Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá

Thủ tướng cho rằng, Việt Nam - Lào cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng trên quan điểm '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư tăng trưởng bứt phá.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Lào tăng 32,8%Khu công nghiệp Lào - Việt sẽ tạo đột phá thương mại song phươngChùm ảnh: Thủ tướng đồng chủ trì Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - LàoDoanh nghiệp Việt kiến nghị thúc đẩy đầu tư, thương mại Việt Nam - Lào

Chiều 9/1, tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào năm 2025 với chủ đề "Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng".

Cùng dự hội nghị có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan cùng đông đảo đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư của hai nước.

Đây là sự kiện mở đầu năm 2025, truyền tải thông điệp, quyết tâm của Chính phủ hai nước tới cộng đồng doanh nghiệp về nâng cao hiệu quả thực chất hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư Việt Nam - Lào trong năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào cũng là một nội dung quan trọng mà hai Thủ tướng đã trao đổi, thống nhất tại Phiên họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào vào sáng cùng ngày.

Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào năm 2025

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam Phet Phomphiphak đã giới thiệu về môi trường, chính sách thu hút đầu tư của Lào. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Lào đánh giá về tình hình hợp tác đầu tư giữa hai nước và định hướng năm 2025.

Các đại biểu doanh nghiệp lớn của hai nước cũng trình bày về cơ hội, khả năng hợp tác, đầu tư, đặc biệt là định hướng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào thời gian tới, tập trung vào các lĩnh vực khoáng sản như muối mỏ kali, khai thác chế biến bauxite, nông nghiệp, hàng không…; đồng thời nêu một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.

Xem xét chính sách đặc thù, khuyến khích hút đầu tư từ Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đánh giá, thời gian qua, nhiều dự án đầu tư trên các lĩnh vực của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào được triển khai rất tích cực, hiệu quả.

Thủ tướng Lào khẳng định, Chính phủ Lào luôn tích cực đôn đốc xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào các ngành, lĩnh vực phù hợp kế hoạch, ưu tiên phát triển kinh tế. Chính phủ Lào đã xem xét áp dụng một số chính sách đặc thù để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư.

Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu tại Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng cho biết, năm 2024, kinh tế vĩ mô Lào đã dần ổn định hơn, GDP đạt mức tăng trưởng khá (4,6%); tỉ giá hối đoái và lạm phát đang trên đà giảm; cán cân thương mại và thu ngân sách đã có thặng dư; khách du lịch quốc tế đến Lào tăng... Đây là nhân tố quan trọng để Lào thu hút tốt hơn các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn thời gian tới.

Chính phủ Lào đang tiếp tục tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời triển khai các chiến lược lớn về hội nhập và kết nối kinh tế; phát triển bền vững, xanh; chuyển đổi số.

Thủ tướng Lào nêu rõ, Chính phủ hai nước có quyết tâm cao và nhất trí hai bên cần tập trung phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy hội nhập và kết nối, đặc biệt là thúc đẩy các dự án kết nối với Việt Nam như các dự án đường sắt, đường bộ, cảng biển Vũng Áng 1, 2, 3; thúc đẩy hợp tác hàng không…

Thủ tướng Sonexay Siphandone kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam và Lào tăng cường tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư trên các lĩnh vực, nhất là đẩy mạnh hợp tác phát triển các khu công nghiệp để tăng cường chế biến sâu các nguyên liệu của Lào, trên cơ sở Việt Nam có kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Phát triển năng lượng sạch, năng lượng gió… cũng là những lĩnh vực khuyến khích đầu tư.

Thủ tướng Lào lưu ý, các doanh nghiệp đầu tư vào Lào cần quan tâm bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả đất đai, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực sản xuất, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động Lào…

Thủ tướng Sonexay Siphandone mong hai bên phát huy truyền thống hợp tác tốt đẹp, tiếp tục tổ chức thêm nhiều diễn đàn, hội nghị thúc đẩy hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn, tương xứng mối quan hệ đặc biệt hết sức tốt đẹp giữa hai nước.

Đẩy mạnh kết nối chuỗi cung ứng, kết nối doanh nghiệp hai nước

Chia sẻ với các đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ năm 2025, cả hai nước đều bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ Đại hội Đảng tại mỗi nước. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, trước nhiều vấn đề mang tính toàn dân, toàn diện, toàn cầu, hai nước Việt Nam - Lào có quan hệ đặc biệt càng phải đoàn kết, thống nhất hơn nữa để ứng phó với các vấn đề phát sinh và tiếp tục xây dựng, phát triển đất nước.

