Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch đô thị Thanh Hoá mới bao gồm cả huyện Đông Sơn
Phát triển kinh tế 18/03/2023 15:43 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa: Thống nhất sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP. Thanh Hóa |
Ngày 17/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040. Theo nội dung được phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP. Thanh Hoá và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích khoảng 22.821 ha.
Theo đó, TP. Thanh Hoá trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Là một trong những trung tâm lớn về thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, văn hoá, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ; hướng tới thành phố thông minh, văn minh, hiện đại là một động lực quan trọng góp phần đưa tỉnh Thanh Hoá trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
![]() |
Một góc thành phố Thanh Hóa |
Đây là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, đô thị tỉnh lỵ, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 7.634ha, chiếm khoảng 34% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 11.181ha, chiếm khoảng 49% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 14.019ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị.
Tổng diện tích tự nhiên khoảng 22.821ha. Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu câu phát triển đến năm 2040, đất xây dựng đô thị tăng khoảng 6.386ha (bình quân 114m2/người), đến năm 2040 đạt khoảng 14.019ha, chiếm 61% diện tích đất tự nhiên.
Về định hướng phát triển không gian: Phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa kết nối với ý tưởng chủ đạo là: tựa núi (Ngàn Nưa) - bên sông (sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc Bộ), lấy dãy Ngàn Nưa làm chỗ dựa, phát triển đô thị hai bên bờ sông Mã, kết nối mạnh về phía Đông, hướng ra biển.
Phát triển đô thị Thanh Hóa theo mô hình “tập trung, đa tâm” điều chỉnh mô hình “vành đai - xuyên tâm" thành mô hình “vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm”. Lấy trục Đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan sông Mã; hình thành vành đai số 3 kết nối các dải đô thị. Lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị “03 trục phát triển - 06 trung tâm - 01 hành lang sinh thái tự nhiên ”
Có 6 trung tâm tích hợp gồm: Trung tâm hiện hữu: chức năng trọng tâm là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố và của cả tỉnh Thanh Hóa. Trung tâm Hàm Rồng - Núi Đọ: chức năng trọng tâm là trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái. Trung tâm Đông Nam: chức năng trọng tâm là trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh, trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực và trung tâm đô thị mới theo hướng liên kết TP. Thanh Hóa - TP. Sầm Sơn.
Trung tâm Đông Bắc: chức năng trọng tâm là dịch vụ thương mại khu vực Bắc sông Mã và trung tâm đô thị mới; liên kết TP. Thanh Hóa với vùng đô thị hóa huyện Hoằng Hóa và vùng phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Trung tâm phía Tây: chức năng trọng tâm là công nghiệp, dịch vụ vận tải, logistics, dịch vụ đầu mối nông lâm sản; liên kết thành phố Thanh Hóa với các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa và vùng phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Trung tâm phía Tây Nam: chức năng trọng tâm là nông nghiệp đô thị và trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao; liên kết với các huyện Quảng Xương, Nông Cống và vùng phía Nam tỉnh Thanh Hóa.
Quy hoạch đưa ra các khu vực đô thị gắn với trung tâm hiện hữu; định hướng không gian xanh; định hướng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Kỷ niệm 133 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình: Sức hút mới trên “quê hương năm tấn”

Thái Bình: 11 dự án khu dân cư nghìn tỷ lùi thời gian chọn nhà đầu tư

Dự kiến hoàn thành Bến cảng số 5, số 6 Khu bến cảng Lạch Huyện vào quý IV/2024

Thừa Thiên Huế: Nhiều “hiến kế” để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đề xuất mở rộng thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Nhiều kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh

Đồng bào biên giới Đắk Nông thoát nghèo nhờ “cây tỷ đô”

Bến Tre: Khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030

Thanh Hóa: Sẽ chi 67 tỷ đồng để hoàn trả học phí thu tăng trong học kỳ 1

Nỗ lực tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Giá thành điện gió cao, EVN đề xuất cấp điện bằng cáp ngầm cho Côn Đảo

Bình Dương: Tập trung xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu

Năm 2030, Quảng Ngãi đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp

TP. Cần Thơ: Xác định tổng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp khoảng 180.000 tỷ đồng

Hà Nội đã phê duyệt hơn 2.713 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng vành đai 4 - vùng Thủ đô

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường đầu tư phát triển lưới điện huyện Nhà Bè

Đoàn công tác của Chính phủ thăm, làm việc tại tỉnh Hải Dương

Quảng Nam: Nghiêm cấm khai thác khoáng sản cầm chừng, gây khan hiếm vật liệu, tăng giá bán

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 1%: TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo khẩn

Việt Yên (Bắc Giang): Phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2025

Tỉnh Quảng Ninh: Vẫn nghiên cứu làm hầm xuyên vịnh Cửa Lục

Đắk Nông hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Liên kết, hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh - khu vực ĐBSCL: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng
