Thủ tướng Chính phủ họp khẩn nhằm ứng phó bão số 4

Sáng sớm 27-9, trước diễn biến khó lường của bão số 4 (có tên quốc tế là bão Noru), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai công tác ứng phó.
Bão số 4 Noru cách Quảng Nam, Đà Nẵng 200-300km, chiều nay ảnh hưởng đất liền

Cuộc họp được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ kết hợp trực tuyến với điểm cầu UBND 8 tỉnh, thành phố; 88 quận, huyện, thị xã; 1.155 xã, phường các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên dự báo có bão đổ bộ và ảnh hưởng hoàn lưu sau bão.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 4
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp khẩn ứng phó cơn bão số 4

Trước đó, ngày 25-9, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 855/CĐ-TTg yêu cầu các cơ quan và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ" với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất. Bão đổ bộ ngoài gió lốc xoáy còn có mưa to do hoàn lưu sau bão. Do đó, ngoài chống bão còn phải chống sạt lở, lũ lụt do mưa sau bão.

Cuộc họp sáng nay, 27.9 được Chính phủ tổ chức trực tuyến xuống tới xã, phường vì đây chính là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các biện pháp phòng, chống bão, mưa lũ để rà soát công tác phòng, chống bão, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ.

Thủ tướng đã yêu cầu các lực lượng, chính quyền địa phương, rà soát công tác kêu gọi ngư dân, tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản vào nơi tránh trú an toàn; đảm bảo an toàn lòng bè nuôi trồng thủy sản; các sinh kế của người dân; an toàn cho học sinh, khách du lịch; bảo vệ các di sản, nhất là di sản thế giới như phố cổ Hội An, cố đô Huế; bảo vệ các công trình hạ tầng, kinh tế... nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão lũ.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó bão số 4
Thủ tướng yêu cầu rà soát công tác kêu gọi ngư dân, tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản vào nơi tránh trú an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 07 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão số 4 ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 25km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 170km về phía Đông Nam, Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ. Đến 07 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Trị-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (118-149km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi sâu vào đất liền, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Tây Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây Bắc khu vực Giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4m, biển động mạnh.

Vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 9-11m, biển động dữ dội.

Thủ tướng Chính phủ họp khẩn nhằm ứng phó bão số 4
Từ chiều (nay 27.9) bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền của 9/14 tỉnh miền Trung

Từ chiều 27/9, vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 12-13, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam nước dâng do bão cao 1,2-1,7m; mực nước tổng cộng (nước dâng bão kết hợp với thủy triều) cao 2,0-2,5m, nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông do nước dâng do bão và sóng lớn.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ tối và đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 10, giật cấp 12.

Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 300-400mm/đợt, có nơi trên 450mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.

Cấp độ rủi ro thiên tai: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: cấp 4; Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: cấp 3.

Từ tối và đêm nay (27-9), ở đất liền bắt đầu chịu tác động của gió bão, thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ đêm nay đến sáng ngày mai.

Dự báo bão số 4 sẽ gây ra đợt mưa lớn diện rộng ở các tỉnh miền Trung và bắc Tây nguyên, với lượng mưa dự báo đến 300-400mm gây ra một đợt lũ, ngập lụt diện rộng tại khu vực đồng bằng, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, đặc biệt là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi có nguy cơ ngập lụt: Tại Thừa Thiên Huế có 4/8 huyện với 58 xã; Quảng Nam có 6/18 huyện với 75 xã, Quảng Ngãi có 6/11 huyện với 74 xã có nguy cơ ngập lụt với độ sâu trung bình từ 0,3-0,6m.

Mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn là mối nguy đặc biệt về lũ quét, sạt lở đất, tập trung tại vùng núi của các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định. Cần đặc biệt lưu ý các huyện có nguy cơ rất cao: Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà (Thừa Thiên Huế); Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam); Sơn Tây, Tây Trà, Ba Tơ, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Đăklei, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, không ùn tắc trên toàn tuyến

Phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh, không ùn tắc trên toàn tuyến

Ngày 4/5, lượng phương tiện đổ về Thủ đô tăng mạnh nhưng tình hình giao thông Hà Nội vẫn được kiểm soát tại cửa ngõ phía Nam, không ùn tắc trên toàn tuyến.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Nam Định rà soát, xử lý nếu có vi phạm trong vụ "bệnh nhi bị yêu cầu đóng tiền trước khi cấp cứu" tại bệnh viện.
Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Sau 2 ngày diễn ra Đại lễ Vesak ở TP. Hồ Chí Minh, lực lượng y tế đã cấp cứu 278 trường hợp, chủ yếu do say nắng, không ghi nhận sự cố y tế nghiêm trọng.
Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông liên quan rượu, bia giảm rõ rệt.
Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Khác với những kỳ nghỉ lễ trước, lượng người dân trở lại thành phố sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay có xu hướng phân bổ đều, giúp giảm áp lực giao thông.

Tin cùng chuyên mục

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Chiều 4/5, người dân ở các tỉnh, thành ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày, nhiều nơi ùn tắc giao thông cục bộ...
Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Chiều 4/5, hàng vạn người đổ về Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ. Khu vực bến xe Mỹ Đình đông đúc với cảnh đón trả khách lộn xộn, xe dừng đỗ tràn lan.
Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Hòa mình vào “concert quốc gia”, giới trẻ không chỉ là khán giả mà là người kể chuyện lịch sử theo phong cách mới, hiện đại, cảm xúc và sâu sắc.
Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số đang tạo chuyển biến rõ nét khi kết hợp giữa phát triển hạ tầng hiện đại với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Dòng người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngày cuối nghỉ lễ

Dòng người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngày cuối nghỉ lễ

Ngày cuối cùng kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, dòng người vẫn tiếp tục đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để tìm hiểu về lịch sử dân tộc và những khí tài quân sự.
Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết hôm nay 4/5, phía Tây Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Dự báo thời tiết biển hôm nay 4/5/2025, gió trên các vùng biển cường độ yếu, khu vực Vịnh Bắc Bộ có mưa vài nơi, gió đông nam đến nam, sóng cao 0,5-1,5m.
Những giọt nước mắt trong đại lễ 50 năm lịch sử

Những giọt nước mắt trong đại lễ 50 năm lịch sử

Chứng kiến những phút giây hào hùng của buổi Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều người đã không cầm được nước mắt.
Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Y tế đề nghị địa phương siết kiểm tra, xử lý thực phẩm giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên thị trường, công khai vi phạm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Theo Bộ Xây dựng, tổng kinh phí đầu tư đường sắt quốc gia và đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh dự kiến hơn 5,5 triệu tỷ đồng.
Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Chiếc áo in bản đồ Việt Nam thiếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại chợ Thanh Bình, tỉnh Hải Dương là vấn đề đáng lo ngại, không thể xem nhẹ.
Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Chiều 3/5, nút giao Liêm Tuyền hướng về cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng khi người dân trở về Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo về kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, những vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước trong lĩnh vực y tế.
Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Đại lễ Phật đản (Vesak 2025) diễn ra từ ngày 2-8/5, tại TP. Hồ Chí Minh với chuỗi hoạt động phong phú, là sự kiện đối ngoại văn hoá quốc tế ý nghĩa.
Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã tạo đà cho nhiều sản phẩm nông nghiệp thành công, từ truy xuất nguồn gốc đến mở rộng tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Ngày 3/5, chuẩn bị hết kỳ nghỉ lễ, Hà Nội hiện lên với hai sắc thái song hành: Một nhịp sống đang dần sôi động trở lại và một nhịp sống chậm rãi.
Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng

Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng 'ngọn lửa', sẵn sàng viết tiếp nên câu chuyện hòa bình

Ngọn lửa yêu nước vẫn cháy rực trong lòng người Việt qua những hành động giản dị, thiết thực trong đại lễ 30/4 kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em và học sinh có hiệu lực từ ngày 1/5/2025, giúp các bậc cha mẹ giảm gánh nặng chi phí, thực hiện định hướng ưu tiên cho giáo dục.
Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?

Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?

Khi kỳ nghỉ đến, người chọn du lịch để xả stress, người “trốn phố” về quê tìm bình yên. Xu hướng nào đang lên ngôi trong đời sống hiện đại của người Việt?
Thời tiết hôm nay 3/5: Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 3/5: Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa

Thời tiết hôm nay 3/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 3/5 đến ngày 4/5, có nắng vào ban ngày, chiều tối và đêm có mưa rào, rải rác có dông.
Mobile VerionPhiên bản di động