Quy hoạch tổng thể quốc gia đặt mục tiêu GDP bình quân đầu người đạt 7.500 USD năm 2030 Quy hoạch tổng thể quốc gia: Xây dựng theo hướng tăng khả năng chống chịu biến đổi khí hậu |
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, rầm nhìn đến năm 2050 được thành lập theo Quyết định số 965/QĐ- TTg ngày 10/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành là Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Hội đồng có 34 thành viên là lãnh đạo một số cơ quan Đảng, cơ quan Quốc hội, Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Có 15 uỷ viên gồm 10 chuyên gia phản biện đối với Quy hoạch và 5 chuyên gia phản biện Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 |
Quy hoạch tổng thể quốc gia là Quy hoạch lần đầu tiên được triển khai lập ở Việt Nam theo quy định của Luật Quy hoạch 2017, cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030, tập trung vào phân bố và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế và có tính liên vùng trên phạm vi cả nước.
Xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia được đánh giá là nhiệm vụ lớn, khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ, nhưng đây cũng là cơ hội để đánh giá lại hiện trạng một cách thực chất, tổng thể, qua đó đề xuất định hướng bố trí, sắp xếp lại không gian phát triển của đất nước, mở ra không gian phát triển mới, cơ hội phát triển mới, động lực phát triển mới để đạt mục tiêu, khát vọng mà Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định, đến năm 2045 trở thành một nước phát triển, thu nhập cao.
Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch tích hợp, tổng hợp, đòi hỏi sự phối hợp liên ngành, liên cấp, với sự tham gia vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với 16 bộ, ngành xây dựng, báo cáo định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia: Các quan điểm, mục tiêu và định hướng ưu tiên phát triển.
Báo cáo đã được thường trực Chính phủ, Chính phủ, Ban cán sự Đảng Chính phủ thảo luận, cho ý kiến nhiều lần. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng 41 hợp phần quy hoạch và nghiên cứu, tích hợp, xây dựng báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia.