Thủ tướng: FTA Index tạo động lực thi đua thực thi FTA

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, FTA Index tốt sẽ đóng góp tích cực vào việc thực hiện các FTA, mang lại hiệu quả cho địa phương.
Chiều nay 8/4 diễn ra lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index Thủ tướng dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện FTA Index năm 2024 Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: FTA Index không chỉ để 'so sánh' mà là động lực thúc đẩy thực thi FTA tốt hơn

Hội nhập không chỉ bằng “thảm đỏ và hoa hồng”

Tham dự và phát biểu chỉ đạo tại lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương - FTA Index năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đây là một công cụ mới, mang tính định lượng và hệ thống, lần đầu tiên được xây dựng và thực hiện công bố dựa trên khảo sát thực tế doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Bộ chỉ số FTA Index hướng đến việc cung cấp cơ sở dữ liệu minh bạch và khách quan cho Chính phủ, các cơ quan trung ương và địa phương trong chỉ đạo, giám sát, điều hành công tác hội nhập; đồng thời là căn cứ để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện và tiềm năng từng địa phương.

Thủ tướng
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo tại lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương - FTA Index năm 2024

Thủ tướng cho rằng, 80 năm qua, Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách to lớn để phát triển như ngày nay. Hiện nay, thế giới cũng đang trải qua những biến động khó khăn muôn vàn, dù thế nào thì dòng chảy chính vẫn là hoà bình, hợp tác và phát triển, hội nhập.

Thủ tướng nhấn mạnh, hội nhập không chỉ “thảm đỏ và hoa hồng” mà có rất nhiều chông gai, khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, tiến cùng, bắt kịp và vượt lên; hội nhập nhưng vẫn phải duy trì độc lập, tự chủ, không ỷ lại, không phụ thuộc quá nhiều vào bất cứ đối tác nào.

Thủ tướng khẳng định, chúng ta hoan nghênh hợp tác với tất cả các đối tác đến với Việt Nam bằng thiện chí, mang lại ấm no, hạnh phúc của mỗi nước, nhưng không chấp nhận hội nhập bằng mọi cách, không hội nhập phụ thuộc mà phải đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển, bằng giá trị cốt lõi của con người Việt Nam, giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, nghìn năm văn hiến. Việt Nam đi lên từ chính nội lực, sức mạnh nội sinh; phải hội nhập để có động lực tăng trưởng là xuất khẩu, nhưng xuất khẩu không phải là duy nhất, còn những động lực khác.

Với 17 FTA đã ký với hơn 60 đối tác là quan trọng nhưng không phải phụ thuộc hoàn toàn mà còn phải mở rộng sang các vùng, khu vực khác còn rất nhiều tiềm năng. Chúng ta phải tự tin, tự hào, nỗ lực đi lên, không chủ quan, không bi quan lo sợ vì tất cả khó khăn hiện nay so với những khó khăn đất nước, dân tộc ta vượt qua, nhất là sau 50 năm sau Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì chưa thấm vào đâu. Chúng ta coi trọng tình nghĩa, hợp tác với bạn bè quốc tế. Điều này không thể thiếu trong quá trình hội nhập quốc tế.

Có lúc có thời cơ, thuận lợi, có lúc có khó khăn, thách thức; đây là thuộc tính của hội nhập, cho nên chúng ta vừa phải khai thác tích cực, vừa phải đối phó, thích ứng kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với những mặt trái của hội nhập, có như vậy mới phát triển nhanh và bền vững.

Thủ tướng
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh hợp tác với tất cả các đối tác bằng thiện chí, mang lại ấm no, hạnh phúc của mỗi nước, nhưng không chấp nhận hội nhập bằng mọi cách

Việt Nam xác định hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là thông qua các FTA - chính là một cánh cửa quan trọng kết nối với thế giới, đưa nền kinh tế tiến gần hơn tới các chuẩn toàn cầu trên nền tảng lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ. Việt Nam không lợi dụng bất cứ ai, nhưng cũng không bỏ qua bất cứ sự giúp đỡ nào; quá trình này vừa hợp tác vừa đấu tranh. Vấn đề phải chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả.

Đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 17 FTA với hơn 60 đối tác, điều này thể hiện vai trò, vị thế của Việt Nam, thể hiện sự hợp tác, tin tưởng của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam; là cơ hội để thúc đẩy Việt Nam nỗ lực hội nhập, phấn đấu vươn lên. Quá trình này phải coi trọng nguồn lực bên ngoài.

Mới đây nhất, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Trong đó xác định hội nhập quốc tế là “hình thức, trình độ phát triển cao của hợp tác quốc tế”, là động lực quan trọng giữ vững cục diện hòa bình, ổn định, tranh thủ điều kiện, nguồn lực bên ngoài cho phát triển nhanh và bền vững và nâng cao vai trò, vị thế của quốc gia, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đề cao tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; đề cao tinh thần nhiều bên cùng thắng; chúng ta không lợi dụng nhưng cũng không làm tổn thương ai; phải có sự tiến bộ, bứt phá đi lên.

Một là, cùng với các Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp, tổ chức bộ máy với mục tiêu cuối cùng là mở rộng không gian phát triển, phục vụ nhân dân; Nghị quyết 57-NQ/TW về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Nghị quyết 59-NQ/TW lần này là “Quyết sách đột phá”, trong đó đánh dấu việc “định vị hội nhập quốc tế" là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, phát triển văn minh, thịnh vượng.

Hai là, tinh thần đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế lần đầu tiên được xác định là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên cùng với tăng cường quốc phòng, an ninh.

Thủ tướng
Thủ tướng nhấn mạnh, quá trình hội nhập của Việt Nam phải đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển, bằng giá trị cốt lõi của con người Việt Nam, giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, nghìn năm văn hiến

Ba là, Nghị quyết kế thừa những nguyên tắc, phương châm đã được chứng minh trong 40 năm qua như hội nhập quốc tế phải trên cơ sở nội lực có vai trò quyết định, gia tăng nội lực đi đôi với ngoại lực; hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Bốn là, hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới phải được thực hiện với những tư tưởng mới như chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế một quốc gia đi sau sang trạng thái một quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới.

Năm là, không chỉ đề ra những định hướng lớn, trong Nghị quyết lần này đã xác định rất cụ thể các biện pháp, nhiệm vụ thành các “dòng hành động” mà các cơ quan, tổ chức có thể thực hiện ngay trong các trụ cột hội nhập như: kinh tế - thương mại đầu tư, chính trị, an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội, lao động, môi trường, giáo dục, y tế, cũng như thực hiện cam kết thỏa thuận quốc tế. Tinh thần đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện, đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả; đã ký kết FTA phải có hiệu quả cho hai bên.

FTA Index - tấm gương phản ánh hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Trong thời gian qua, hội nhập kinh tế quốc tế và việc tham gia vào các FTA đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; từ đất nước nghèo khổ vươn lên thành nước đang phát triển. Hội nhập quốc tế gắn kết Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã giao các bộ, ngành và địa phương xây dựng và công bố Bộ chỉ số FTA Index. Đây là một bước đi chiến lược, có ý nghĩa thiết thực và kịp thời. Bộ chỉ số FTA Index là công cụ quan trọng giúp đo lường mức độ thực thi và tận dụng các FTA của địa phương, từ đó góp phần xây dựng cơ sở cho Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành đánh giá toàn diện điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình thực hiện FTA.

FTA Index cũng phản ánh hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thể hiện sự phối hợp giữa trung ương và địa phương. Qua đó, các cơ quan có thể đưa ra chính sách phù hợp nhằm tối ưu hóa các FTA nhất là khi các hiệp định ngày càng có phạm vi bao quát rộng và ảnh hưởng sâu sắc các đối tác.

Thủ tướng
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho các địa phương vì có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024. Các địa phương này bao gồm: Cà Mau, Thanh Hóa, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hải Phòng
Thủ tướng
Thủ tướng
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các địa phương đạt kết quả tích cực trong việc thực hiện FTA Index năm 2024
Thủ tướng
Lãnh đạo các bộ, ngành trao bằng khen cho các địa phương đạt kết quả Khá trong việc thực hiện FTA Index năm 2024

FTA Index đánh giá hiệu quả thực thi các cam kết quốc tế tại địa phương và góp phần thúc đẩy động lực tăng trưởng, nhất là động lực xuất khẩu tại địa phương. FTA Index mà tốt thì đóng góp tích cực vào việc thực hiện các FTA, mang lại hiệu quả cho địa phương.

Nhân dịp này, Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và thực hiện công bố FTA Index 2024 - lần đầu tiên xây dựng và thực hiện công bố bộ chỉ số quan trọng này.

Thủ tướng cũng cảm ơn các nước, đối tác, bạn bè quốc tế hỗ trợ Việt Nam xây dựng Bộ Chỉ số này; nêu rõ, các tỉnh, thành phố phải tích cực thi đua, phấn đấu làm tốt hơn, qua đó thực hiện tốt các cam kết, mang lại uy tín, cải thiện môi trường đô thị cho các bộ, ngành, địa phương.

FTA Index - cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc thị trường

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng của dân tộc, nơi khát vọng thịnh vượng; Việt Nam đưa ra tầm nhìn đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao.

Do đó, Việt Nam xác định năm 2025 phải đạt mức tăng trưởng ít nhất từ 8% trở lên, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế tăng trưởng những năm tiếp theo đạt tăng trưởng 2 con số, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Trong đó, xác định các động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư. Muốn vậy, phải chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, tập trung phát triển các ngành mới nổi, mang lại giá trị thặng dư cao như chíp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, internet vạn vật.

Con người vẫn là quan trọng nhất, là trung tâm, chủ thể của sự phát triển. Việt Nam rất quan tâm sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển bền vững là phải được tiếp cận bình đẳng về giáo dục, y tế, an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau. Việt Nam đang tích cực phát triển nhà ở xã hội.

Để tiến vào kỷ nguyên mới đòi hỏi Việt Nam phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, đòi hỏi quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Thủ tướng kêu gọi tinh thần đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tận dụng tối đa lợi ích từ các FTA đã ký kết, nâng cao chất lượng thực thi cam kết quốc tế, mở rộng thị trường và ký kết thêm các FTA mới với đối tác tiềm năng như Brazil, Ấn Độ, Trung Đông để đa dạng hoá thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

Các bộ, ngành, địa phương phải tự lực, tự cường, phân cấp, phân quyền, giảm 30% chi phí, thời gian thực hiện và số thủ tục hành chính trong năm nay để tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Chúng ta phải tập trung vào cải cách hành chính, giảm chi phí tuân thủ, giảm chi phí đầu vào, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ số, phát triển các động lực tăng trưởng mới.

Đây cũng là cơ hội để tái cấu trúc lại thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đầu tư vào động lực xuất khẩu của Việt Nam; Chính phủ, các bộ, ngành, người dân, doanh nghiệp đều phải chung sức, đồng lòng, đoàn kết thống nhất, kết hợp kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để làm.

Khi khó khăn chỗ này thì phải tìm chỗ khác, mở rộng sang thị trường khác; nâng cao chất lượng sản phẩm đi vào xanh, sạch, giảm chi phí đầu vào; cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, quy hoạch lại vùng nguyên liệu phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, bao bì; tích cực chống buôn lậu; bảo vệ bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ.; phải biến khó khăn, thách thức thành thời cơ, thuận lợi.

