CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 3 THÁNG 11)
[TRỰC TIẾP]: Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV sáng ngày 5/11/2024
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện
Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024
[TRỰC TIẾP]: Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024
Tiêu điểm
Hà Nội: Hàng xóm đào móng, nhà 3 tầng đổ sập, thêm nhà khác lún nghiêng
Bộ Công an gửi thư khen Công an tỉnh Sơn La triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy
Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/11: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Kursk; Ukraine bắn hạ 50 UAV của Nga
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo
Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc thăm dò gây chấn động trước giờ G
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua
Thanh Hóa: Bắt đối tượng Bùi Văn Tuấn để điều tra hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
Tư duy đột phá, thu hút tối đa nguồn lực mới trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Khi Thủ tướng trăn trở sửa đổi Luật Điện lực giữa cường quốc khí LNG
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác
Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ
Toàn cảnh chiến sự ngày 4/11: Lính Ukraine gặp khó ở chiến trường; Israel hạ lữ đoàn trưởng Hezbollah
Lính Ukraine tử trận hàng loạt ở Kursk
Theo Kienthucnet, trong bối cảnh mặt trận Kursk đang có những diễn biến căng thẳng sau khi Nga ngày càng siết chặt vòng vây thì mới đây, ông Zelensky ra lệnh không cho quân đội rút lui khiến Ukraine gặp thiệt hại nặng.
Binh lính Ukraine bị thương tại Kursk. Ảnh: AP |
Tại khu vực Kursk, khi thời tiết lạnh giá bắt đầu, tàn quân Ukraine ở phía bắc Kursk bị bao vây hơn 20 ngày cuối cùng cũng không thể cầm cự được nữa, bắt đầu phát động một loạt các cuộc phản công quy mô nhỏ.
Kênh Telegram North Wind đưa tin, các binh lính Ukraine còn lại bị bao vây đã bắt đầu ra khỏi khu rừng nơi ẩn náu và phát động phản công về phía làng Kremianoye gần đó. Để tăng tỷ lệ thành công của cuộc phản công, Quân đội Ukraine sử dụng các đơn vị quy mô nhỏ cấp tiểu đội để tiến hành phản công
Một đội 12 người đã sử dụng hai chiếc xe bọc thép để cố gắng xâm nhập vào bên trong làng. Quân đội Nga để cho họ tiếp cận dần rồi bất ngờ khai hỏa, ngay lập tức phá hủy hai xe bọc thép. Khi mất đi sự che chắn của xe bọc thép, 7 binh lính Ukraine đã bị tiêu diệt. Đồng thời, Quân đội Nga đã đẩy lùi tất cả các cuộc phản công của tàn quân Ukraine vào làng Kreminoye.
Tàn dư của cụm quân Ukraine ở phía bắc Kursk đã bị quân Nga bao vây và chia cắt thành ba khu vực. Thứ nhất là khu rừng lớn nằm ở phía tây nam làng Kreminoye và phía nam làng Olgovka. Thứ hai là các ngôi làng xung quanh Pogrebki, và thứ ba là khu rừng Klinitsa ở phía tây Pogrebki.
Tất cả các tuyến đường ở các khu vực này đều đã bị quân Nga cắt đứt về mặt địa lý hoặc bị hỏa lực của Nga phong tỏa. Vì vậy, khi thời tiết lạnh giá đến, quân Ukraine ở các khu vực này không chỉ thiếu lương thực, đạn dược mà còn thiếu quần áo giữ ấm. Dù vậy, Quân đội Ukraine vẫn không nhận được lệnh rút lui từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Theo nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Zelensky tuyên bố đối với ông, “việc kiểm soát 100 km² lãnh thổ ở Kursk quan trọng hơn nhiều so với kiểm soát 10.000 km² ở Donbas” và điều này không liên quan đến chiến lược.
Chỉ cần kiểm soát được lãnh thổ ở Kursk, dù diện tích lớn hay nhỏ, ông Zelensky có thể tuyên truyền đó là một “thành công lớn” của Quân đội Ukraine, từ đó có thể nhận được các trang thiết bị vũ khí cần thiết. Vì lý do này, bộ chỉ huy Quân đội Ukraine đã ra lệnh cho lực lượng chi viện ở phía nam phải phá vỡ vòng vây của Nga để hội quân với các lực lượng tàn dư ở phía bắc.
