủ tướng đề nghị, đến năm 2030, dệt may Việt Nam phải phấn đấu xuất khẩu 100 tỷ USD và có ít nhất 30 thương hiệu của ngành đóng góp vào thị trường thế giới. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, ngành dệt may Việt Nam phải có hoài bão và quyết tâm như hai đội bóng đá vừa thành công tại SEA Games 30.

Cũng tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Cờ thi đua Chính phủ cho VITAS vì những đóng góp quan trọng của ngành dệt may cho ngành công nghiệp cũng như nền kinh tế đất nước.

Nguyễn Mai – Thu Trang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu dệt may

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 27/11, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã tiến hành kiểm tra và tổng duyệt công tác tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm.
Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Chiều 26/11, trong chuyến thăm TP. Hải Phòng, Tổng thống Bulgaria - Rumen Radev và đoàn lãnh đạo cấp cao Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast.
Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

UBND tỉnh Nam Định đã liên tiếp quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp Thắng Cường và Mỹ Thuận theo phương án đã được phê duyệt.
Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp hóa chất, việc tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình sản xuất, kinh doanh hóa chất cũng sẽ tăng theo.
Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

iMSPO - hệ thống kết nối điện di động trên bờ đầu tiên trên thế giới giành giải thưởng “Ports and Harbor Innovation Of The Year” của EHM tại Amsterdam, Hà Lan.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Ngày 25/11, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt" do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã thu hút được 130 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đẩy bình quân đạt 73%, tổng số vốn đăng ký hơn 550 tỷ đồng.
Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

51/99 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký đủ điều kiện vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong Cụm Công nghiệp Cẩm Lệ (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng).
Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Với mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hoá 40% trong năm đầu nhà máy đi vào hoạt động- tân binh Omoda & Jaecoo tạo ra động lực mới cho ngành công nghiệp ô tô trong nước
Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Là nhà sản xuất thép Việt Nam duy nhất làm được thép công nghệ cao, Hòa Phát đảm bảo đầu tư thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thép ray.
Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), ĐBQH kiến nghị bổ sung thêm lĩnh vực đầu tư tổ hợp sản xuất hóa chất từ nguyên liệu tái chế, nhằm hướng đến kinh tế xanh.
Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Ngành đóng tàu TP. Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố và đất nước.
Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Bài 4: Kỳ vọng thổi

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.
Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.
Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Bài 3: Đại biểu Quốc hội

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động