Chính phủ chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp bằng chính sách thuế như giãn, hoàn thuế; xây dựng để sửa các luật giảm thuế, phí, lệ phí trình Quốc hội; giảm tiền thuê đất, giảm chi phí tuân thủ… tạo giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp nhằm nâng cao chỉ số FTA Index. Phải học tập kinh nghiệm các nước thích ứng điều kiện chính sách thuế quan hiện nay; phải luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, chia sẻ, cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển.

Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam xác định xuất khẩu không phải là động lực duy nhất, bên cạnh đó phải thúc đẩy các động lực khác mạnh mẽ hơn còn dư địa lớn như phát triển các hạ tầng chiến lược, đó là dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam, các dự án đường sắt kết nối Trung Quốc, các trục cao tốc, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành; mở rộng các Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài; xây dựng hệ thống giao thông đường thủy...

"Việc này càng làm càng chuyên nghiệp; bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành; sự ủng hộ của bạn bè quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này là rất quan trọng" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thông tin cụ thể về các địa phương có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024

1. Bằng khen của Thủ tướng Chỉnh phủ cho các địa phương có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024

Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho các địa phương vì có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024. Các địa phương này bao gồm: Cà Mau, Thanh Hóa, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Hải Phòng.

2. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các địa phương đạt kết quả Tốt trong đánh giá thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng tặng bằng khen cho các địa phương đạt kết quả Tốt trong việc thực hiện FTA Index năm 2024. Các địa phương này bao gồm: Khánh Hòa, Trà Vinh, Long An, Hà Giang, Bạc Liêu, Ninh Bình, Điện Biên và Bà Rịa – Vũng Tàu.

3. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các địa phương đạt kết quả Khá trong đánh giá thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng tặng bằng khen cho các địa phương đã đạt kết quả Khá trong việc thực hiện FTA Index năm 2024. Các địa phương này bao gồm: Kiên Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đồng Nai, Tiền Giang, Thái Nguyên, Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bến Tre, Đắk Lắk, Quảng Nam và Cần Thơ.

4. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các địa phương đạt kết quả Tốt nhất trong việc đánh giá thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024 đối với các chỉ số thành phần

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng tặng bằng khen cho các địa phương đạt kết quả Tốt nhất trong việc đánh giá thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) năm 2024 đối với các chỉ số thành phần. Các địa phương này bao gồm:

• Tỉnh Ninh Bình: đạt kết quả Tốt nhất về hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin FTA.

• Tỉnh Khánh Hòa: đạt kết quả Tốt nhất về thực hiện quy định pháp luật để thực thi FTA.

• Tỉnh Thanh Hóa: đạt kết quả Tốt nhất về triển khai và thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

• Tỉnh Bạc Liêu: đạt kết quả Tốt nhất về thực hiện các cam kết phát triển bền vững.

Thanh Giang - Khánh An - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm được trao Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất tại Kazakhstan

Tổng Bí thư Tô Lâm được trao Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất tại Kazakhstan

Huân chương Hữu nghị Dostyk hạng Nhất là nguồn khích lệ to lớn để Việt Nam - Kazakhstan tiếp tục gây dựng những điều tốt đẹp nhất cho tình hữu nghị hai nước.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược

Việt Nam - Kazakhstan thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược mở ra bước ngoặt hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.

Tin cùng chuyên mục

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Kazakhstan, coi thành công của Kazakhstan là niềm tự hào chung.
Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Chuyến thăm Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, đưa quan hệ Việt Nam - Kazakhstan phát triển toàn diện.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư khẳng định với khát vọng và mục tiêu phát triển chung, tiềm năng rộng mở, quan hệ hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả, thực chất.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các tổ chức hội đoàn người Việt tại Kazakhstan trở thành cầu nối vững chắc giữa cộng đồng kiều bào và quê hương.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Ngày 5/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Theo Tổng Bí thư, “đất nước phát triển thì người dân phải được thụ hưởng những thành quả đó”, đây là tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển.
Mobile VerionPhiên bản di động