Để đạt được mục tiêu này, quân tiếp viện của Ukraine tiếp tục tấn công vào tuyến Lyubimovka đến Novoivanovka.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ và nhà quan sát Mikhail Zvinchuk, Quân đội Ukraine đã giành lại được Lyubimovka, sau đó quân Nga với lực lượng một trung đội đã tiến hành một cuộc tấn công cơ giới, đẩy lùi quân Ukraine ra khỏi vị trí này, tuy nhiên quân Ukraine vẫn giữ được một số vị trí giới hạn ở khu vực gần phía đông Lyubimovka.
Hiện tại, hai bên vẫn đang giao tranh ác liệt. Đồng thời, một trung đội Ukraine từ Leonidovo đã tăng viện cho Novoivanovka, phối hợp với nhiều xe bọc thép để phản công vào khu vực trung tâm và phía tây của làng. Tuy nhiên, do quân Nga tập trung đông tại khu vực này và sở hữu hỏa lực mạnh hơn, trung đội Ukraine này đã bị đánh lui sau khi mất một nửa quân số.
Đồng thời, quân Nga tăng cường việc dọn sạch tàn dư của cụm quân Ukraine ở phía bắc. Do việc tiêu diệt quân Ukraine trong khu vực rừng rậm gặp khó khăn, quân Nga đã tiến hành một cuộc tấn công cơ giới với một trung đội vào phía tây của làng Pogrebki. Mặc dù cuối cùng bị quân Ukraine đẩy lùi, quân Nga vẫn đạt được một số tiến bộ nhỏ và chiếm được ít nhất một vị trí.
Quân đội Ukraine mất liên tiếp các cứ điểm trọng yếu
Tờ Süddeutsche Zeitung của Đức vừa qua đưa tin, ở một số nơi ở miền đông Ukraine, Quân đội Nga hiện có thể tiến tới 5 km mỗi ngày. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ (ISW), Quân đội Nga đã chiếm khoảng 480 km2 lãnh thổ của Ukraine chỉ trong tháng 10. Nên nhớ trong suốt năm 2023, Quân đội Nga chỉ có thể chiếm tổng cộng khoảng 600 km2 lãnh thổ Ukraine.
Tờ Süddeutsche Zeitung cũng cho biết, các chỉ huy quân sự Ukraine và các nhà quan sát phương Tây ngày càng lo lắng về diễn biến của cuộc chiến, nhưng họ thường giữ bí mật. Nhưng bây giờ, một sĩ quan quân đội cấp cao của Quân đội Ukraine, đó là Thiếu tướng Dmytro Marchenko đã thẳng thắn thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng, "tiền tuyến đang sụp đổ". Và thông tin này chắc chắn là sự thật.
Tướng Marchenko đặc biệt nói về khu vực Pokrovsk- Kurakhove ở phía tây tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine, nơi giao tranh hiện đang diễn ra khốc liệt nhất. Quân đội Nga đã tấn công khu vực này trong vài tuần qua, với mục tiêu mở rộng khu vực chiếm đóng càng nhiều càng tốt, trước khi thời kỳ “hỗn loạn” ập đến.
Thông tin của Süddeutsche Zeitung đề cập rằng, chiến tuyến của Ukraine vẫn chưa sụp đổ hoàn toàn. Quân đội Ukraine không rơi vào cảnh hỗn loạn khi rút khỏi khu vực Pokrovsk-Kurakhove. Quân đội Nga dù chiếm thế chủ động ở hầu hết các khu vực trên tiền tuyến, nhưng không đạt được đột phá có chiều sâu.
Thông tin của tờ Süddeutsche Zeitung cũng cho biết, Nga có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt hậu cần và quân số trên chiến trường, sớm nhất là vào giữa năm 2025, thậm chí muộn nhất là vào năm 2026. Nhưng nếu Ukraine không nhận đủ viện trợ từ phương Tây và không thể huy động đủ quân mới, thì Ukraine có thể bị đánh bại, trước khi Nga lâm vào khủng hoảng.
Còn thông tin từ Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vào ngày 31/10 đưa tin, khi thời điểm bước sang tháng 11, cuộc tấn công của Nga dường như đang tăng tốc. Theo thông tin, trong ba ngày từ 26 đến 28/10, Quân đội Nga liên tiếp kiểm soát 8 khu dân cư trên nhiều hướng ở vùng Donbass.