Với tinh thần "hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa", Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc gìn giữ và phát triển quan hệ hữu nghị với Lào. "Có thể nói, tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của mỗi nước" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những nỗ lực của doanh nghiệp hai nước thời gian qua, đạt được những kết quả hợp tác tích cực, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam và Lào, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Thủ tướng, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi về địa lý, "núi liền núi, sông liền sông", như Viêng Chăn còn gần Hà Nội hơn cả Cần Thơ hay TP. Hồ Chí Minh; cùng với đó là sự gần gũi về lịch sử, văn hóa và tình cảm giữa hai nước. Mặt khác, Việt Nam có thị trường hơn 100 triệu dân, Lào có thị trường hơn 8 triệu dân. Đây là những điều kiện thuận lợi, là lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp hai nước hợp tác, sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng biểu dương những nỗ lực của doanh nghiệp hai nước thời gian qua, đạt được những kết quả hợp tác tích cực, góp phần vào sự phát triển của Việt Nam và Lào, mang lại lợi ích thiết thực cho Nhân dân hai nước. Chính phủ hai nước cũng đã có nhiều cố gắng, nhiều vướng mắc tại các dự án tồn đọng kéo dài trong những năm vừa qua đã được giải quyết dứt điểm.

Tuy nhiên, hợp tác kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của hai bên. Do đó, các cơ quan, các địa phương cần quyết tâm cao hơn, cùng nhau hành động quyết liệt, tích cực hơn nữa, tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn về thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách về thuế, thủ tục, phí, lệ phí. Cùng với đó, đẩy mạnh kết nối hạ tầng mềm và hạ tầng giao thông, nhất là thúc đẩy các dự án đường sắt Hà Nội - Viêng Chăn, đường bộ cao tốc Vũng Áng - Viêng Chăn, cảng Vũng Áng 1, 2, 3…

Đồng thời, đẩy mạnh kết nối chuỗi cung ứng, kết nối doanh nghiệp giữa hai nước và với nước thứ ba, phát huy các thế mạnh của mỗi bên như Lào có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, Việt Nam có năng lực chế biến sâu, có thị trường xuất khẩu rộng mở.

Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Cùng dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Lào; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Lào - Việt Nam cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và nhiều Bộ trưởng, Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước
Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Các đại biểu dự hội nghị

Cùng ý kiến với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp đã đầu tư khu công nghiệp tại Việt Nam nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp Việt Nam - Lào.

Về các kiến nghị của doanh nghiệp, Thủ tướng đánh giá là rất sát thực tế, đề nghị các bộ ngành, cơ quan, địa phương của hai nước chủ động giải quyết, trên tinh thần cắt giảm thủ tục, phân cấp, phân quyền cho địa phương để làm thủ tục nhanh hơn, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Về nguồn lực, Thủ tướng đề nghị phát huy mạnh mẽ tinh thần "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân"; làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác các lĩnh vực có thế mạnh của Lào như khoáng sản, năng lượng; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chíp bán dẫn, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, điện toán đám mây, quang điện tử, y sinh học, năng lượng sạch...

Thủ tướng mong các bộ ngành, địa phương và các doanh nghiệp hai nước cùng chia sẻ với nhau; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng lúc, đây là những yếu tố quyết định thành công trong hợp tác, sản xuất, đầu tư, kinh doanh.

"Quan hệ đặc biệt thì phải có cơ chế và cách đối xử đặc biệt, từ trái tim đến trái tim, giúp bạn là giúp mình. Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm tới trái tim" - Thủ tướng chân thành bày tỏ và kêu gọi doanh nghiệp hai nước tiếp tục đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau, kiên trì, kiên định, quyết tâm, quyết liệt để tăng cường hợp tác đầu tư, kinh doanh với tất cả nhiệt huyết, khả năng của mình; cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, niềm hạnh phúc và cùng sự tự hào.

"Doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư tại Lào chính là đầu tư cho Việt Nam; ngược lại, các doanh nghiệp Lào sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam cũng chính là sản xuất, kinh doanh cho Lào. Lợi ích của hai đất nước cũng là lợi ích của doanh nghiệp chúng ta. Chúng ta đầu tư, kinh doanh không chỉ có vấn đề lợi nhuận mà còn có tình cảm và trách nhiệm, tri ân các thế hệ đi trước" - Thủ tướng phát biểu.

Cho rằng với tinh thần đó thì không có khó khăn nào không thể vượt qua, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nếu có vướng mắc, kéo dài thì đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết, không để lãng phí thời gian, cơ hội và niềm tin.

Về phía Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan sẽ rà soát, tiếp tục điều chỉnh, xử lý các khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách. Thủ tướng mong Chính phủ Lào cũng phát huy tinh thần này, vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết, không đùn đẩy, không né tránh.

Thủ tướng cho rằng, kinh doanh có thể có lúc được, lúc chưa được, song ngoài tính toán lợi nhuận thì điều quan trọng là tất cả vì sự phát triển chung của cả hai đất nước, mang lại lợi ích chiến lược, lâu dài, cốt lõi của hai nước là giữ vững độc lập, chủ quyền, nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Trao các thỏa thuận hợp tác, đầu tư trị giá nhiều tỷ USD

Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã chứng kiến các cơ quan, đối tác giữa hai nước trao các giấy phép, văn kiện, thỏa thuận hợp tác triển khai các dự án trị giá hàng tỷ USD.

Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Chứng nhận đầu tư và thỏa thuận đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Tập đoàn Sovico và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải trao hợp đồng tư vấn khảo sát, lập quy hoạch tổng thể dự án phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay tại Lào giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho Bộ Giao thông công chính Lào và Tổng công ty Cảng hàng không Lào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, 3 công ty nhận giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án. Trong đó, dự án Nhà máy điện gió Savan1 của Công ty Điện gió SDVIC tăng vốn đầu tư lên 32 triệu USD.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) với dự án Tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào tăng vốn đầu tư lên 85,2 triệu USD.

Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Ngân hàng Quân đội trao thỏa thuận với các đối tác về việc thu xếp vốn cho các Dự án Nhà máy điện gió Savan1, Nhà máy nhiệt điện Xekong - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngân hàng Quân đội (MB) với dự án Ngân hàng MB Lào tăng vốn lên 229,9 tỷ kíp Lào.

MB cũng trao thỏa thuận với các đối tác về việc thu xếp vốn cho các dự án Nhà máy điện gió Savan1, Nhà máy nhiệt điện Xekong.

Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào trao chứng nhận đầu tư và thỏa thuận đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào trao phụ lục hợp đồng cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương với dự án khai thác bauxite và xây dựng nhà máy chế biến alumin tại Lào, dự án có công suất thiết kế 1 triệu tấn alumin 1 năm với tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD.

Bộ này cũng trao hợp đồng phát triển 5 dự án thủy điện nhỏ ở huyện Ka Lưm, tỉnh Sekong (tổng công suất 180 MW) cho Tập đoàn Việt Phương với vốn đầu tư 197 triệu USD.

Bộ Năng lượng và Mỏ Lào trao giấy phép xây dựng cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với dự án khai thác và chế biến muối mỏ kali, vốn đầu tư 522,4 triệu USD.

Trong số các thỏa thuận hợp tác giữa các đối tác, đáng chú ý là Tập đoàn Sovico và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải trao hợp đồng tư vấn khảo sát, lập quy hoạch tổng thể dự án phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay tại Lào giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho Bộ Giao thông công chính Lào và Tổng công ty Cảng hàng không Lào.

Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Vietnam Airlines và Lao Airlines trao biên bản ghi nhớ về việc tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác song phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng kêu gọi '8 cùng' đưa hợp tác thương mại, đầu tư Việt - Lào tăng trưởng đột phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và các doanh nghiệp hai nước dự Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam – Lào năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vietnam Airlines và Lao Airlines cũng trao biên bản ghi nhớ về việc tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác song phương.

Cục Chăn nuôi và Thủy sản Lào và Công ty Cổ phần Tập đoàn nông sản Việt – Lào trao thỏa thuận hợp tác đầu tư phát triển chuỗi nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại các hồ thủy điện của Lào.