Gần đây, trên mạng xuất hiện một lượng lớn video lính Nga giương cờ Nga ở nhiều nơi. Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/10 thông báo, đã nắm quyền kiểm soát Selidovo, một thị trấn lớn ở phía đông nam thành phố Pokrovsk, một thị trấn trọng điểm ở vùng Donetsk.
Nga kiểm soát thêm một khu định cư ở Donetsk
Theo Pháp Luật, bộ Quốc phòng Nga đưa tin quân đội nước này ngày 2-11 đã giành quyền kiểm soát khu định cư Vishnyovoye ở Donetsk, theo hãng thông tấn TASS.
“Các đơn vị của Nhóm chiến đấu trung tâm đã thực hiện các hoạt động tấn công tích cực, giải phóng khu định cư Vishnyovoye” - theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga.
Trong ngày, Nhóm tác chiến Dnepr của Nga đã tấn công lực lượng và trang thiết bị của hai lữ đoàn Ukraine, khiến đối phương tổn thất 60 binh sĩ, hai xe cơ giới và một kho đạn dược.
Trong khu vực do Nhóm tác chiến phía Nam của Nga phụ trách, Ukraine đã mất hơn 520 binh sĩ, 12 xe cơ giới, một xe bọc thép chở quân M113, hai khẩu pháo M119, hai khẩu pháo D-39 122 mm và hai kho đạn.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Tây của Nga ngày 3-11 đã đẩy lùi năm cuộc phản công của Ukraine ở Kharkiv và Donetsk.
Tương tự, các đơn vị thuộc Nhóm chiến đấu Trung tâm của Nga đã khiến Ukraine mất hơn 500 binh sĩ, một xe tăng và một xe bọc thép chở quân trong 24 giờ qua.
Tại khu vực do Nhóm tác chiến phía Đông của Nga kiểm soát, thiệt hại của Ukraine trong là 105 binh sĩ, một xe tăng, ba xe cơ giới và một khẩu pháo tự hành Caesar.
Nhóm tác chiến phía Tây ngày qua cũng gây tổn thất cho Ukraine 460 binh sĩ cùng nhiều vũ khí, khí tài.
Tại tỉnh Kursk (Nga), nơi Ukraine phát động cuộc tấn công từ đầu tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 150 binh sĩ trong ngày qua.
Hà Nội: Người dân bất an, di chuyển qua cây cầu chờ sập
Những điểm vá tạm bợ trên những đoạn đường thủng, những lan can rào chắn tạm hay những biển cảnh báo cầu xuống cấp có lẽ là nỗi sợ của nhiều người dân thôn Phú Lương Thượng, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội mỗi khi di chuyển qua đoạn cầu này. Cuộc sống người dân ở khu vực xung quanh gặp nhiều khó khăn và bị ảnh hưởng giao thông đi lại do cầu xuống cấp.
Người dân bất an, di chuyển qua đoạn cầu chờ sập. Ảnh: Thái Mạnh. |
Luồn lách để di chuyển qua đoạn cầu này, chị Đường cho biết, cây cầu Chì thuộc thôn Phú Thượng, huyện Ứng Hòa đã xuống cấp trong vòng 2-3 năm trở lại đây và có dấu hiệu xuống cấp, mặt đường thủng, cầu rung lắc. Mỗi lần đi qua là mỗi lần chị lo lắng cho sự an toàn của bản thân
Cách đó khoảng vài trăm mét, chiếc cầu Đình tại xã Phú Lương Thượng cũng trong tình trạng tương tự khi cho thấy những dấu hiệu hư hỏng. Mặc dù cũng đã được tu bổ, sửa chữa nhưng vẫn không phát huy được tính kết nối bởi cầu yếu. Khổ giới hạn của cầu chỉ cho phép xe máy, xe đạp lưu thông.
Thời gian tới, nhiều người dân cũng mong mỏi chính quyền, các đơn vị sẽ sớm có biện pháp thi công, vào cuộc để xây dựng những cây cầu mới, tu sửa, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Được biết, thời gian tới, toàn địa bàn thành phố Hà Nội sẽ có 88 cây cầu khác được xây mới; 34 cầu được sửa chữa, cải tạo; 21 cầu được theo dõi, kiểm tra và duy tu định kỳ. Qua đó, người dân mong mỏi những cây cầu dân sinh như thế này sẽ sớm được tu sửa, sửa chữa hoặc xây mới, để nỗi sợ không còn trực chờ, tiểm ẩn mỗi lần khi đi qua.
Thị trường vàng ngày 4/11: Giá vàng trong nước giảm mạnh, vàng SJC rớt 500.000 đồng/lượng
Sáng nay (4/11), thị trường vàng ghi nhận mức giảm mạnh với giá vàng miếng SJC mất tới 500.000 đồng/lượng trong phiên đầu tuần, đưa mức giá mua vào về 87 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 89 triệu đồng/lượng. Tại một số cửa hàng lớn như Doji, Phú Quý, và SJC, mức giảm rõ rệt này được ghi nhận so với phiên cuối tuần trước. Điều này khiến giá vàng trong nước, sau thời gian tăng cao chạm ngưỡng 90 triệu đồng/lượng vào cuối tháng 10, hiện tại đã giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao so với trước đây.
Tương tự, giá vàng nhẫn tròn trơn cũng đồng loạt điều chỉnh giảm tại nhiều cửa hàng lớn. Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn 999.0 ở mức 87,7-88,9 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giảm 200.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch trước đó. Bảo Tín Minh Châu cũng giảm tương tự, hiện giá mua vào là 87,78 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 88,78 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước giảm mạnh, vàng SJC rớt 500.000 đồng/lượng. (Ảnh: VnEconomy) |
Giá vàng trong nước giảm trong bối cảnh thị trường vàng thế giới vẫn duy trì xu hướng tăng nhẹ. Tính đến sáng ngày 4/11, giá vàng thế giới đang dao động ở mức 2.738,1 USD/ounce, tăng nhẹ khoảng 2,6 USD so với phiên trước. Diễn biến này phản ánh tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư trước những sự kiện quan trọng trong tuần, bao gồm tình hình căng thẳng tại Trung Đông, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11, và cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) về chính sách tiền tệ.
Tuần trước, giá vàng thế giới có thời điểm đạt mức cao mới, nhưng đợt bán tháo diễn ra vào thứ năm do dữ liệu Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Mỹ cho thấy lạm phát “cốt lõi” tăng nhẹ, làm giảm kỳ vọng về khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của FED. Giá vàng giảm mạnh sau đó, có lúc giảm hơn 40 USD/ounce. Tuy nhiên, cuối tuần, giá vàng đã phục hồi phần nào khi giới đầu tư quay lại thị trường, thể hiện sự tăng nhẹ.
Nhiều nhà phân tích cho rằng giá vàng thế giới vẫn trong xu hướng tăng dài hạn do tình hình địa chính trị và kinh tế toàn cầu bất ổn. Chuyên gia Jesse Colombo nhận định giá vàng có thể đạt 3.000 USD/ounce trước khi diễn ra một đợt bán tháo lớn. Trong khi đó, Giám đốc quỹ ETF vàng Robert Minter dự báo giá vàng thế giới có thể duy trì ở mức 2.800 USD/ounce vào cuối năm 2024 và thậm chí đạt ngưỡng 3.000 USD/ounce vào năm 2025. Những yếu tố như bất ổn tại Trung Đông, chính sách lãi suất của FED và cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục là động lực chính đẩy giá vàng lên cao.
Khảo sát mới nhất của Kitco News cũng cho thấy tâm lý lạc quan từ phía các chuyên gia và nhà đầu tư về triển vọng giá vàng trong tuần này. Trong số 17 chuyên gia Phố Wall tham gia khảo sát, 9 chuyên gia (53%) cho rằng giá vàng sẽ tăng trong ngắn hạn. 6 chuyên gia khác (35%) dự đoán giá vàng sẽ giảm, còn lại 2 người (12%) giữ quan điểm trung lập. Kết quả cuộc thăm dò với 139 nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Phố Chính cho thấy 61% tin tưởng rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng, 22% dự đoán sẽ giảm, và 17% còn lại cho rằng giá vàng sẽ giữ ở mức ổn định.
Bên cạnh đó, chỉ số USD-Index sáng nay giảm nhẹ xuống còn 103,89 điểm, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn ổn định ở mức 4,32%. Giá dầu thô tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, giao dịch ở mức 74,22 USD/thùng đối với dầu Brent và 70,64 USD/thùng đối với dầu WTI, cho thấy thị trường năng lượng cũng đang chịu ảnh hưởng từ tình hình bất ổn toàn cầu.