Viện Khoa học phát triển nhân lực và hợp tác quốc tế (IHC) và Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Lào (AVILA) và Hội Doanh nghiệp trẻ Lào (YEAL) trao thỏa thuận hợp tác ba bên đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Lào.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone.

Đi cùng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng trong Bộ Công Thương như: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập về kinh tế quốc tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...

Năm 2024, kim ngạch thương mại hai nước Việt Nam - Lào ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng gần 34% so với năm 2023. Đây là lần đầu tiên kim ngạch thương mại song phương hai nước vượt mốc 2 tỷ USD, vượt xa mục tiêu do Chính phủ hai nước đề ra trước đó, là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Chính phủ, của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp của cả hai nước.

Nguyên Minh từ Viêng Chăn, Lào
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương mại song phương Việt Nam - Lào

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Lào.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước

Tại buổi tiếp đại sứ một số nước đến trình Quốc thư, sáng 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và củng cố quan hệ kinh tế với các nước.
Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Đảng bộ Báo Công Thương: Đổi mới lãnh đạo toàn diện, hướng tới tờ báo kinh tế hàng đầu của đất nước

Nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng bộ Báo Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo, đưa Báo phát triển toàn diện, hướng tới trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu.
Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Phân quyền Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã phân cấp, phân quyền cho Ngân hàng Nhà nước trong việc quyết định cho vay đặc biệt.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Tin cùng chuyên mục

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ

Luật 57/2024/QH15: Tăng minh bạch, tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong đầu tư

Những điểm mới của Luật 57/2024/QH15 sửa đổi các quy định về quy hoạch, đầu tư, PPP, đấu thầu, tạo hành lang pháp lý minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư.
Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh tạo đột phá kinh tế số

Thủ tướng nêu 3 quyết tâm, 3 sứ mệnh, khơi dậy khát vọng phát triển, tạo đột phá trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số quốc gia.
Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất

Qua công tác thanh tra góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện vi phạm về kinh tế 157.585 tỷ đồng, 245 ha đất; kiến nghị thu hồi 85.403 tỷ đồng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam và Hoa Kỳ có tiềm năng hợp tác sâu rộng nhờ tính bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế, đặc biệt trong đầu tư, công nghệ.
Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình: Bài 1- Định hình không gian để chuyển mình, bứt phá

Những lợi thế về kinh tế, văn hóa, sự liên kết vùng miền… sau khi được hợp nhất tạo lực đẩy để tỉnh Phú Thọ mới chuyển mình, bứt phá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Tạo hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả rất cần thiết.
Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri cả nước đề nghị xử lý nghiêm hành vi sản xuất thuốc giả, sữa giả

Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm tình trạng sản xuất thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng.
Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc

Thời chiến, đối ngoại góp sức trong đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Thời bình, ngoại giao đi đầu kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 2026

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%).
Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung quy định việc quyết định cơ cấu Chính phủ trong trường hợp cần thiết

Bổ sung một khoản quy định về việc quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ tại các kỳ họp sau Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội trong trường hợp cần thiết.
Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng điểm tên loạt địa phương chậm giải phóng mặt bằng

Thủ tướng yêu cầu nhiều địa phương chậm giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng tiến độ cao tốc, yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm 'nối hai bờ đại dương' với Tổng thống Nam Phi

Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nam Phi có ý nghĩa lịch sử khi “nối hai bờ đại dương” mở ra những triển vọng hợp tác mới.
Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư: Tăng thiết giáp phải xứng đáng là lực lượng đột kích nòng cốt, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư yêu cầu Binh chủng Tăng thiết giáp phát huy vai trò đột kích nòng cốt, xây dựng lực lượng tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu ổn định thị trường vàng

Giá vàng tăng, liên tục lập kỷ lục mới, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ vững ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, thị trường vàng...
Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng: Đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ.
Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Chung tay vun đắp tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Sáng 22/4, hoạt động giao lưu giữa tổ chức mặt trận hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã diễn ra với chủ đề ‘Đồng tâm hiệp lực thúc đẩy tình hữu nghị'.
Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Với lợi thế về nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học – công nghệ, Việt Nam đang trở thành ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 9 khai mạc sớm hơn thông lệ, với nhiều nội dung quan trọng

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ với nhiều nội dung quan trọng.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng

Sáng nay, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng do Bộ Công Thương tổ chức.
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Sáng 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Mobile VerionPhiên bản di động