Giá vàng trong nước vẫn duy trì khoảng cách lớn so với giá thế giới, một phần do nhu cầu trong nước đang rất cao. Mặc dù giá vàng trong nước đã hạ nhiệt từ mức đỉnh 90 triệu đồng/lượng hồi cuối tháng 10, nhưng nhiều người vẫn đổ xô đi mua vàng, dẫn đến tình trạng khan hiếm tại các tiệm vàng lớn. Chính sách bán hàng bị giới hạn tại các cửa hàng càng làm gia tăng sức nóng, khiến người dân phải chờ đợi và xếp hàng dài để mua vàng.
Trong bối cảnh này, xu hướng dài hạn của giá vàng vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diễn biến chính trị, chính sách lãi suất từ FED và tình hình kinh tế toàn cầu. Các chuyên gia nhận định, bất kỳ biến động nào về lãi suất hoặc tình hình căng thẳng tại Trung Đông cũng có thể gây ra các đợt biến động mạnh mẽ, đẩy giá vàng lên cao hơn trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ máy cồng kềnh sẽ kìm hãm sự phát triển
Sáng 31/10, phát biểu tại Tổ 12 (gồm các Đoàn Đại biểu Quốc hội: Bắc Kạn, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình) về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng bộ máy nhà nước bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
|
Việt Nam - Qatar: Thúc đẩy hợp tác, mở rộng đầu tư kinh doanh về khí LNG
Chiều 31/10, tại Thủ đô Doha, trong chương trình thăm chính thức Nhà nước Qatar, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Quốc Vụ khanh phụ trách các vấn đề năng lượng Qatar, kiêm Giám đốc Điều hành Công ty QatarEnergy.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Quốc Vụ khanh phụ trách các vấn đề năng lượng Qatar, kiêm Giám đốc Điều hành Công ty QatarEnergy. |
QatarEnergy là công ty dầu khí nhà nước của Qatar, chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động dầu khí trong nước, là một trong những nhà sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng hàng đầu thế giới.
Tại cuộc tiếp, Thủ tướng đề nghị Qatar hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, tăng cường và duy trì đều đặn cung ứng các sản phẩm năng lượng như dầu thô, khí đốt, hóa chất nhất là LNG để phục vụ bảo đảm cung ứng điện.
Từ nay đến 2030, Việt Nam cần thêm từc 35.000 - 40.000 MW công suất điện khí, điện gió…Do đó, Thủ tướng đề nghị Quốc vụ khanh chỉ đạo và Công ty QatarEnergy tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hợp tác dầu khí, năng lượng để giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự chủ trong lĩnh vực sản xuất điện khí.
Chia sẻ về những định hướng, kế hoạch đầu tư, mở rộng đầu tư kinh doanh về LNG, Quốc vụ khanh cho biết, Qatar thường xây dựng các hợp đồng kinh doanh dài với các quốc gia. Qatar đang hợp tác phát triển khí LNG với nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan, Nhật Bản… vì vậy Qatar có nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ Việt Nam xây dựng triển khai các dự án điện khí.
Bên cạnh thế mạnh về khí LNG, Qatar còn là quốc gia đi đầu thế giới trong sản xuất phân bón ure… do vậy, ông ủng hộ việc đàm phán, ký kết văn kiện hợp tác với phía Việt Nam về năng lượng, khí đốt, đồng thời đề xuất đàm phán thỏa thuận về sản xuất, cung ứng phân đạm ure.
Về các dự án năng lượng mới, Công ty sẵn sàng kết nối các doanh nghiệp hợp tác, đầu tư với các đối tác Việt Nam. Quốc vụ Khanh mong chờ Luật Điện lực sớm được Quốc hội thông qua trong thời gian tới để làm nền tảng cho hai bên đi vào các thỏa thuận hợp tác cụ thể.
Cảm ơn những chia sẻ từ Quốc vụ khanh, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang sửa đổi Luật Điện lực, các quy định liên quan theo hướng giảm can thiệp hành chính, tăng sự chủ động và quyền tự quyết của doanh nghiệp để tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động hợp tác đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài.
Trao đổi về các dự án hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp Qatar, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Công Thương luôn ủng hộ các hoạt động hợp tác đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với các đối tác. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo nguồn khí cho các nhà máy sản xuất điện, từ đó đảm bảo nguồn điện cung ứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và phục vụ sự phát triển của nền kinh tế.